Mô hình MIMIC

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) Đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam Tiếp cận MIMIC (Trang 53 - 55)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu mô hình

3.1.2. Mô hình MIMIC

Mô hình MIMIC (Multiple-Indicator-Multiple-Cause) là một dạng của mô hình phương trình cấu trúc (SEM). Về cơ bản, mô hình MIMIC được xây dựng trên các biến tiềm ẩn và biến quan sát cụ thể như sau (hình 3.3):

Hình 3.3: Cấu trúc tổng quát mô hình MIMIC

Nguồn: Friedrich Schneider và Enste (2000)

Cấu trúc của mô hình MIMIC gồm 2 phần: nhóm nguyên nhân và nhóm chỉ báo. Nền kinh tế phi chính thức sẽ được liên kết với các chỉ báo quan sát được (các chỉ báo này phản ánh sự thay đổi trong quy mô của nền kinh tế phi chính thức) thông qua mô hình đo lường. Phần thứ hai là mô hình phương trình cấu trúc, giải thích mối quan hệ giữa nền kinh tế phi chính thức với các biến nguyên nhân gây tác động lên nó.

Mô hình cấu trúc có phương trình như sau:

! = &$' + ) (3.1)

Trong đó: ' = (0%!, 0&!… . 0'!) là ma trận (q*l) và mỗi 0(!, 3 = 1, 2. . , 5 là những nguyên nhân xuất hiện nền kinh tế phi chính thức (biến !); &$ =

Nguyên nhân

Khu vực kinh tế chưa được quan sát (!) Chỉ báo &% && &' 0% 0& 0' 6&− − − 8& 6) − − − 8) 9% 9& 9) : … … … 6%− − − 8%

(&%, &&… &') là hệ số hồi qui, mô tả mối quan hệ giữa biến tiềm ẩn và các nguyên nhân gây ra nó; ) là phần nhiễu của mô hình cấu trúc.

Mô hình đo lường có phương trình sau

6 = 9! + 8 (3.2)

Trong đó 6 = (6%, 6&… 6)) là các chỉ báo quan sát được (p*l); 9 là hệ số ước lượng của phương trình hồi quy và 8 là sai số của phương trình đo lường.

Khi phương trình (3.1) và (3.2) được kết hợp, một phương trình hồi quy đa biến được hình thành với các biến nội sinh (6*,; = 1,2 … , <) là các chỉ báo của nền kinh tế phi chính thức ! và các biến ngoại sinh (0(, 3 = 1,2, . . , 5) là các nguyên nhân xuất hiện nền kinh tế phi chính thức !. Phương trình được biểu diễn như sau:

Từ (3.2) ta có: ! = 9,%(6 − 8). Thay vào (3.1) ta được:

6$' + ) = 9,%(6 − 8) (3.3)

Như vậy, bước đầu tiên trong mô hình MIMIC là xác định các mối quan hệ giả thuyết giữa nền kinh tế phi chính thức (biến ẩn) và các nguyên nhân. Một khi mối quan hệ này được xác định và các thông số được ước tính thì kết quả của mô hình MIMIC được sử dụng để tính toán chỉ số MIMIC. Tuy nhiên, phương pháp này mới chỉ dừng lại ở các ước tính tương đối về quy mô của nền kinh tế phi chính thức. Do đó, bước cuối cùng được gọi là quá trình chuẩn hóa để chuyển các ước tính tương đối về mặt chỉ số sang các ước tính tuyệt đối về quy mô của nền kinh tế phi chính thức.

Frey và Weck-Hanneman (1984) là những nhà nghiên cứu đã có vai trò quan trong việc phát triển phương pháp MIMIC để ước tính quy mô nền kinh tế phi chính thức ở 17 nước OECD. Phương pháp này sau đó được nhiều tác giả khác sử dụng như Tedds và Giles (2002) nghiên cứu về kinh tế phi chính thức của Canada, Bajada và Schneider (2005) nghiên cứu cho Australia và Dell’Anno và Schneider (2003) tại Italia. Sau này nó trở thành một trong những cách tiếp cận hoàn chỉnh nhất và phổ biến nhất hiện nay trong các nghiên cứu về nền kinh tế phi chính thức.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) Đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam Tiếp cận MIMIC (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)