So sánh mô hình truyền thống và mô hình SEM

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) Đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam Tiếp cận MIMIC (Trang 50 - 51)

Nguồn: Phạm Đức Kỳ (2016)

- Biến tiềm ẩn (latent variables): còn gọi là nhân tố, biến nội sinh hay biến phụ thuộc trong mô hình truyền thống (hình 3.1a). Trái lại, trong mô hình SEM, biến tiềm ẩn trực tiếp ảnh hưởng kết quả hay giá trị của biến quan sát và biểu diễn dưới dạng hình ellipse (F1) như hình 3.1. Biến tiềm ẩn (nhân tố) F1 thể hiện một khái niệm lý thuyết, không thể đo trực tiếp được mà phải thông qua các biến quan sát V1, V2, V3. Trường hợp này biến F1 còn được gọi là nhân tố cơ sở (underlying

F3) hay các sai số đo lường (e1, e2, e3) có thể tương quan với nhau (mũi tên 2 chiều) hay có thể ảnh hưởng trực tiếp biến tiềm ẩn khác (mũi tên 1 chiều). Biến F3 trên hình vẽ có các mũi tên đi vào nên còn được gọi là biến nội sinh hay biến phụ thuộc (trong mô hình hồi quy hay mô hình cấu trúc).

Số hạng sai số và phần dư (Error & Disturbance)

- Số hạng sai số ei biểu thị sai số của các biến đo lường, trong khi di biểu thị cho nhiễu hoặc sai số liên quan với giá trị dự báo của các nhân tố (biến) nội sinh từ các nhân tố (biến) ngoại sinh hay còn gọi là phần dư của ước lượng hồi quy.

- Trong mô hình đo lường của SEM (hình 3.2), mỗi biến nội sinh có một số hạng sai số (ei) hay nhiễu (di), nó thể hiện tính không chắc chắn và không chính xác của sự đo lường, đồng thời nó còn thể hiện tính chất này cho cả các biến chưa được phát hiện và không được đo lường trong mô hình.

Tóm lại, một mô hình SEM đặc trưng là một phức hợp giữa một số lượng lớn các biến quan sát và không quan sát, các số hạng phần dư và các sai số.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) Đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam Tiếp cận MIMIC (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)