Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, sự tồn tại của khu vực kinh tế chưa được quan sát là tất yếu và tác động đáng kể đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Sự tác động đó mang tính hai mặt: cả tích cực và tiêu cực. Xử lý đúng đắn những vấn đề của khu vực kinh tế này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân. Do đó nhà nước nên đi theo hướng là quản lý mở. Có nghĩa là bên cạnh các giải pháp kiểm soát, nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện để các hoạt động trong khu vực chưa được quan sát có cơ hội bước ra ánh sáng như giảm thuế, cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hóa thông tin, tạo cơ hội việc làm, tạo khung thể chế bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, khuyến khích giáo dục đào tạo, cụ thể:
Thứ nhất, cần có cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nhằm khuyến khích các cơ
sở sản xuất kinh doanh cá thể thuộc khu vực kinh tế chưa được quan sát chuyển sang khu vực doanh nghiệp; đồng thời, có chính sách cụ thể hỗ trợ, bảo vệ các cơ sở sản xuất kinh doanh chính thức thuộc khu vực kinh tế phi chính thức, trong đó, trọng tâm là cải cách hệ thống thuế, giảm chi phí tuân thủ, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh (Trần Thị Bích Nhân & Đỗ Thị Minh Hương, 2019). Ngoài ra, cần xây dựng và nhất quán thực hiện cơ chế, chính sách, giải pháp dài hạn nhằm tạo điều kiện để các chủ thể đang kinh doanh không chính thức chuyển đổi sang kinh doanh chính thức. Theo đó, đối với các hộ kinh doanh cá thể, việc chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ không thể là bắt buộc; mà thay vào đó, cần đơn giản hóa thủ tục chuyển đổi; có chính sách ưu đãi về thuế; đơn giản hóa quy định về sổ sách kế toán; cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn để họ có thể vận hành doanh nghiệp suôn sẻ…v.v. (cafef.vn, 2019)
Thứ hai, với chính sách thuế nhà nước cần xây dựng theo hướng giảm gánh
nặng thuế bằng cách: đẩy mạnh cải cách thuế, đơn giản hóa, minh bạch thủ tục thuế; tăng cường ứng dụng công nghệ đối với thủ tục đăng ký, nộp và quản lý thuế nhằm tạo thuận lợi đối với người nộp thuế.
Ngoài ra, hệ thống thuế cần phải đảm bảo thực hiện chính sách huy động hợp lý về thuế (giảm mức động viên trên mỗi đơn vị thu nhập và hàng hóa đi đôi với việc mở rộng cơ sở thuế) nhằm kích thích các cá thể tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở khu vực kinh tế chính thức. Thực tế, người lao động làm việc trong khu vực kinh tế chưa được quan sát nhìn chung có mức thu nhập thấp, mức sống thấp. Hơn nữa, đây lại là khu vực tập trung một bộ phận lao động đáng kể của xã hội. Do vậy, trừ một số công việc đặc biệt cần có chính sách riêng, nhà nước có thể hỗ trợ khu vực này bằng cách chỉ đánh thuế ở mức tối thiểu hoặc có thể miễn thuế. Tuy nhiên các hoạt động trong khu vực này cần có chế độ giám sát chặt chẽ (Phạm Văn Dũng & ctg, 2004).
Thứ ba, cần hạn chế tình trạng tham nhũng và loại bỏ các khoản chi phí không
chính thức. Các khoản chi phí không chính thức như chi phí “bôi trơn” đang trở thành những gánh nặng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên để loại bỏ chi phí này không phải là đơn giản, cần sự kết hợp chặt chẽ từ nhiều phía: vai trò của nhà nước, các cơ quan chức năng, người dân và doanh nghiệp, và hệ thống pháp luật (Phạm Thị Bích Duyên & Nguyễn Thái Hòa, 2020).
Thứ tư, nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân và doanh nghiệp về các
hoạt động thuộc khu vực NOE thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, minh bạch về các quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia vào khu vực chính thức; tăng cường giáo dục tài chính, hướng dẫn người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt…v.v. Bên cạnh đó, cần phổ biến thông tin để người dân dần thay đổi tập quán kinh doanh nhỏ lẻ, mạnh dạn trở thành doanh nghiệp (tuoitre.vn, 2018). Mặt khác, phần lớn người lao động làm việc ở khu vực này có trình độ học vấn thấp và tay nghề thấp, dẫn đến rất khó để có thể tìm kiếm một công việc có thu nhập cao hơn. Do đó, nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ trong giáo dục, đào tạo nghề. Sự hỗ trợ này có thể bằng nhiều cách khác nhau như cấp học bổng, phổ biến kinh nghiệm trong sản xuất, trong kinh doanh hoặc có thể cho vay tiền để học tập (Phạm Văn Dũng & ctg, 2004).
Thứ năm, khuyến khích người dân áp dụng khoa học – công nghệ vào trong
sản xuất, kinh doanh. Các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ nhìn chung trình độ công nghệ rất thấp nên sức cạnh tranh kém. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức mạng chung của nền kinh tế, mà còn làm cho cuộc sống của người lao động trở nên bấp bênh, mất an toàn. Do đó, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho khu vực này về khoa học công nghệ bằng cách hỗ trợ về vốn, về thị trường…(Phạm Văn Dũng & ctg, 2004).
Trên đây là một số chính sách mà nhà nước có thể sử dụng để hỗ trợ cho khu vực kinh tế chưa được quan sát. Những chính sách đó tuy không thể làm thay đổi bản chất, cấu trúc của khu vực này nhưng có thể hạn chế những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của nó, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 đã tóm tắt toàn bộ nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài, từ đó gợi ý một số biện pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của khu vực kinh tế chưa được quan sát. Nhóm giải pháp hạn chế mặt tiêu cực được đề xuất gồm: hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách chính sách thuế, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Nhóm giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực này gồm: kiểm soát tham nhũng, nâng cao nhận thức của người dân, hỗ trợ chuyển từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức, khuyến khích áp dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát bằng cách tiếp cận mô hình MIMIC đã được nghiên cứu trên thế giới khá nhiều và bắt đầu trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam vào khoảng những năm 2014 trở lại đây. Các kết quả ước lượng với những phương pháp khác nhau cho kết quả khá chênh lệch, nhưng riêng phương pháp MIMIC cho kết quả khá nhất quán mặc dù những nghiên cứu chọn khác nhau về giai đoạn nghiên cứu cũng như khác nhau về biến nguyên nhân và biến chỉ báo trong mô hình. Kết quả ước lượng từ đề tài cho thấy một bằng chứng khoa học thực nghiệm về quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam (dao động trong khoảng từ 17,8% – 39,2% so với GDP) trên cơ sở có lược khảo và so sánh với khá nhiều các nghiên cứu trước. Kết quả này một lần nữa khẳng định mức độ phù hợp của phương pháp MIMIC so với những phương pháp khác để phục vụ cho việc ước lượng quy mô khu vực này trong bối cảnh nền kinh tế nhỏ mở và dữ liệu thống kê không đầy đủ như ở Việt Nam so với các nền kinh tế lớn ở các nước phát triển.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát đã triển khai từ năm 2019 đến nay, kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp bằng chứng thực nghiệm về quy mô NOE ở Việt Nam. Ngoài ra, đề tài đã tổng hợp một cách có hệ thống về mặt lý thuyết các vấn đề liên quan đến khu vực kinh tế chưa được quan sát cũng như tổng quan các nghiên cứu trước nhằm tạo nên bức tranh toàn cảnh cho người đọc về khu vực này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đỗ Tất Cường. (2019). Tác động của kinh tế phi chính thức đến tăng trưởng kinh tế. Tạp chí Tài chính, ISSN: 2615 - 8973,Kỳ 1(710)(Tháng 08/2019), 12-15.
2. Trịnh Đức Chiều. (2019). Thực trạng hoạt động của hộ kinh doanh ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, ISSN: 2615 - 8973 (Tháng 02/2019).
3. Trịnh Hữu Chung. (2018). Đo lường quy mô kinh tế ngầm ở các quốc gia Đông Nam Á.
Tạp chí Tài chính, ISSN: 2615 – 8973, Kỳ 1 (690)(Tháng 10/2018), 51-54.
4. Cling, J.-P., Đỗ, H. N., Lagrée, S., Razafindrakoto, M., & Roubaud, F. (2013). Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển: NXB Tri Thức, Hà Nội.
5. Lê Đăng Doanh. (2012). Một số vấn đề kinh tế phi chính thức ở Việt Nam. Paper presented at the Tọa đàm: Khu vực kinh tế phi chính thức - Thực trạng ở Việt Nam, Hà Nội
6. Lê Đăng Doanh, & Nguyễn Minh Tú. (1997). Khu vực kinh tế phi chính quy - Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Phạm Văn Dũng, Phan Huy Đường, Lê Danh Tốn, Vũ Thị Dậu, Nguyễn Hữu Sở, Mai Thị Thanh Xuân, . . . Trần Quang Tuyến. (2004). Khu vực kinh tế phi chính thức: Thực trạng và Những vấn đề đặt ra với công tác quản lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Phạm Thị Bích Duyên, & Nguyễn Thái Hòa. (2020). Kinh tế phi chính thức: quy mô và những hàm ý về tiềm năng thuế. Nghiên cứu Kinh tế, ISSN: 0866 – 7489, Số 1(500)(Tháng 01/2020).
9. Nguyễn Văn Đoàn. (2019). Thực trạng kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và những khuyến nghị chính sách. Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ, ISSN: 2615 – 9414, Số 02/2019.
10.Hoàng Hà. (2019). Bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa quy mô của nền kinh tế ngầm và sự mở cửa thương mại. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân, ISSN: 1859- 4905,02(33)(2019), 50-57.
11.Nguyễn Minh Hà, & Vũ Hữu Thành. (2020). Giáo trình Phân tích dữ liệu: Áp dụng mô hình PLS – SEM: NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, ISSN 1859 – 0012, 245(Tháng 11/2017), 2-12.
13.Hồ Đức Hùng. (2009). Hoạt động của khu vực kinh tế phi chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, ISSN 1859 – 1124(Tháng 4/2009).
14.Hồ Đức Hùng, Nguyễn Duy Tâm, & Mai Thị Nghĩa. (2012). Từ việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức đến việc làm phi chính thức ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập,
ISSN 1859 – 428X, Số 03 (13)(Tháng 3-4/2012), 65-70.
15.Nguyễn Vinh Hưng. (2021). Quản lý loại hình “kinh tế ngầm” tại Việt Nam hiện nay. Tạp chí Quản lý nhà nước, ISSN: 2354 – 0761.
16.Dương Đăng Khoa. (2006). Hoạt động của khu vực kinh tế không chính thức ở Việt Nam: Các hình thái và tác động. Tạp chí Phát triển kinh tế, ISSN 1859 – 1124, Số 189.
17.Nguyễn Bích Lâm. (2019). Tổng quan về Khu vực kinh tế chưa được quan sát: Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng của Việt Nam. Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ, ISSN: 2615 – 9414, (Số 02/2019).
18.Lê Thị Mai Liên, & Phạm Thị Thu Hồng. (2019). Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động kinh tế ngầm ở các nước trên thế giới. Tạp chí Tài chính, ISSN: 2615 – 8973, Kỳ 1(710)(Tháng 08/2019), 32-35.
19.Nguyễn Công Nghiệp. (2019). Quy mô khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, ISSN: 2615 – 8973, Kỳ 1(710)(Tháng 08/2019), 6-9.
20.Bùi Hoàng Ngọc. (2020). Tác động của phát triển tài chính và kinh tế ngầm đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, ISSN 1859 – 0012, Số 275(Tháng 05/2020).
21.Nguyễn Văn Phụng. (2019). Thuế đối với hoạt động kinh tế phi chính thức. Tạp chí Tài chính, ISSN: 2615 – 8973, Kỳ 1(710)(Tháng 08/2019), 16-19.
22.Trương Quang Thông. (2009). Các quan hệ tài chính - tín dụng của khu vực kinh tế phi chính thức: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Ngân hàng, ISSN: 0866 – 7462,Số 9(Tháng 05/2009), 42-48.
23.Võ Hồng Đức, & Lý Hưng Thịnh. (2015). Kinh tế ngầm các quốc gia Đông Nam Á: Quy mô, khuynh hướng và chính sách kinh tế vĩ mô. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, ISSN 1859 – 0012, Số 212(Tháng 02/2015).
25.ILO & Tổng Cục Thống kê. (2016). Báo cáo lao động phi chính thức 2016: NXB Hồng Đức, Hà Nội.
26.Tổng cục Thống kê. (2019). Công văn số 1127/TCTK-TKQG v/v hướng dẫn sử dụng khái niệm khu vực phi chính thức và hoạt động tự sản, tự tiêu của hộ gia đình. (số 1127/TCTK-TKQG). Hà Nội.
27.World Bank. (2011). Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn. Địa chỉ: Ban Quản lý Kinh tế và Xóa đói Giảm nghèo Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương.
Tiếng Anh
28.Angour, N., & Nmili, M. (2019). Estimating Shadow Economy và Tax Evasion: Evidence from Morocco. International Journal of Economics và Finance, ISSN: 1916-971X Online ISSN: 1916-9728, 11(No. 5), DOI:10.5539/ijef.v11n5p7
29.Bajada, C., & Schneider, F. (2005). The shadow economies of the Asia‐Pacific. Pacific Economic Review, Online ISSN: 1468-0106, 10(3), 379-401, https://doi.org/10.1111/j.1468- 0106.2005.00280.x
30.Becker, K. F. (2004). The Informal Economy. Địa chỉ: SIDA: https://www.rrojasdatabank.info/sida.pdf [truy cập ngày 01/05/2021]
31.Boeschoten, W. C., & Fase, M. M. G. (1984). The Volume of Payments và the Informal Economy in the Netherlvàs 1965-1982: An Attempt at Quantification (Vol. 1). Springer.
32.Bollen, K. A. (1989). Structural equations with latent variables (Vol. 210). John Wiley & Sons.
33.Buehn, A., & Schneider, F. (2012). Shadow economies around the world: novel insights, accepted knowledge, và new estimates. International Tax và Public Finance, ISSN: 0927-5940 Online ISSN: 1573-6970, 19(1), 139-171, https://doi.org/10.1007/s10797-011-9187-7
34.Cagan, P. (1958). The demvà for currency relative to the total money supply. Journal of Political Economy, ISSN: 0022-3808 Online ISSN: 1537-534X, 66(4), 303-328, https://doi.org/10.1086/258056
35.Contini, B. (1981). Labor Market Segmentatation và the Development of the Parallel Economy- The Italian Experience. Oxford Economic Papers, ISSN: 00307653 Online ISSN: 14643812, 33(3), 401-412, http://www.jstor.org/stable/2662706.
Microeconomics), 4(2), 13-18.
37.Dell'Anno, R. (2007). The shadow economy in Portugal: An analysis with the MIMIC approach. Journal of Applied Economics, ISSN 1514-0326 Online ISSN 1667-6726, Universidad del CEMA, 10(2), 253-277, https://doi.org/10.1080/15140326.2007.12040490
38.Dell’Anno, R., & Schneider, F. (2003). The Shadow Economy of Italy và other OECD Countries: What do we know? Journal of Public Finance và Public Choice, ISSN: 2515-6918 Online ISSNL 2515-6926,21(2-3), 97-120, https://doi.org/10.1332/251569203X15668905422009
39.Dell’Anno, R., & Schneider, F. G. (2006). Estimating the underground economy by using MIMIC models: A Response to T. Breusch's critique. Working Paper, No. 0607, Johannes Kepler University of Linz, Department of Economics, Linz, http://hdl.hvàle.net/10419/73283
40.Eilat, Y., & Zinnes, C. (2002). The shadow economy in transition countries: Friend or foe? A policy perspective. World Development, Elsevier, ISSN: 0305-750X, 30(7), 1233-1254, https://doi.org/10.1016/S0305-750X(02)00036-0
41.Feige, E. L. (1979). How Big Is the Irregular Economy? Challenge, ISSN: 0577-5132 Online ISSN: 1558-1489,22(5), 5-13, https://doi.org/10.1080/05775132.1979.11470559
42.Finlayson, J., & Peacock, K. (2002). How Big is the Underground Economy? Policy Perspectives, 9(3). Vancouver: Business Council of British Columbia.
43.Frey, B. S., & Weck-Hanneman, H. (1984). The hidden economy as an ‘unobserved’ variable. European Economic Review, ISSN: 0014-2921, 26(1), 33-53. doi:https://doi.org/10.1016/0014-2921(84)90020-5
44.Friedman, E., Johnson, S., Kaufmann, D., & Zoido-Lobaton, P. (2000). Dodging the grabbing hvà: the determinants of unofficial activity in 69 countries. Journal of Public Economics,