Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn
4.1. Quan điểm phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
4.1.1. Quy hoạch làng nghề truyền thống là một bộ phận phát triển bền vững kinh tế nông thôn vững kinh tế nông thôn
Lịch sử phát triển nền văn hóa Việt Nam gắn liền với kinh tế nông nghiệp với đặc trƣng sự tồn tại của các LNTT. LNTT là cầu nối giữa nông nghiệp với công nghiệp tại nông thôn. Vì vậy, quy hoạch phát triển bền vững làng nghề truyền thống phải đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, theo hƣớng phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Quy hoạch phát triển bền vững LNTT gắn với công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa vùng miền. Các điểm di tích, cảnh quan đƣợc khôi phục, phục hồi lễ hội, phục hồi các nghề thủ công, đƣa LNTT thành các điểm du lịch.
Quy hoạch phát triển bền vững LNTT phải nhằm mục tiêu rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, hình thành nông thôn mới. Bởi vì: Sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất thủ công kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ tạo ra nhiều việc làm, qua đó đã giải quyết đƣợc các vấn đề kinh tế đồng thời còn giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội gây bức xúc ở nông thôn hiện nay. Thúc đẩy nhanh sự biến đổi mạnh mẽ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, cơ cấu lao động. Thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung sản xuất, tạo ra sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ. Liên kết với công nghiệp đô thị, doanh nghiệp thành phố để xuất khẩu các sản phẩm. Sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất với nhau, với các doanh nghiệp cho phép sử dụng hiệu quả các tiềm năng tại nông thôn. Thu nhập ngƣời dân đƣợc cải thiện, kinh tế phát triển, gia tăng quỹ phúc lợi, giảm tệ nạn xã hội. Cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ,
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ngƣời dân có điều kiện nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần.
4.1.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách để phục hồi, phát triển nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới thống, nhân cấy nghề mới
Các cấp chính quyền của tỉnh Phú Thọ cần rà soát, đánh giá những văn bản, chính sách đã ban hành, có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Các chính sách về phát triển bền vững phải đồng bộ với công tác quy hoạch. Trong đó cần chú ý các chính sách sau: chính sách về vốn; Chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng; Chính sách về đất đai; Các ƣu đãi về thuế …
Hoàn thiện hệ thống chính sách về làng nghề nhằm mục tiêu khuyến khích sự phát triển của nghề truyền thống. Từng địa phƣơng phải căn cứ vào thực tế tại địa phƣơng để có định hƣớng phát triển đúng đắn. Ví dụ nhƣ nghề làm nón lá đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ những sản phẩm thay thế, tuy nhiên việc giữ và duy trì các nghề này phải do chính nhân dân và chính quyền địa phƣơng quyết tâm, nỗ lực tìm hiểu nhu cầu của thị trƣờng. Vai trò của các cấp chính quyền thể hiện ở việc hỗ trợ vốn, đãi ngộ với các nghệ nhân, giới thiệu sản phẩm của làng nghề với các đối tác nƣớc ngoài và tạo điều kiện cho sản phẩm tham gia các hội chợ trong nƣớc.
Bên cạnh đó, cần có chính sách hƣớng dẫn xây dựng phát triển một số ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ cho sản phẩm thủ công nhƣ: keo dán, chất tẩy rửa, sản xuất bao bì … giảm nhập khẩu các phụ liệu để hỗ trợ phát triển nghề truyền thống.
4.1.3. Phát triển công nghệ trong làng nghề truyền thống
Lao động trong LNTT chủ yếu là lao động thủ công, thông qua sự sáng tạo của các nghệ nhân, của những ngƣời thợ để làm ra sản phẩm. Điều này khác hẳn với những sản phẩm công nghiệp đƣợc sản xuất theo dây truyền hiện đại. Mỗi sản phẩm của nghề đƣợc coi là một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng phong cách riêng, nét sáng tạo của ngƣời làm ra chúng. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa phải đảm bảo có giá trị sử dụng nhƣng cũng phải có
tính nghệ thuật cao. Do đó chúng phải đƣợc kết hợp giữa kỹ thuật thủ công truyền thống với các kỹ năng cá nhân tinh xảo.
Vì vậy, quan điểm này cần đƣợc thực hiện theo nguyên tắc kết hợp kỹ thuật hiện đại theo từng công đoạn với bảo tồn kỹ xảo thủ công đảm bảo tính độc đáo của sản phẩm.
Đối với sản phẩm nón lá thì đôi bàn tay khéo léo của ngƣời nghệ nhân sẽ quyết định tất cả, công nghệ, máy móc không thể thay thế đƣợc. Tuy nhiên, đối với LNTT mộc Dƣ Ba việc áp dụng công nghệ vào sản xuất là hoàn toàn khả thi. Các khâu xử lý gỗ, phủ sơn, đánh bóng sản phẩm hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ để tăng năng suất mà vẫn đảm bảo chất lƣợng. Có thể đầu tƣ các lò sấy gỗ với công nghệ hiện đại để xử lý sấy khô gỗ trƣớc khi chế biến đảm bảo chất lƣợng sản phẩm không bị thay đổi do ngót gỗ gây nên