4. Kết cấu của luận văn
1.2. Thực tiễn phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên thế giới và
và Việt Nam
1.2.1.Phát triể n bề n vữ ng làng nghề truyề n thố ng ở
mộ t số nư ớ c trên thế giớ i
1.2.1.1. Phát triển làng nghề truyền thống ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, tuy công nghiệp hóa diễn ra nhanh và phát triển mạnh, song làng nghề vẫn tồn tại, các nghề thủ công vẫn không ngừng phát triển. Họ không những chỉ duy trì và phát triển các ngành nghề cổ truyền mà còn mở ra một số nghề mới. Đồng thời, Nhật Bản cũng rất chú trọng đến việc hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ ở nông thôn để làm vệ tinh cho những doanh nghiệp lớn ở đô thị.
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của Nhật Bản bao gồm: chế biến lƣơng thực, thực phẩm, nghề đan lát, nghề dệt chiếu, nghề thủ công mỹ nghệ, nghề dệt lụa, nghề rèn nông cụ … Đầu thế kỷ thứ XXI, Nhật Bản hiện còn 887 nghề thủ công cổ truyền hoạt động. Đã có hơn ngàn lƣợt ngƣời của 62 nƣớc trong đó có Trung Quốc, Malaysia, Anh, Pháp tới thăm làng nghề của Nhật Bản.
Trong các ngành nghề nổi lên có nghề rèn là nghề thủ công cổ truyền phát triển ở nhiều làng nghề và thị trấn của Nhật. Thị trấn Takeo tỉnh GiFu là một trong những địa phƣơng có nhiều nghề cổ truyền từ 700 đến 800 năm, đến nay vẫn tiếp tục hoạt động, hiện nay cả thị trấn có khoảng 230 hộ gia đình với 1.080 lao động là thợ thủ công chuyên nghiệp, hằng năm sản xuất ra 9 -10 triệu nông cụ các loại, với chất lƣợng cao, mẫu mã đẹp. Điều đáng chú ý là công nghệ chế tạo nông cụ của Nhật từ thủ công dần dần đƣợc hiện đại hóa với các máy gia công tiến bộ và kỹ thuật tiên tiến. Thị trấn Takeo có trung
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
tâm nghiên cứu mẫu mã và chất lƣợng công cụ với đầy đủ thiết bị đo lƣờng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc gia. Mặc dù, hiện nay Nhật Bản đã trang bị đầy đủ máy móc nông nghiệp và đạt trình độ cơ giới hoá các khâu canh tác tới 95%, nhƣng nghề sản xuất nông cụ cũng không giảm sút nhiều. Nông cụ của Nhật Bản với chất lƣợng tốt, mẫu mã đẹp, không chỉ tiêu thụ ở trong nƣớc mà còn xuất khẩu ra nƣớc ngoài.
Vào những năm 1970 ở tỉnh Oita (miền Tây Nam Nhật Bản) đã có phong trào “Mỗi thôn làng một sản phẩm” nhằm phát triển ngành nghề cổ truyền trong nông thôn, do đích thân ông Tỉnh trƣởng phát động và tổ chức. Kết quả cho thấy, ngay những năm đầu tiên họ đã sản xuất đƣợc 143 loại sản phẩm, thu đƣợc 1,2 tỷ USD trong đó 378 triệu USD thu đƣợc từ bán rƣợu đặc sản Sakê của địa phƣơng, 114 triệu USD thu từ bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Phong trào phát triển ngành nghề cổ truyền “Mỗi thôn làng một sản phẩm” đã nhanh chóng lan rộng ra khắp nƣớc Nhật.
Đi đôi với việc phát triển ngành nghề cổ truyền Nhật Bản còn nghiên cứu các chủ trƣơng chính sách, ban hành các luật lệ, thành lập các viện nghiên cứu, viện kỹ thuật và thành lập nhiều văn phòng cố vấn khác. Nhờ đó, các hoạt động phi nông nghiệp đƣợc phát triển mạnh mẽ; thu nhập ngoài nông nghiệp chiếm 85% tổng thu nhập của hộ. Năm 1993 nghề thủ công và làng nghề đã đạt giá trị sản lƣợng tới 8,1 tỷ USD.
Từ thành công của quận Oita, sau 5 năm phát động cả nƣớc Nhật đã có 20 quận hƣởng ứng với các dự án tƣơng tự nhƣ “sản phẩm của làng”, “chƣơng trình phát triển thành phố quê hƣơng”, “chƣơng trình làm sống lại địa phƣơng”.... Tinh thần của phong trào này còn hấp dẫn nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới
1.2.1.2. Phát triển làng nghề truyền thống ở Indonexia
mẽ và sự phát triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề. Nhiều chủ trƣơng chính sách đƣợc ban hành, bên cạnh đó chính phủ còn tổ chức ra: “Hội đồng thủ công nghiệp quốc gia” nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của ngành này. Nhiều việc làm thiết thực đã đƣợc thực hiện: tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu mã, thƣờng xuyên tổ chức các cuộc triển lãm hàng tiểu thủ công nghiệp, các “Trung tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp” cũng đƣợc lập ra nhằm quản lý, hỗ trợ ngành này. Kế hoạch phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp đƣợc lồng ghép với các chƣơng trình phát triển nông thôn khác. Trong năm 1994 chính phủ đã cung cấp vốn cho việc khôi phục một số làng nghề truyền thống tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho khu vực nông thôn. Chƣơng trình này không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội, gìn giữ, bảo vệ văn hoá truyền thống của dân tộc, của nhân dân Indônêxia.
1.2.1.3 Phát triển làng nghề truyền thống ở Hàn Quốc
Sau chiến tranh kết thúc Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đến công nghiệp nông thôn, trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống. Đây là một chiến lƣợc quan trọng để phát triển nông thôn. Các mặt hàng đƣợc tập trung sản xuất là: hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch và xuất khẩu, đồng thời tập trung chế biến lƣơng thực, thực phẩm theo công nghệ cổ truyền.
Chƣơng trình phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn tạo thêm việc làm cho nông dân bắt đầu từ 1967; Chƣơng trình này tập trung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản và nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phƣơng, sản xuất quy mô nhỏ, khoảng 10 hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp tác đƣợc ngân hàng cung cấp vốn tín dụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển ngành nghề thủ công truyền thống cũng đƣợc triển khai rộng khắp từ những năm 1970 đến 1980, đã xuất hiện 908 xƣởng thủ công dân tộc chiếm 2,9% các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 23.000 lao động, hoạt động
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
theo hình thức sản xuất tại gia là chính. Đây là loại hình nông thôn với 79,4% dựa vào các hộ gia đình riêng biệt, sử dụng nguyên vật liệu địa phƣơng và bí quyết truyền thống. Để phát triển công nghiệp thủ công truyền thống Chính phủ đã thành lập 95 hãng thƣơng mại về những mặt hàng này. Tƣơng lai của các nghề thủ công truyền thống còn đầy hứa hẹn do nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm dân gian bắt đầu tăng. Qua đây có thể đánh giá đƣợc hiệu quả lao động của chƣơng trình làng nghề thủ công truyền thống là rất thiết thực .
1.2.2. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển bền vững làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
Theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tƣớng chính phủ Phê duyệt chiến lƣợc phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Những nội dung phát triển bền vững làng nghề truyền thống đƣợc trình bày nhƣ sau:
1.2.2.1. Về kinh tế
Duy trì kinh tế tăng trƣởng bền vững, từng bƣớc thực hiện tăng trƣởng xanh, phát triển năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo.
Phát triển bền vững công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ thiết bị đảm bảo nguyên tắc thân thiện với môi trƣờng,; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”.
Đẩy mạnh áp dụng sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lƣợng, nƣớc, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng, sức khỏe con ngƣời, đảm bảo phát triển bền vững.
1.2.2.2. Về xã hội
Đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hƣớng bền vững, tạo việc làm bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
nghề, tạo việc làm bền vững. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm đối với các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo tại các vùng nông thôn.
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hƣởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội; có chính sách phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm bớt sự gia tăng chênh lệch về mức sống của các vùng, các nhóm xã hội.
Phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc.
Phát triển bền vững các làng nghề, xây dựng nông thôn mới, có sự phân bố hợp lý giữa dân cƣ và lao động.
1.2.2.3. Về môi trường
- Chống thoái hóa, sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất. Tại các làng nghề cần quy hoạch những khu vực riêng để phục vụ sản xuất, đảm bảo khoang vùng và giảm thiểu tác hại trong quá trình sản xuất đến môi trƣờng.
- Bảo vệ môi trƣờng nƣớc và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nƣớc. Tăng cƣờng xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải, không xả thải trực tiếp ra môi trƣờng.
- Giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn tại các làng nghề. Cần xây dựng hệ thống che chắn, giảm tiếng ồn trong quá trình sản xuất.
1.2.3. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Qua nghiên cứu các cơ sở lý thuyết phát triển các làng nghề truyền thống của các nƣớc chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, phát triển làng truyền thống phải gắn với quá trình công nghiệp
hoá nông thôn. Kết hợp thủ công với kỹ thuật cơ khí hiện đại, tùy điều kiện cơ sở vật chất của mỗi nƣớc mà áp dụng công nghệ cổ truyền hay công nghệ hiện đại. Quy hoạch bố trí các cơ sở sản xuất gần vùng nguyên liệu và tập trung
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
quản lý những làng nghề truyền thống để tiện cho việc phát triển sản xuất, giao lƣu hàng hoá.
Hai là, đào tạo và bồi dƣỡng lao động của làng nghề truyền thống. Có
chính sách tuyên dƣơng, trao bằng khen cho các nghệ nhân từ nhà nƣớc đến các địa phƣơng. Đồng thời phải có sự quan tâm đào tạo thế hệ lao động trẻ cho làng nghề.
Ba là, có chính sách hỗ trợ về tài chính cho làng nghề truyền thống. Sự
hỗ trợ về tài chính, tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng. Các chƣơng trình hỗ trợ tài chính, vốn của Nhà nƣớc đƣợc thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất cho ngân hàng hoặc bù giá đầu ra cho ngƣời sản xuất. Thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ này mà các làng nghề lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hƣớng sản xuất. Nhà nƣớc tạo điều kiện cho ngành nghề thủ công truyền thống đổi mới công nghệ mẫu mã, nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
Bốn là, để sản phẩm có tính nghệ thuật cao đƣợc ngƣời tiêu dùng chú ý
cần tời việc tạo ra những mẫu mã sản phẩm có tính thẩm mỹ cao qua việc đào tạo các nhà thiết kế bài bản. Liên kết giữa các cơ sở đào tạo ngành mỹ thuật với nghề sản xuất truyền thống.
Năm là, hỗ trợ khoa học công nghệ, thành lập các trung tâm nghiên cứu
về mẫu mã, kỹ thuật sản xuất. Kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống. Đƣa công nghệ vào nghiên cứu thay thế và đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, thay thế nguyên liệu tự nhiên bằng nguyên liệu khác.
1.2.4 Phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở nước ta
1.2.4.1. Làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ
Nghề dát vàng quỳ là nghề thủ công truyền thống của Việt Nam, đó là chế biến vàng, bạc dát thành lá mỏng bằng phƣơng pháp sản xuất thủ công lâu đời, độc đáo. Đến nay, ở Việt Nam chỉ có làng Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, huyện
Gia Lâm, Hà Nội) có bề dày hành nghề làm vàng, bạc quỳ hơn 400 năm qua với tổ nghề là danh nhân Nguyễn Quý Trị.
Vàng mƣời, bạc thật đƣợc dát mỏng nhƣ tờ giấy (gọi là đập diệp), cắt thành từng miếng vuông nhỏ 1cm2. Với bàn tay điêu luyện của ngƣời thợ, 1 chỉ vàng có thể đập mỏng thành 980 lá, diện tích hơn 1m2
.
Hiện làng nghề Kiêu Kỵ đang cung cấp vàng quỳ cho nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu sang Đài Loan, Hồng Kông và một số nƣớc Đông Nam Á.
1.2.4.2. Làng gốm Bát Tràng
Bát Tràng là một làng cổ nằm bên sông Hồng đã có đến 500 năm tuổi. Từ xƣa, dân Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ. Đất sét để làm đồ gốm, ngƣời Bát Tràng phải mua từ làng Cổ Điển bên Vĩnh Phú, hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh. Hàng gốm Bát Tràng thời kỳ đầu là đồ gốm trắng, mãi sau mới chuyển sang làm đồ đàn.
Ngoài bát đĩa, ấm chén thông dụng, Bát Tràng còn làm nhiều hàng khác, nhƣ các đồ thờ tự và các đồ cho trang trí nội, ngoại thất: lộc bình, lƣ, đỉnh, đèn thờ, các bộ tƣợng tam đa, tam thánh, chậu hoa, con giống, gạch trang trí cao cấp... Hàng Bát Tràng từ xa xƣa đã nổi tiếng về chất men phủ, phổ biến là men màu búp dong, loại men này sắc độ trắng hơi ngả xanh hoặc xám, trong và sâu. Đặc biệt là Bát Tràng đã có men lý, men nho, men này màu gần nhƣ màu ngọc thạch, nên đƣợc gọi là men ngọc.
1.2.4.3. Làng nghề ở tỉnh Phú Thọ
Tính đến hết tháng 6 năm 2015, tỉnh Phú Thọ có 66 làng nghề trong tổng số 03 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề truyền thống theo đúng tiêu chí công nhận của UBND tỉnh Phú Thọ. Trong đó có 02 làng làm nón và 01 làng sản xuất đồ mộc.
Trong những năm qua các làng nghề đã và đang tiếp tục có những bƣớc phát triển tốt, chuyển dịch dần theo hƣớng cụm, vùng làng nghề; xây dựng làng nghề gắn với du lịch; chú trọng đào tạo nghề; xây dựng trung tâm thƣơng mại và hình thành các doanh nghiệp thƣơng mại tại các làng nghề.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1.2.5. Mộ t số bài họ c rút ra từ sự phát triể n làng nghề
truyề n thố ng củ a mộ t số tỉ nh
Các cơ quan nhà nƣớc phải quan tâm, chỉ đạo và ban hành các chủ trƣơng, chính sách thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng để khai thác tốt các nguồn lực.
Chú trọng công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động, khuyến khích tƣ nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân. Ƣu tiên sử dụng quỹ khuyến công cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, nhất là chƣơng trình nhân cấy nghề mới. Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong trào phát triển nghề. Lựa chọn phát triển những ngành nghề phù hợp với điều kiện của địa phƣơng để phát triển.
Phải xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề và tổ chức tốt công tác triển khai thực hiện quy hoạch.
Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong các làng nghề đối với thế chấp không đủ điều kiện theo yêu cầu của các ngân hàng. Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ƣơng và các tổ chức nƣớc ngoài, huy động nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nƣớc hỗ trợ các chƣơng trình, dự án phát triển làng nghề.
Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề đổi mới thiết bị công nghệ, kết hợp cổ truyền với hiện đại.
Thành lập và tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghề nghiệp theo nhóm sản phẩm, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với nhau, giữa ngƣời sản xuất, cung ứng nguyên liệu với những ngƣời chế biến, tiêu thụ để thống nhất định hƣớng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh cạnh