Đặc điểm về Kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 51 - 52)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiêm cứu

3.1.2. Đặc điểm về Kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 353.330,48 ha, theo kết quả điều tra thổ nhƣỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ đƣợc chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79% (diện tích điều tra). Đất thƣờng có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thƣờng sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dƣới 250

có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.

Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng đƣợc khoảng 54,8% tiềm năng đất nông – lâm nghiệp; đất chƣa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha.

Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tƣ và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đƣa hệ số sử dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị.

Dù là tỉnh trung du, miền núi nhƣng tỉnh Phú Thọ đang có những bƣớc chuyển mình tích cực trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nên đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh trong khi đất chƣa sử dụng có thể khai thác đƣa vào sản xuất không còn nhiều. Nhìn chung phần lớn diê ̣n tích đất của tỉnh đều sƣ̉ du ̣ng đúng mu ̣c đích nên đã mang la ̣i hiê ̣u quả kinh tế , xã hộ i cao . Môi trƣờng đất cơ bản không bi ̣ ô nhiễm nhiều.

3.1.2.2. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả nƣớc thì đƣợc xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên). Với diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu nhƣ bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy).

3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Phú Thọ không phải là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú cung cấp cho các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Một số loại có giá trị kinh tế nhƣ đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nƣớc khoáng. Cao lanh có tổng trữ lƣợng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lƣợng chƣa khai thác lên đến 21,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lƣợng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lƣợng chƣa khai thác còn khoảng 2,9 triệu tấn, nƣớc khoáng có tổng trữ lƣợng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lƣợng chƣa khai thác còn khoảng 45 triệu lít.

Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp nhƣ xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có lợi thế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)