4. Kết cấu của luận văn
1.2. Thực tiễn phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên thế giới và
1.2.3. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Qua nghiên cứu các cơ sở lý thuyết phát triển các làng nghề truyền thống của các nƣớc chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, phát triển làng truyền thống phải gắn với quá trình công nghiệp
hoá nông thôn. Kết hợp thủ công với kỹ thuật cơ khí hiện đại, tùy điều kiện cơ sở vật chất của mỗi nƣớc mà áp dụng công nghệ cổ truyền hay công nghệ hiện đại. Quy hoạch bố trí các cơ sở sản xuất gần vùng nguyên liệu và tập trung
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
quản lý những làng nghề truyền thống để tiện cho việc phát triển sản xuất, giao lƣu hàng hoá.
Hai là, đào tạo và bồi dƣỡng lao động của làng nghề truyền thống. Có
chính sách tuyên dƣơng, trao bằng khen cho các nghệ nhân từ nhà nƣớc đến các địa phƣơng. Đồng thời phải có sự quan tâm đào tạo thế hệ lao động trẻ cho làng nghề.
Ba là, có chính sách hỗ trợ về tài chính cho làng nghề truyền thống. Sự
hỗ trợ về tài chính, tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng. Các chƣơng trình hỗ trợ tài chính, vốn của Nhà nƣớc đƣợc thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất cho ngân hàng hoặc bù giá đầu ra cho ngƣời sản xuất. Thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ này mà các làng nghề lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hƣớng sản xuất. Nhà nƣớc tạo điều kiện cho ngành nghề thủ công truyền thống đổi mới công nghệ mẫu mã, nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
Bốn là, để sản phẩm có tính nghệ thuật cao đƣợc ngƣời tiêu dùng chú ý
cần tời việc tạo ra những mẫu mã sản phẩm có tính thẩm mỹ cao qua việc đào tạo các nhà thiết kế bài bản. Liên kết giữa các cơ sở đào tạo ngành mỹ thuật với nghề sản xuất truyền thống.
Năm là, hỗ trợ khoa học công nghệ, thành lập các trung tâm nghiên cứu
về mẫu mã, kỹ thuật sản xuất. Kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống. Đƣa công nghệ vào nghiên cứu thay thế và đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, thay thế nguyên liệu tự nhiên bằng nguyên liệu khác.
1.2.4 Phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở nước ta
1.2.4.1. Làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ
Nghề dát vàng quỳ là nghề thủ công truyền thống của Việt Nam, đó là chế biến vàng, bạc dát thành lá mỏng bằng phƣơng pháp sản xuất thủ công lâu đời, độc đáo. Đến nay, ở Việt Nam chỉ có làng Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, huyện
Gia Lâm, Hà Nội) có bề dày hành nghề làm vàng, bạc quỳ hơn 400 năm qua với tổ nghề là danh nhân Nguyễn Quý Trị.
Vàng mƣời, bạc thật đƣợc dát mỏng nhƣ tờ giấy (gọi là đập diệp), cắt thành từng miếng vuông nhỏ 1cm2. Với bàn tay điêu luyện của ngƣời thợ, 1 chỉ vàng có thể đập mỏng thành 980 lá, diện tích hơn 1m2
.
Hiện làng nghề Kiêu Kỵ đang cung cấp vàng quỳ cho nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu sang Đài Loan, Hồng Kông và một số nƣớc Đông Nam Á.
1.2.4.2. Làng gốm Bát Tràng
Bát Tràng là một làng cổ nằm bên sông Hồng đã có đến 500 năm tuổi. Từ xƣa, dân Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ. Đất sét để làm đồ gốm, ngƣời Bát Tràng phải mua từ làng Cổ Điển bên Vĩnh Phú, hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh. Hàng gốm Bát Tràng thời kỳ đầu là đồ gốm trắng, mãi sau mới chuyển sang làm đồ đàn.
Ngoài bát đĩa, ấm chén thông dụng, Bát Tràng còn làm nhiều hàng khác, nhƣ các đồ thờ tự và các đồ cho trang trí nội, ngoại thất: lộc bình, lƣ, đỉnh, đèn thờ, các bộ tƣợng tam đa, tam thánh, chậu hoa, con giống, gạch trang trí cao cấp... Hàng Bát Tràng từ xa xƣa đã nổi tiếng về chất men phủ, phổ biến là men màu búp dong, loại men này sắc độ trắng hơi ngả xanh hoặc xám, trong và sâu. Đặc biệt là Bát Tràng đã có men lý, men nho, men này màu gần nhƣ màu ngọc thạch, nên đƣợc gọi là men ngọc.
1.2.4.3. Làng nghề ở tỉnh Phú Thọ
Tính đến hết tháng 6 năm 2015, tỉnh Phú Thọ có 66 làng nghề trong tổng số 03 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề truyền thống theo đúng tiêu chí công nhận của UBND tỉnh Phú Thọ. Trong đó có 02 làng làm nón và 01 làng sản xuất đồ mộc.
Trong những năm qua các làng nghề đã và đang tiếp tục có những bƣớc phát triển tốt, chuyển dịch dần theo hƣớng cụm, vùng làng nghề; xây dựng làng nghề gắn với du lịch; chú trọng đào tạo nghề; xây dựng trung tâm thƣơng mại và hình thành các doanh nghiệp thƣơng mại tại các làng nghề.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1.2.5. Mộ t số bài họ c rút ra từ sự phát triể n làng nghề
truyề n thố ng củ a mộ t số tỉ nh
Các cơ quan nhà nƣớc phải quan tâm, chỉ đạo và ban hành các chủ trƣơng, chính sách thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng để khai thác tốt các nguồn lực.
Chú trọng công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động, khuyến khích tƣ nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân. Ƣu tiên sử dụng quỹ khuyến công cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, nhất là chƣơng trình nhân cấy nghề mới. Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong trào phát triển nghề. Lựa chọn phát triển những ngành nghề phù hợp với điều kiện của địa phƣơng để phát triển.
Phải xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề và tổ chức tốt công tác triển khai thực hiện quy hoạch.
Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong các làng nghề đối với thế chấp không đủ điều kiện theo yêu cầu của các ngân hàng. Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ƣơng và các tổ chức nƣớc ngoài, huy động nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nƣớc hỗ trợ các chƣơng trình, dự án phát triển làng nghề.
Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề đổi mới thiết bị công nghệ, kết hợp cổ truyền với hiện đại.
Thành lập và tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghề nghiệp theo nhóm sản phẩm, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với nhau, giữa ngƣời sản xuất, cung ứng nguyên liệu với những ngƣời chế biến, tiêu thụ để thống nhất định hƣớng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh cạnh tranh không lành mạnh gây khủng hoảng thừa, thiếu, sốt giá.
Kết hợp phát triển du lịch với làng nghề.
Các cơ quan nhà nƣớc cần hỗ trợ, tƣ vấn cho các doanh nghiệp làng nghề, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, xin ƣu đãi đầu tƣ xúc tiến thƣơng mại, tìm
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết về phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nội dụng và tiêu chí đánh giá phát triển bền vững làng nghề truyền thống ?
Sản phẩm của các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh gồm những sản phẩm nào? Sản xuất tiêu thụ ra sao?
Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống thể nào? Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển bền vững LNTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gì?
Giải pháp để phát triển bền vững LNTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là gì?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ trong đó có 66 làng nghề thủ công, trong đó có 03 làng nghề đủ tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu vào 03 làng nghề truyền thống: Làng nghề mộc Dƣ Ba, xã Tuy Lộc huyện Cẩm Khê; Làng nghề nón lá Gia Thanh, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh và Làng nghề nón lá Sai Nga, xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê.
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.2.1.Thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài này gồm các loại tài liệu, thông tin do các nguồn khác nhau cung cấp đƣợc tổng hợp ở bảng 2.1 dƣới đây. Phƣơng pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp này bằng cách:
- Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập.
- Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin.
- Tiến hành thu thập bằng lắng nghe, ghi chép và sao chụp.
thông tin, sử dụng và trích dẫn đầy đủ.
Bảng 2.1: Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập
Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Các nghiên cứu gần đây có liên quan PTBV LNTT.
+ Các loại sách báo và bài giảng: Kinh tế phát triển, chính sách nông nghiệp, Marketing… + Các tài liệu từ Website.
+ Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu. + Internet. + Báo, tạp chí. + Thƣ viện tỉnh Phú Thọ + Nhà sách Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số liệu về tình hình chung của tỉnh Phú Thọ. Đặc biệt là PTLNTT trên địa bàn nghiên cứu tập trung vào các xã có LNTT.
+ Các tài liệu từ Website.
+ Báo cáo kết quả kinh tế xã hội của tỉnh, của xã trong các năm qua. + Các chính sách và đề án PTSX làng nghề của tỉnh Phú Thọ.
+ Internet
+Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phòng Thống kê, Phòng Tài chính, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng.
2.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài này bao gồm các thông tin căn bản của các cơ sở sản xuất nghề truyền thống, các loại sản phẩm, khối lƣợng, chi phí, giá bán, thị trƣờng, khách hàng, những khó khăn và kiến nghị của cơ sở sản xuất.
Đề tài tập trung nghiên cứu tại 90 hộ hộ đại diện cho 3 làng nghề. Mỗi làng nghề chọn 30 hộ hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh theo tiêu chí chuyên môn hóa: Hộ chuyên sản xuất ngành nghề và Hộ kiêm sản xuất.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Các dữ liệu này đƣợc thu thập từ cơ sở sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng điều tra, phỏng vấn các nghệ nhân, thợ giỏi, chủ hộ và những ngƣời có kinh nghiệm sản xuất. Số liệu mới còn đƣợc thu thập từ các thông tin, số liệu tổng hợp của địa phƣơng nghiên cứu.
Việc thu nhập số liệu mới tiến hành thông qua nội dung phiếu khảo sát các đối tƣợng bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ, chủ cơ sở, cán bộ địa phƣơng, ngƣời lao động tại các cơ sở, các hộ.
Mẫu phiếu điều tra đƣợc thiết kế phù hợp cho từng đối tƣợng đƣợc khảo sát. Sau khi tiến hành khảo sát thử thì các mẫu phiếu đƣợc bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế và mục tiêu cần đạt đƣợc sau đó tiến hành khảo sát thực tế.
* Nội dung mẫu phiếu điều tra gồm các phần:
- Các thông tin chung về chủ hộ, cơ sở; họ và tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, địa chỉ..
- Tình hình việc làm và thu nhập của hộ, cơ sở; số lao động của hộ, cơ sở, trong đó lao động nam, nữ (độ tuổi, trình độ văn hóa. Chuyên môn, tay nghề) lao động thƣờng xuyên, thời vụ, tình trạng việc làm của lao động hộ, cơ sở (đủ hay thiếu) các nguồn thu nhập của hộ, cơ sở, thu nhập từ ngành nghề TTCN của lao động làm nghề..
- Tình hình đầu tƣ của hộ, cơ sở; về cơ sở vật chất trang thiết bị, công cụ, về vốn, lao động và đào tạo hƣớng nghề cho lao động...
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm của hộ, cơ sở; địa chỉ tiêu thụ, tình trạng tiêu thụ sản phẩm, những thuận lợi, khó khăn, khả năng nắm bắt thị trƣờng...
- Các kiến nghị và nguyện vọng của hộ, cơ sở; kiến nghị với nhà nƣớc, kiến nghị với các cấp quản lý ở địa phƣơng (về chính sách thuế, vốn, tiêu thụ sản phẩm, về hỗ trợ đào tạo hƣớng dẫn nghề và các mặt khác), nguyện vọng cần đề đạt.
vấn trực tiếp nhằm thu thập những thông tin cần thiết khác ngoài các chỉ tiêu trong phiếu.
Bằng việc phỏng vấn trực tiếp các hộ, các cơ sở để thu thập số liệu. Số liệu thu thập đƣợc chúng tôi tiến hành phân loại, xử lý và tổng hợp để có đƣợc các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục
vụ cho đề tài nghiên cứu.
Xử lý thông tin sơ cấp: Tổng hợp, phân loại và so sánh. Công cụ xử lý số
liệu điều tra bằng phần mềm Excel.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên các chỉ tiêu phân tích nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân nhằm phân tích mức độ sản xuất kinh doanh sản phẩm của các làng nghề, kết quả hiệu quả, hiệu quả kinh tế trong các làng nghề, của từng nhóm hộ SXKD những khó khăn thuận lợi và các kiến nghị.
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Trong đề tài này tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh nhằm so sánh sự phát triển LNTT qua các năm giữa các xã, các nhóm hộ, giữa thực tế với kế hoạch và tiềm năng của huyện
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng phát triển LNTT
- Số lƣợng hộ đƣợc điều tra tại các làng nghề truyền thống * Cỡ mẫu đƣợc chọn theo công thức Slovin
n = N / (1+Ne2)
Trong đó: + n là cỡ mẫu,
+ N: tổng số làng nghề + E: Khả năng sai số
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Khối lƣợng sản phẩm chính từng loại sản xuất ra trong năm - Giá trị sản xuất sản phẩm LNTT
- Số lƣợng vốn đầu tƣ cho LNTT
- Giá trị TSCĐ cho SXKD sản phẩm LNTT - Số lƣợng LĐ SXKD sản phẩm LNTT - Diện tích đất cho sản xuất LNTT
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển bền vững LNTT
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về kinh tế
- Tăng trƣởng về số lƣợng SP : thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng.
- Tăng trƣởng về giá trị sản xuất , doanh thu và lợi nhuận : thể hiện hiệu quả của hoạt động SX sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tƣ vào làng nghề
- Đóng góp của LNTT vào tăng trƣởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu: thể hiện tầm quan trọng của LNTT đối với nền kinh tế.
- Hiệu quả sử dụng chi phí GO/IC, VA/IC
* Chỉ tiêu GO lấy doanh nghiệp làm đơn vị tính, thực chất của phƣơng pháp tính này là tổng cộng các giá trị sản xuất của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong luận văn này, giá trị GO đƣợc giới hạn trong toàn bộ các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất các sản phẩm tại làng nghề truyền thống đƣợc nghiên cứu.
GO=ΣQi*Pi, trong đó Qi là khối lƣợng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản phẩm thứ i.
* Chi phí trung gian (IC), còn đƣợc gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí cho một mô hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm: Chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao.