Lao động và các hình thức tổ chức làng nghề truyền thống tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 60)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tổng quan chung về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh

3.2.4. Lao động và các hình thức tổ chức làng nghề truyền thống tỉnh Phú Thọ

Qua bảng dƣới chúng ta nhận thấy các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh có nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh gồm hộ gia đình, doanh nghiệp tƣ nhân và hợp tác xã. Trong đó số hộ gia đình là phổ biến nhất, đến năm 2015 có 432 hộ tham gia sản xuất trong các làng nghề truyền thốn, tốc độ tăng bình quân 4,7%/năm. Đây là mô hình sản xuất tồn tại từ lâu đời, mọi lao động già trẻ trong các làng nghề đều có thể đƣợc huy động vào các

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

công việc thích hợp. Chủ gia đình hoặc các lao động chính trong gia đình thƣờng là nghệ nhân, thợ giỏi hoặc là ngƣời có tay nghề khá đảm nhận việc chỉ đạo các công đoạn sản xuất, thực hiện các khâu công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, khó, phức tạp, tính thẩm mỹ cao và nghiệm thu đánh giá chất lƣợng sản phẩm. Trong sản xuất của lao động hộ gia đình ở các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh có hai dạng:

- Các thành viên trong gia đình làm toàn bộ các công đoạn từ mua nguyên, vật liệu đến pha chế, tạo mẫu và hoàn thiện sản phẩm. Trong sản xuất hộ gia đình chủ động bỏ vốn, thực hiện và hạch toán. Những hộ gia đình theo hình thức này thƣờng là những hộ làm nghề từ khá lâu, trong gia đình có nghệ nhân và thợ giỏi, tay nghề cao. Các thành viên trong gia đình làm hàng gia công tạo sản phẩm trung gian hay sản phẩm hoàn thiện cho một chủ đầu tƣ (là các công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân, các hợp tác xã trên địa bàn xã hoặc một chủ tƣ nhân khác ở ngoài địa phƣơng). Đây là hình thức chủ yếu trong sản xuất sản phẩm các hộ gia đình ở các làng nghề.

- Ngoài ra, có một số ít hộ gia đình có điều kiện phát triển mở rộng quy mô sản xuất, thuê mƣớn thêm lao đọng hoặc cho các gia đình khác làm gia công, sau đó giao sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu, cũng có thể gửi đi xuất khẩu trực tiếp theo hợp đồng riêng. Về lâu dài đa phần các gia đình này sẽ xin phép chuyển qua thành lập công ty TNHH.

Bảng 3.3: Lao động và các hình thức tổ chức làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Diễn giải Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ tăng BQ (%/năm) 1. Hình thức tổ chức - Số hộ làm nghề Hộ 394 415 432 4,7

ty TNHH

- Hợp tác xã HTX 3 3 3 0

2. Lao động nghề TT Ngƣời 1.490 1.520 1.695 6,7

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ

Những năm gần đây, một số ngƣời ở các làng nghề truyền thống có khả năng về vốn, kỹ thuật và tay nghề cao đã thành lập các doanh nghiệp tƣ nhân, các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất, dịch vụ cho đa số các hộ ở địa phƣơng. Bên cạnh sự phát triển của hình thức sản xuất hộ gia đình ở các làng nghề đã có các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhƣ: doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, ở các làng nghề những năm gần đây cũng vận động theo chiều hƣớng tăng lên. Từ năm 2013 số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH sản xuất, kinh doanh các mặt hang của làng nghề truyên thống đã tăng từ 57 doanh nghiệp lên đến 67 doanh nghiệp trong năm 2015.

Vậy qua đây chúng ta thấy, các làng nghề truyền thống trên địa bàn đang trên đƣờng tiếp tục phát triển, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đƣợc thành lập, số lao động cũng nhƣ các hộ trong làng cũng tăng lên từng năm. Điều này thể hiện sự phát triền một cách khá bền vững của các làng nghề truyền thống

3.2.5. Chương trình dự án hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống

Có thể nói các làng nghề phát triển đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhƣng việc tổ chức lại sản xuất theo quy mô tập trung, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực lại chƣa làm đƣợc mà mới chỉ dừng lại ở việc khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ ở mức có thể cho các làng nghề. Chính vì vậy, trong thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh tổ chức, quy hoạch lại các làng nghề vào các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp để đảm bảo phát triển theo quy

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

mô, sử dụng trên 10 tỷ ngân sách để đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển nghề… Trong năm 2015, Trung tâm khuyến công - Tƣ vấn và Tiết kiệm năng lƣợng tỉnh Phú Thọ phối hợp với Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ đã thực hiện đƣợc 05 lớp dạy nghề (35 học viên/ lớp), tổng số học viên đƣợc đào tạo 175 học viên. Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Khê, UBND huyện Phù Ninh đã triển khai mở 02 lớp tập huấn, đào tạo nghề tại 02 xã có làng nghề truyền thống của huyện, với số học viên 350 ngƣời, tổng kinh phí đào tạo là 68 triệu đồng. Thực hiện đề án dạy nghề tại các xã này bƣớc đầu đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần thực hiện việc triển khai xây dựng nông thôn mới.

Tháng 12 năm 2015, tỉnh Phú Thọ đã triển khai và hỗ trợ một số doanh nghiệp của LNTT tham gia hội chợ trong nƣớc tại: Trung tâm triển lãm Giảng Võ – Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; Tham gia hội thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ do Hiệp hội ngành nghề của tỉnh tổ. Đồng thời phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ Phú Thọ tổ chức điều tra, khảo sát làng nghề truyền thống phục vụ công tác xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cho các sản phẩm của làng nghề truyền thống. Đang xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm: mộc Dƣ Ba, nón lá Sai Nga.

Ngoài việc xây dựng quy hoạch nông thôn mới, đẩy mạnh đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đƣờng giao thông nông thôn, tăng cƣờng đào tạo dậy nghề, thì tỉnh Phú Thọ luôn dành sự quan tâm đến các làng nghề truyền thốngtổ chức vinh danh làng nghề, nhằm động viên, khuyến khích kịp thời các nghệ nhân, thợ giỏi, ngƣời lao động tại các làng sáng tạo, cải tiến mẫu mã, từng bƣớc tháo gỡ khó khăn trong nghề truyền thống, phần nào thúc đẩy giao thƣơng, quảng bá thƣơng hiệu làng nghề.

Phú Thọ

Toàn huyện có 66 làng có nghề trong đó có 03 làng là làng nghề truyền thống. Số hộ tham gia hoạt động ngành nghề của các làng nghề truyền thống năm 2015 là 432 hộ, số lao động trực tiếp tham gia sản xuất của các làng nghề là 1.695 ngƣời.

Theo báo cáo của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ: tổng doanh thu hàng hóa của các làng nghề truyền thống năm 2013 đạt 125 tỷ đồng, năm 2014 đạt 129 tỷ đồng, năm 2015 ƣớc đạt 135 tỷ đồng.

Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm một số mặt hàng chủ yếu sản phẩm tiêu thụ trong nƣớc, ngoài ra sản phẩm mộc Dƣ Ba còn đƣợc xuất khẩu sang một số nƣớc nhƣ: Nhật Bản, Trung Quốc, Nga… theo các đơn đặt hàng.

Nguồn nguyên liệu liệu đầu vào của LNTT sản xuất nón lá đƣợc lấy từ nguồn nguyên liệu tại chỗ, đối với làng nghề mộc Dƣ Ba chủ yếu nhập nguyên liệu từ các vùng trong nƣớc, nƣớc ngoài..

Cơ sở hạ tầng đối với đƣờng trong làng nghề nhỏ, hẹp không đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Tại LNTT Sai Nga đƣờng giao thông xuống cấp, có chỗ đang thi công nhƣng tiến độ chậm, ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh. Thông tin liên lạc thuận lợi, nguồn điện chƣa đáp ứng nhu cầu ảnh hƣởng đến sản xuất, tiến độ giao hàng. Công trình cấp thoát nƣớc chƣa có hoặc có hệ thống cấp thoát nƣớc nhƣng đã xuống cấp.

Nguồn vốn sản xuất chủ yếu dựa vào vốn của hộ gia đình, vốn vay ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân.Trình độ kỹ thuật - công nghệ đang còn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền thống hoặc cải tiến một phần. Trình độ công nghệ còn lạc hậu, cơ khí hóa thấp, các thiết bị phần lớn đã cũ. Mặt bằng sản xuất tại các làng nghề chủ yếu nằm trong khu dân cƣ.

Môi trƣờng ở một số làng nghề bị ô nhiễm do chất thải rắn, lỏng, khí gây ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt chƣa đƣợc khắc phục.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.4: Hiện trạng phát triển sản xuất các làng nghề truyền thống tỉnh Phú Thọ năm 2015 STT Làng nghề Số hộ LNTT (hộ) Doanh thu (tỷ đồng) Thu nhập BQ ngƣời lao động (Triệu đồng/ ngƣời/năm) 1 Làng nghề mộc Dƣ Ba 125 83,92 55 2 Làng nghề nón lá Sai Nga 185 30,18 37 3 Làng nghề nón lá Gia Thanh 122 20,77 35

Nguồn: Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ

Qua bảng 3.4 ta thấy doanh thu từ hoạt động sản xuất các làng nghề truyền thống là đạt mức 134,87 tỷ năm 2015, thu nhập bình quân chung của ngƣời lao động tham gia ngành nghề chế biến gỗ cao hơn so với ngƣời lao động làm nghề sản xuất nón lá, cụ thể nhƣ sau: ngƣời lao động làm nghề chế biến gỗ đạt 55 triệu đồng/ngƣời/năm còn ngƣời lao động làm nghề sản xuất nón lá chỉ mức thu nhập từ 35 triệu đến 37 triệu đồng/ngƣời/năm. Có thể nói sản xuất làng nghề phát triển đã giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nông dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của tỉnh đã có chỗ đứng trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới tiếp tục đƣợc phát huy, nhân rộng.

3.3. Phát triển sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống

3.3.1. Sử dụng nguồn lực trong sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống truyền thống

3.3.1.1. Đất đai

Qua bảng chúng ta nhận thấy rằng tại làng nghề làm nón Sai Nga và Gia Thanh, các hộ tích đất canh tác từ 1.850m2 đến 2.860m2 . Bình quân một hộ chuyên thì đất canh tác từ 5 đến 6 sào, tuy nhiên các hộ này chuyên làm

ngành nghề nên không sản xuất nông nghiệp vì vậy thƣờng cho các hộ làm nông thuê lại. Còn đối với các hộ kiêm thì trung bình một hộ có từ 8 đến 10 sào, đối với những hộ này ngoài làm nông họ còn tham gia các nghề của xã vào lúc nông nhàn. Đối với các hộ làm nghề mộc ở Dƣ Ba thì đất dành cho kho bãi, xƣởng sản xuất khá nhiều trung bình từ 470 m2 đến 760 m2

do ở đây đã các hộ gần nhƣ chuyển sang làm nghề mộc do đó đất đai thƣờng chỉ để sản xuất và kho xƣởng.

Với đất sản xuất kinh doanh và đất nhà xƣởng ở các làng nghề làm nón trung bình chiếm từ 9,08% đến 15,03 % trong tổng diện tích đất của hộ. Đối với nghề mộc thì đất xƣởng và kho của một hộ trung bình khoảng 760 m2

, chiếm 34,28% diện tích đất của hộ gia. Do đặc thù từng ngành mà đất sản xuất, kho bãi có sự khác biệt tuy nhiên các hộ thƣờng lấy ngay chính không gian của gia đình làm nghề. Cũng tùy thuộc vào tính chất của từng ngành nghề mà diện tích đất sản xuất đƣợc chú trọng chẳng hạn nhƣ đặc thù mặt hàng nón là phải dùng keo, dầu để làm cứng, bóng sản phẩm. Nên mặt bằng sản xuất rộng rãi là rất quan trọng. Nhiều ngƣời dân cho biết họ mong muốn Nhà nƣớc quan tâm chuyển đổi một phần diện tích đất canh tác sang phát triển ngành nghề.

Bảng 3.5: Tình hình sử dụng đất đai bình quân 1 hộ điều tra ở các làng nghề truyền thống Ngành nghề Loại đất Hộ chuyên Hộ kiêm Diện tích (m2) Cơ cấu (%) Diện tích (m2 ) Cơ cấu (%) Nghề mây Làm nón 1. Đất ở 300 10,73 287 7,45 2. Đất sản xuất 420 15,03 350 9,08 - Nhà xƣởng 150 5,37 130 3,37

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Kho bãi, sân phơi 270 9,66 220 5,71

3. Đất nông nghiệp 1.850 66,19 2.860 74,23 4. Đất khác 225 8,05 356 9,24 Tổng 2.795 100,00 3.853 100,00 Nghề mộc 1. Đất ở 287 12,95 261 11,66 2. Đất sản xuất 760 34,28 470 20,99 - Nhà xƣởng 560 25,26 385 17,20

- Kho bãi, sân phơi 200 9,02 85 3,80

3. Đất nông nghiệp 1.120 50,52 1.440 64,31

4. Đất khác 50 2,26 68 3,04

Tổng 2.217 100,00 2.239 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2015

Nhìn chung tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra có sự khác biệt giữa các hộ. Nó phụ thuộc vào đặc điểm các hộ về chuyên sản xuất và kiêm sản xuất với các hộ chuyên đất ít hơn vì vậy các hộ tập trung vào sản xuất, các hộ kiêm đất nhiều hơn do đó chỉ thƣờng tham gia vào lúc nông nhàn. Tuy nhiên hiện nay các hộ đang chuyển sang các ngành nghề kinh doanh khác do đó việc sử dụng đất có sự thay đổi đáng kể.

3.3.1.2. Trang thiết bị máy móc

Công cụ sản xuất cho nghề mây tre đan chủ yếu là các vật dung thủ nhƣ dao, cƣa, khoan…một số hộ có đầu tƣ them máy chẻ, lò sấy tuy nhiên với những hộ có quy mô lớn lao động trên 10 ngƣời thƣờng xuyên. Với các hộ kiêm thì khá ít đầu tƣ về công nghệ đa số là các công cụ thô sơ.

Bảng 3.6: Tình hình sử dụng trang thiết bị máy móc bình quân một hộ ở các làng nghề truyền thống

Làng nghề Chỉ tiêu Số lƣợng (cái)

Nghề làm nón

1. Máy trẻ tre, mây 1,00 0,53 0,77 2. Máy phun dầu 1,27 1,00 1,13 3. Lò sấy 0,13 0,00 0,07 4. Dụng cụ khác 9,70 5,50 7,60

Nghề mộc

1. Máy cƣa xẻ lớn 0,46 0,13 0,37 2. Máy cƣa đa năng 0,87 0,33 0,60 3. Máy bào cỡ nhỏ 2,07 1,20 1,63 4. Máy đánh bóng 1,13 0,90 1,02 5. Máy phun sơn 1,07 0,98 1,02 6. Máy phát điện 0,07 0,00 0,03 7. Máy trà 2,13 1,20 1,67 8. Máy quay giấy giáp 3,07 1,67 2,37 9. Máy khoan 1,20 0,93 1,07 10. Bào tay 3,33 1,93 2,63 11. Thiết bị khác 5,70 3,07 3,88

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2013

Làng nghề mộc Dƣ Ba làm nghề mộc nên các hộ đều có những tài sản cố định chủ yếu là đất đai và các loại máy móc phục vụ cho sản xuất đồ gỗ nhƣ|: máy cƣa, máy khoan, máy bào, máy trà, máy phun sơn, máy đánh bóng…và một số thiết bị khác. Các hộ chuyên có số lƣợng máy móc và trang thiết bị lớn nên giá trị tài sản cố định đƣợc đầu tƣ khá cao, gần 200 triệu đến 250 triệu, gấp gần 2 đến 3 lần so với các hộ kiêm. Điều này chứng tỏ sản xuất kinh doanh đồ gỗ ở làng nghề là rất cần vốn. Muốn đổi mới công nghệ máy móc, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất thì các hộ phải đầu tƣ thêm vốn.

3.3.1.3. Nguồn lực về lao động

Nguồn lao động tham gia vào quá trình sản xuất các ngành nghề bao gồm lao động gia đình và lao động đi thuê ngoài, với quy mô lớn lao động đi thuê ngoài là chủ yếu chiếm tới 70%, ngƣợc lại với cơ sở sản xuất nhỏ thị lại chiếm tới 67% lao động gia đình. Xem xét về nhân khẩu và lao động của các

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

cơ sở sản xuất ở các làng nghề, chúng tôi thấy một số đặc điểm cơ bản sau: Số nhân khẩu bình quân một hộ vào khoảng trung bình 4-5 ngƣời/hộ. Đối với lao động gia đình họ vừa là ngƣời quán xuyến mọi việc trong nhà và đồng thời tham gia vào sản xuất chính của sản phẩm. Họ là ngƣời quản lý trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 60)