CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.3. Kết quả nghiên cứu
3.3.2. Phân tích tác động của các biến số trong mô hình nghiên cứu
3.3.2.1.Gánh nặng thuế
Từ bảng 3.2 cho thấy, gánh nặng thuế là biến có tác động mạnh nhất đến khu vực kinh tế chưa được quan sát. Nếu gánh nặng thuế tăng thêm 1% thì quy mô NOE tăng thêm 0.038% GDP. Kết quả này ủng hộ giả thuyết H1: gánh nặng thuế càng lớn sẽ khiến người dân tham gia vào khu vực kinh tế chưa được quan sát cũng như tìm cách né tránh và trốn thuế. Kết quả nghiên cứu từ Vo Hong Duc và Ly Hung Thinh (2014), Nguyễn Thái Hòa và Lê Việt An (2017), Dell'Anno (2007) cũng có kết luận tương tự.
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến gia tăng gánh nặng thuế tại Việt Nam, Nguyễn Thái Hòa và Lê Việt An (2017) cho rằng sự thất thoát số thu thuế ở mức cao (khoảng 3,3%/GDP) mỗi năm đã thúc đẩy sự gia tăng thuế nhằm bù đắp sự thiếu hụt và thất thoát để duy trì số thu thuế theo một tỷ lệ nhất định so với GDP, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng cao của chính phủ. Tuy nhiên, sự gia tăng gánh nặng thuế lại thúc đẩy khu vực kinh tế chưa được quan sát phát triển và dẫn đến tình trạng trốn thuế nhiều hơn. Hệ quả dẫn đến là sự thiếu ổn định trong hệ thống thuế, ảnh hưởng đến cán cân ngân sách nhà nước, làm suy giảm sức cạnh tranh và đà tăng trưởng của nền kinh tế.
3.3.2.2.Chất lượng thể chế
Hệ số của biến kiểm soát tham nhũng từ kết quả của mô hình MIMIC là -0,200 cho thấy biến này tác động nghịch chiều đến quy mô NOE. Điều này ủng hộ giả
thuyết H2 được đặt ra ở trên. Kết quả này có nghĩa là khi chất lượng thể chế còn thấp, kiểm soát tham nhũng chưa tốt và trách nhiệm giải trình không cao là nguyên nhân thúc đẩy sự gia tăng quy mô của NOE.
Bên cạnh đó, từ hình 3.7 cho thấy trong các chỉ tiêu về thể chế và hệ thống pháp luật của Việt Nam chỉ có chỉ tiêu ổn định chính trị là ở mức khá tốt, còn lại đều ở mức dưới 0. Kết quả nghiên cứu của Vo Hong Duc và Ly Hung Thinh (2014) cũng chỉ ra rằng tham nhũng có tác động lớn đến quy mô kinh tế ngầm, và để hạn chế quy mô nền kinh tế ngầm cần giảm quy mô tham nhũng trong nền kinh tế. Điều này cho thấy trong thời gian tới các nhà quản lý cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình, chất lượng thể chế và kiểm soát tham nhũng tốt hơn để góp phần làm giảm quy mô của NOE.
Hình 3.7: Thể chế và hệ thống pháp luật ở Việt Nam
Nguồn: World Bank (2021)
3.3.2.3.Chỉ số tự do kinh tế và tự do kinh doanh
Hệ số hồi quy từ mô hình MIMIC của chỉ số tự do kinh tế và tự do kinh doanh lần lượt là -0,194 và -0,360 cho thấy tác động nghịch chiều của hai biến này đến quy mô NOE. Kết quả này phù hợp với giả thuyết H3 và H4, cho thấy khi môi trường kinh doanh cũng như các quy định của pháp luật ngày càng được cải thiện sẽ góp phần khuyến khích người lao động tham gia vào khu vực kinh tế chính thức, hạn chế tham gia vào khu vực phi chính thức.
-1,5 -1 -0,5 0 0,5
Kiểm soát tham nhũng Hiệu quả chính phủ Ổn định chính trị Chất lượng thể chế Quy định của pháp luật Trách nhiệm giải trình
Hình 3.8 cho thấy các chỉ số thành phần của chỉ số tự do kinh tế (Economic Freedom Index) như tự do kinh doanh, tự do tiền tệ và tự do thương mại có xu hướng tăng lên những năm gần đây. Do đó chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam được đánh giá có cải thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên mức độ tăng còn chậm.
Hình 3.8: Chỉ số tự do kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019
Nguồn: Heritage Foundation (2021)
3.3.2.4.Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lao động tự kinh doanh
Kết quả từ mô hình MIMIC cũng cho thấy hệ số hồi quy của biến tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lao động tự kinh doanh đều lớn hơn 0 cho thấy mối quan hệ cùng chiều với quy mô của NOE. Nghĩa là khi tỷ lệ thất nghiệp hoặc tỷ lệ lao động tự kinh doanh tăng 1% thì quy mô của NOE tăng lần lượt là 0,902% và 0,339%. Điều này khẳng định giả thuyết H5 và H6 cũng như hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay ở Việt Nam khi kinh doanh nhỏ lẻ kiểu hộ gia đình và tự kinh doanh chiếm phần lớn trong nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, năm 1999 cả nước có hơn 1,5 triệu hộ kinh doanh sử dụng hơn 3 triệu lao động, đến năm 2017, số hộ kinh doanh đã tăng lên trên 5,14 triệu, sử dụng khoảng 8,58 triệu lao động (Trịnh Đức Chiều, 2019). Số lượng lao động Số lượng lao động làm việc trong khu vực hộ kinh doanh giai đoạn 2010 – 2017 chiếm khoảng từ 59% – 75% so với số lao động làm việc
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
trong khu vực doanh nghiệp (Trịnh Đức Chiều, 2019).
3.3.2.5. Tác động của NOE đến tăng trưởng kinh tế và lực lượng lao động chính thức
Kết quả mô hình hồi quy ở bảng 3.2 cho thấy sự gia tăng quy mô NOE tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi quy mô NOE tăng 1% đóng góp vào tốc độ tăng GDP 0,181%, đồng thời tác động làm giảm lao động ở khu vực chính thức 0,674%. Kết quả này phù hợp với thực tế Việt Nam khi khu vực hộ kinh doanh cá thể và khu vực phi chính thức có khả năng giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn dân cư, nhất là ở khu vực nông thôn và các đô thị lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, lao động khu vực này có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, không hợp đồng lao động, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác cho người lao động. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan quản lý cần có những đánh giá đúng mức về vai trò của khu vực kinh tế chưa được quan sát và sớm đưa ra các chính sách kịp thời để khuyến khích những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của khu vực này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã giới thiệu phương trình cấu trúc và mô hình MIMIC được sử dụng để ước lượng quy mô NOE. Với phương trình cấu trúc gồm các biến chỉ báo: gánh nặng thuế, thể chế, tự do kinh tế, tự do kinh doanh, kiểm soát tham nhũng, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động tự kinh doanh; các biến kết quả gồm: tốc độ tăng tiền mặt, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lực lượng lao động chính thức. Kết quả hồi quy mô hình MIMIC đã đo lường được quy mô NOE của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 và xác định mức độ tác động của từng biến nguyên nhân đến quy mô của NOE.