4. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ trong đó có 66 làng nghề thủ công, trong đó có 03 làng nghề đủ tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu vào 03 làng nghề truyền thống: Làng nghề mộc Dƣ Ba, xã Tuy Lộc huyện Cẩm Khê; Làng nghề nón lá Gia Thanh, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh và Làng nghề nón lá Sai Nga, xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê.
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.2.1.Thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài này gồm các loại tài liệu, thông tin do các nguồn khác nhau cung cấp đƣợc tổng hợp ở bảng 2.1 dƣới đây. Phƣơng pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp này bằng cách:
- Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập.
- Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin.
- Tiến hành thu thập bằng lắng nghe, ghi chép và sao chụp.
thông tin, sử dụng và trích dẫn đầy đủ.
Bảng 2.1: Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập
Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Các nghiên cứu gần đây có liên quan PTBV LNTT.
+ Các loại sách báo và bài giảng: Kinh tế phát triển, chính sách nông nghiệp, Marketing… + Các tài liệu từ Website.
+ Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu. + Internet. + Báo, tạp chí. + Thƣ viện tỉnh Phú Thọ + Nhà sách Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số liệu về tình hình chung của tỉnh Phú Thọ. Đặc biệt là PTLNTT trên địa bàn nghiên cứu tập trung vào các xã có LNTT.
+ Các tài liệu từ Website.
+ Báo cáo kết quả kinh tế xã hội của tỉnh, của xã trong các năm qua. + Các chính sách và đề án PTSX làng nghề của tỉnh Phú Thọ.
+ Internet
+Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phòng Thống kê, Phòng Tài chính, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng.
2.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài này bao gồm các thông tin căn bản của các cơ sở sản xuất nghề truyền thống, các loại sản phẩm, khối lƣợng, chi phí, giá bán, thị trƣờng, khách hàng, những khó khăn và kiến nghị của cơ sở sản xuất.
Đề tài tập trung nghiên cứu tại 90 hộ hộ đại diện cho 3 làng nghề. Mỗi làng nghề chọn 30 hộ hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh theo tiêu chí chuyên môn hóa: Hộ chuyên sản xuất ngành nghề và Hộ kiêm sản xuất.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Các dữ liệu này đƣợc thu thập từ cơ sở sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng điều tra, phỏng vấn các nghệ nhân, thợ giỏi, chủ hộ và những ngƣời có kinh nghiệm sản xuất. Số liệu mới còn đƣợc thu thập từ các thông tin, số liệu tổng hợp của địa phƣơng nghiên cứu.
Việc thu nhập số liệu mới tiến hành thông qua nội dung phiếu khảo sát các đối tƣợng bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ, chủ cơ sở, cán bộ địa phƣơng, ngƣời lao động tại các cơ sở, các hộ.
Mẫu phiếu điều tra đƣợc thiết kế phù hợp cho từng đối tƣợng đƣợc khảo sát. Sau khi tiến hành khảo sát thử thì các mẫu phiếu đƣợc bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế và mục tiêu cần đạt đƣợc sau đó tiến hành khảo sát thực tế.
* Nội dung mẫu phiếu điều tra gồm các phần:
- Các thông tin chung về chủ hộ, cơ sở; họ và tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, địa chỉ..
- Tình hình việc làm và thu nhập của hộ, cơ sở; số lao động của hộ, cơ sở, trong đó lao động nam, nữ (độ tuổi, trình độ văn hóa. Chuyên môn, tay nghề) lao động thƣờng xuyên, thời vụ, tình trạng việc làm của lao động hộ, cơ sở (đủ hay thiếu) các nguồn thu nhập của hộ, cơ sở, thu nhập từ ngành nghề TTCN của lao động làm nghề..
- Tình hình đầu tƣ của hộ, cơ sở; về cơ sở vật chất trang thiết bị, công cụ, về vốn, lao động và đào tạo hƣớng nghề cho lao động...
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm của hộ, cơ sở; địa chỉ tiêu thụ, tình trạng tiêu thụ sản phẩm, những thuận lợi, khó khăn, khả năng nắm bắt thị trƣờng...
- Các kiến nghị và nguyện vọng của hộ, cơ sở; kiến nghị với nhà nƣớc, kiến nghị với các cấp quản lý ở địa phƣơng (về chính sách thuế, vốn, tiêu thụ sản phẩm, về hỗ trợ đào tạo hƣớng dẫn nghề và các mặt khác), nguyện vọng cần đề đạt.
vấn trực tiếp nhằm thu thập những thông tin cần thiết khác ngoài các chỉ tiêu trong phiếu.
Bằng việc phỏng vấn trực tiếp các hộ, các cơ sở để thu thập số liệu. Số liệu thu thập đƣợc chúng tôi tiến hành phân loại, xử lý và tổng hợp để có đƣợc các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục
vụ cho đề tài nghiên cứu.
Xử lý thông tin sơ cấp: Tổng hợp, phân loại và so sánh. Công cụ xử lý số
liệu điều tra bằng phần mềm Excel.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên các chỉ tiêu phân tích nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân nhằm phân tích mức độ sản xuất kinh doanh sản phẩm của các làng nghề, kết quả hiệu quả, hiệu quả kinh tế trong các làng nghề, của từng nhóm hộ SXKD những khó khăn thuận lợi và các kiến nghị.
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Trong đề tài này tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh nhằm so sánh sự phát triển LNTT qua các năm giữa các xã, các nhóm hộ, giữa thực tế với kế hoạch và tiềm năng của huyện
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng phát triển LNTT
- Số lƣợng hộ đƣợc điều tra tại các làng nghề truyền thống * Cỡ mẫu đƣợc chọn theo công thức Slovin
n = N / (1+Ne2)
Trong đó: + n là cỡ mẫu,
+ N: tổng số làng nghề + E: Khả năng sai số
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Khối lƣợng sản phẩm chính từng loại sản xuất ra trong năm - Giá trị sản xuất sản phẩm LNTT
- Số lƣợng vốn đầu tƣ cho LNTT
- Giá trị TSCĐ cho SXKD sản phẩm LNTT - Số lƣợng LĐ SXKD sản phẩm LNTT - Diện tích đất cho sản xuất LNTT
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển bền vững LNTT
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về kinh tế
- Tăng trƣởng về số lƣợng SP : thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng.
- Tăng trƣởng về giá trị sản xuất , doanh thu và lợi nhuận : thể hiện hiệu quả của hoạt động SX sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tƣ vào làng nghề
- Đóng góp của LNTT vào tăng trƣởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu: thể hiện tầm quan trọng của LNTT đối với nền kinh tế.
- Hiệu quả sử dụng chi phí GO/IC, VA/IC
* Chỉ tiêu GO lấy doanh nghiệp làm đơn vị tính, thực chất của phƣơng pháp tính này là tổng cộng các giá trị sản xuất của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong luận văn này, giá trị GO đƣợc giới hạn trong toàn bộ các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất các sản phẩm tại làng nghề truyền thống đƣợc nghiên cứu.
GO=ΣQi*Pi, trong đó Qi là khối lƣợng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản phẩm thứ i.
* Chi phí trung gian (IC), còn đƣợc gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí cho một mô hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm: Chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao.
Công thức: VA= GO-IC.
- Hiệu quả sử dụng lao động - Hiệu quả sử dụng vốn
b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về xã hội
Sự phát triển bền vững về mặt xã hội của LNTT qua các tiêu chí giáo dục, dịch vụ y tế, hoạt động văn hoá, khả năng giải quyết công ăn việc làm nâng cao đời sống cho ngƣời dân đƣợc thể hiện ở 1 số chỉ tiêu cụ thể sau:
- Số lƣợng lao động tham gia SXKD sản phẩm LNTT
- Tỷ lệ vay nợ trong tổng số hộ, cơ sở SXKD sản phẩm LNTT - Mức tăng thu nhập bình quân của hộ qua các năm
- Tỷ lệ hộ giảm nghèo
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường
- Sự phát triển bền vững về mặt môi trƣờng đƣợc thể hiện ở việc đảm bảo môi trƣờng sinh thái: các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh có điểm thu gom lý rác thải , chất thải rắn của làng nghề . Mức độ ô nhiễm môi trƣờng, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh, số lần khám chữa bệnh, tỷ lệ chất thải rắn đƣợc thu gom. Theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt chiến lƣợc phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, mức độ thu gom xử lý tại làng nghề đến năm 2020 đƣợc thu gom, xử lý trên 90% thì đƣợc coi là phát triển bền vững.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiêm cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý và địa hình
Tỉnh Phú Thọ nằm ở vị trí giữa 210
- 220 vĩ Bắc và 1050 kinh Đông, là cửa ngõ của miền Tây Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang; ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây Đông Bắc. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Việt Trì, cách Thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách cửa khẩu Lào Cai, Thanh Thuỷ (Hà Giang) hơn 200 km, cách cảng Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200km.
Theo các tài liệu địa chất, thủy văn, Phú Thọ là tỉnh miền núi nên có đặc điểm địa hình chia cắt tƣơng đối mạnh do nằm cuối dãy Hoàn Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, địa hình thấp dần từ tây sang đông, thuộc vùng đất cổ trong phức hệ sông Hồng, có độ cao so với mặt nƣớc biển ở mức 9,7- 15 m. Với địa hình bị chia cắt, Phú Thọ đƣợc chia thành ba địa hình chủ yếu:
- Địa hình núi cao phía tây và phía nam: phân bổ chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, phía tây Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa. Khu vực này tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lƣu song ở vùng này có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại.
- Địa hình núi thấp và gò đồi bát úp xen kẽ đồng ruộng: phân bổ chủ yếu ở Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh và một phần Tam nông, Thanh Thủy. Vùng này phù hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn
ngày và dài ngày, cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả.
- Địa hình đồng bằng: phân bổ chủ yếu ở Lâm Thao, ven sông Hồng (thuộc Cẩm Khê, Tam Nông, Việt Trì), ven sông Lô (thuộc Phù Ninh), ven sông Đà (thuộc Thanh Thủy), ở đây có những cánh đồng lúa lớn của tỉnh.
Có thể nói, toàn bộ diện tích đất đai của Phú Thọ là gò đồi. Tính chất địa hình và cấu tạo địa chất đã tạo cho Phú Thọ có khá nhiều khoáng sản phân bố hầu hết các huyện, nhƣng tập trung ở các huyện hữu ngạn sông Hồng. Các khoáng sản đã đƣợc phát hiện ở Phú Thọ là sắt, than đá, vàng, mica, cao lanh, đá chì, perit, quắczit, phenpat...
Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ có nhiều thay đổi. Thời kỳ Hùng Vƣơng, địa bàn Phú Thọ nằm trong bộ Văn Lang, là trung tâm của nƣớc Văn Lang. Thời Thục An Dƣơng Vƣơng với nhà nƣớc Âu Lạc, Phú Thọ nằm trong huyện Mê Linh. Dƣới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trƣớc Công nguyên đến đầu thế kỷ thứ X), Phú Thọ nằm trong địa bàn quận Mê Linh, Tân Xƣơng, Phong Châu. Thời phong kiến độc lập Phú Thọ nằm trong lộ Tam Giang. Đầu triều Nguyễn, Phú Thọ nằm trong hai tỉnh Hƣng Hóa và Sơn Tây. Thời Pháp thuộc, Phú Thọ nằm trong tỉnh Hƣng Hóa. Năm 1903, Toàn quyền Đông Dƣơng đổi tên tỉnh Hƣng Hoá thành tỉnh Phú Thọ. Mặc dù có nhiều thay đổi địa giới hành chính, song tên gọi tỉnh Phú Thọ vẫn đƣợc duy trì đến hết năm 1967. Tháng 01 năm 1968, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ra nghị quyết số 504, quyết định hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 26/11/1996, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 đã thông qua nghị quyết về việc tách tỉnh Vĩnh Phú để tái lập lại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997.
Phú Thọ ngày nay là một tỉnh trung du, miền núi có diện tích tự nhiên là 3.533,4 km2. Toàn tỉnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Thành phố
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. Số đơn vị hành chính cấp xã là 277 đơn vị, trong đó số xã của toàn tỉnh là 252 đơn vị với 2865 thôn, bản, khu dân cƣ. Tại 43 xã miền núi cao, các thôn bản cách nhau bình quân từ 2 đến 4 km, một số thôn, bản cách nhau tới 7 đến 10 km. Tại 166 xã vùng trung du miền núi, trung bình mỗi xã có từ 7 đến 10 thôn, mỗi thôn có từ 3 đến 5 điểm dân cƣ, các xã cách nhau từ 1 đến 2 km. Tại 41 xã đồng bằng có 429 thôn, bình quân mỗi xã có từ 3 đến 5 làng, mỗi làng có từ 2 đến 4 xóm
3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu và thủy văn
Khí hậu: Tỉnh Phú Thọ mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng trung du, miền núi phía bắc: khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều.
Mô ̣t năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa nóng ẩm và mùa khô hanh . Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Giƣ̃a 2 mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hâ ̣u vào cuối mùa nóng ẩm và đầu mùa kh ô hanh ta ̣o ra 1 nền khí hâ ̣u 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Nhiê ̣t đô ̣ không khí trung bình năm 230
C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 270
C. Nhiệt đô ̣ tối cao tuyê ̣t đối có thể lên tới 410
C vào mùa Ha ̣ . Nhiê ̣t đô ̣ tối thấp tuyê ̣t đối có thể xuống tới 2,70
C vào mùa Đông nhƣng ít khi xảy ra, mùa lạnh nhiệt độ trung bình từ 10-170
C.
Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1.700mm. Mƣa tâ ̣p trung vào mùa nóng ẩm. Nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Mƣa lớn và tâ ̣p trung, làm thiệt