Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 47 - 51)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiêm cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý và địa hình

Tỉnh Phú Thọ nằm ở vị trí giữa 210

- 220 vĩ Bắc và 1050 kinh Đông, là cửa ngõ của miền Tây Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang; ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây Đông Bắc. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Việt Trì, cách Thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách cửa khẩu Lào Cai, Thanh Thuỷ (Hà Giang) hơn 200 km, cách cảng Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200km.

Theo các tài liệu địa chất, thủy văn, Phú Thọ là tỉnh miền núi nên có đặc điểm địa hình chia cắt tƣơng đối mạnh do nằm cuối dãy Hoàn Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, địa hình thấp dần từ tây sang đông, thuộc vùng đất cổ trong phức hệ sông Hồng, có độ cao so với mặt nƣớc biển ở mức 9,7- 15 m. Với địa hình bị chia cắt, Phú Thọ đƣợc chia thành ba địa hình chủ yếu:

- Địa hình núi cao phía tây và phía nam: phân bổ chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, phía tây Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa. Khu vực này tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lƣu song ở vùng này có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại.

- Địa hình núi thấp và gò đồi bát úp xen kẽ đồng ruộng: phân bổ chủ yếu ở Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh và một phần Tam nông, Thanh Thủy. Vùng này phù hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn

ngày và dài ngày, cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả.

- Địa hình đồng bằng: phân bổ chủ yếu ở Lâm Thao, ven sông Hồng (thuộc Cẩm Khê, Tam Nông, Việt Trì), ven sông Lô (thuộc Phù Ninh), ven sông Đà (thuộc Thanh Thủy), ở đây có những cánh đồng lúa lớn của tỉnh.

Có thể nói, toàn bộ diện tích đất đai của Phú Thọ là gò đồi. Tính chất địa hình và cấu tạo địa chất đã tạo cho Phú Thọ có khá nhiều khoáng sản phân bố hầu hết các huyện, nhƣng tập trung ở các huyện hữu ngạn sông Hồng. Các khoáng sản đã đƣợc phát hiện ở Phú Thọ là sắt, than đá, vàng, mica, cao lanh, đá chì, perit, quắczit, phenpat...

Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ có nhiều thay đổi. Thời kỳ Hùng Vƣơng, địa bàn Phú Thọ nằm trong bộ Văn Lang, là trung tâm của nƣớc Văn Lang. Thời Thục An Dƣơng Vƣơng với nhà nƣớc Âu Lạc, Phú Thọ nằm trong huyện Mê Linh. Dƣới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trƣớc Công nguyên đến đầu thế kỷ thứ X), Phú Thọ nằm trong địa bàn quận Mê Linh, Tân Xƣơng, Phong Châu. Thời phong kiến độc lập Phú Thọ nằm trong lộ Tam Giang. Đầu triều Nguyễn, Phú Thọ nằm trong hai tỉnh Hƣng Hóa và Sơn Tây. Thời Pháp thuộc, Phú Thọ nằm trong tỉnh Hƣng Hóa. Năm 1903, Toàn quyền Đông Dƣơng đổi tên tỉnh Hƣng Hoá thành tỉnh Phú Thọ. Mặc dù có nhiều thay đổi địa giới hành chính, song tên gọi tỉnh Phú Thọ vẫn đƣợc duy trì đến hết năm 1967. Tháng 01 năm 1968, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ra nghị quyết số 504, quyết định hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 26/11/1996, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 đã thông qua nghị quyết về việc tách tỉnh Vĩnh Phú để tái lập lại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997.

Phú Thọ ngày nay là một tỉnh trung du, miền núi có diện tích tự nhiên là 3.533,4 km2. Toàn tỉnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Thành phố

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. Số đơn vị hành chính cấp xã là 277 đơn vị, trong đó số xã của toàn tỉnh là 252 đơn vị với 2865 thôn, bản, khu dân cƣ. Tại 43 xã miền núi cao, các thôn bản cách nhau bình quân từ 2 đến 4 km, một số thôn, bản cách nhau tới 7 đến 10 km. Tại 166 xã vùng trung du miền núi, trung bình mỗi xã có từ 7 đến 10 thôn, mỗi thôn có từ 3 đến 5 điểm dân cƣ, các xã cách nhau từ 1 đến 2 km. Tại 41 xã đồng bằng có 429 thôn, bình quân mỗi xã có từ 3 đến 5 làng, mỗi làng có từ 2 đến 4 xóm

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu và thủy văn

Khí hậu: Tỉnh Phú Thọ mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng trung du, miền núi phía bắc: khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều.

Mô ̣t năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa nóng ẩm và mùa khô hanh . Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Giƣ̃a 2 mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hâ ̣u vào cuối mùa nóng ẩm và đầu mùa kh ô hanh ta ̣o ra 1 nền khí hâ ̣u 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.

Nhiê ̣t đô ̣ không khí trung bình năm 230

C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 270

C. Nhiệt đô ̣ tối cao tuyê ̣t đối có thể lên tới 410

C vào mùa Ha ̣ . Nhiê ̣t đô ̣ tối thấp tuyê ̣t đối có thể xuống tới 2,70

C vào mùa Đông nhƣng ít khi xảy ra, mùa lạnh nhiệt độ trung bình từ 10-170

C.

Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1.700mm. Mƣa tâ ̣p trung vào mùa nóng ẩm. Nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Mƣa lớn và tâ ̣p trung, làm thiệt hại đáng kể đến mùa màng của nhân dân . Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1500 giờ . Bình quân số giờ nắng/ngày trong năm khoảng 4,5 giờ.

Hƣớng gió chủ yếu là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc . Gió mùa Đông Nam (vào mùa nóng ẩm ) mang theo nhiều hơi nƣớc tƣ̀ biển vào gây nên nhƣ̃ng trâ ̣n mƣa rào , đôi khi ảnh hƣởng của gió bão kèm theo mƣa

lớn gây thiê ̣t ha ̣i cho sản xuất và đời sống . Gió mùa Đông Bắc (vào mùa khô hanh) thƣờ ng gây ra la ̣nh, hanh khô, mƣa phùn, đôi khi có sƣơng mù , sƣơng giá trong tháng 12 và tháng 1, song ít gây thiê ̣t ha ̣i cho sản xuất.

Các đặc điểm thời tiết , khí hậu trên, tuy có gây ra nhƣ̃ng khó khan nhất đi ̣nh cho sản xuất và đời sống, nhƣng cũng chính nhƣ̃ng đă ̣c điểm khí hâ ̣u này lại cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng : Nông sản Nhiê ̣t đới , Câ ̣n Nhiê ̣t đới có thể sản xuất vào mùa Ha ̣ , nông sản Á nhiê ̣t đới có thể sản xuất vào mùa Xuân , mùa Thu, nông sản Ôn đới có thể sản xuất vào mùa Đông, mùa Xuân.

Thủy văn: Phú Thọ nằm ở trung lƣu của hệ thống sông Hồng, tiếp nhận

nguồn nƣớc của 3 sông lớn: sông Lô, sông Thao, sông Đà ngoài ra còn có các sông nhỏ, ngòi lớn nhƣ: sông Bứa, ngòi Lao, ngòi Giành, ngòi Me chảy ra sông Thao: sông Chảy chảy ra sông Lô, ngòi Lạt chảy ra sông Đà...Nhìn chung các sông trên địa bàn tỉnh Phú thọ có đặc điểm nhƣ sau:

- Sông Thao: Có lƣu vực từ nơi bắt nguồn đến Việt Trì khoảng 55.605 km2, riêng phần Việt Nam là: 11.173 km, chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Hậu Bổng (Hạ Hoà) đến Bến Gót (Việt Trì) khoảng 110 km, chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Lƣu lƣợng lũ lớn nhất trên 30.000 m3/sek.

- Sông Lô: Lƣu vực sông từ nơi bắt nguồn đến Việt Trì khoảng 25.000km2, chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Chi Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót (Việt Trì) khoảng 67 km cũng chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam gần nhƣ song song với sông Thao. Tuy bắt nguồn và chảy qua các tâm mƣa của vùng Việt Bắc, song các chi lƣu và suối ngòi đổ vào không cùng chế độ thuỷ văn nên ít xảy ra lũ trùng hợp, dữ dội. Lƣu lƣợng lũ lớn nhất xấp xỉ 9.000 m3/sec.

- Sông Đà: Có lƣu vực khoảng 50.000 km2, chảy qua Phú Thọ từ Tinh Nhuệ (Thanh Sơn) đến Hồng Đà (Tam Nông), khoảng 41,5 km theo hƣớng Bắc Nam. Đây là con sông chảy qua các tâm mƣa dữ dội nhất của vùng núi

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

cao hiểm trở Tây Bắc nên có lƣu lƣợng lũ khoảng lớn hơn 18.000 m3/giây, lƣợng lũ chiếm tới 49% tổng lƣợng lũ sông Hồng và là nguyên nhân gây lũ lụt nhiều nhất.

- Hệ thống sông ngòi nội địa: Ngoài 2 chi lƣu lớn là sông Chảy và sông Bứa đổ vào 3 sông lớn còn có rất nhiều suối ngòi với mật độ dầy đặc, góp phần tạo nên lƣợng dòng chảy lớn của hệ thống sông Hồng.

Với hê ̣ thống sông, kênh mƣơng đa dạng và dày đă ̣c, tỉnh Phú Thọ có tài nguyên nƣớc khá phong phú , dồi dào thuâ ̣n lợi cho sản xuất nông nghiê ̣p , và phục vụ sinh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 47 - 51)