Gánh nặng thuế và các khoản đóng góp xã hội

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) Đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam Tiếp cận MIMIC (Trang 31)

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gánh nặng thuế và các khoản đóng góp an sinh xã hội là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự gia tăng quy mô của nền kinh tế phi chính thức (Friedrich Schneider, Buehn, & Montenegro, 2010; F. Schneider & Enste, 2003; Tanzi, 1980). Về mặt lý thuyết, thuế tác động lên quyết định giữa làm việc và nghỉ ngơi của các cá nhân và đồng thời cũng kích thích nguồn cung lao động trong khu vực kinh tế này.

Theo F. Schneider và Enste (2003), chính sách thuế và phúc lợi xã hội tác động nhiều đến thu nhập trước và sau thuế. Càng nhiều khoản đóng góp thì thu nhập thực nhận sau thuế của người lao động sẽ thấp đi và nếu khoản chênh lệch này càng lớn thì động cơ để người lao động tham gia vào nền kinh tế chưa được quán sát càng gia tăng. Sự chênh lệch này phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống an sinh xã hội và gánh nặng thuế ở mỗi quốc gia. Không chỉ là vấn đề của thuế suất cao mà còn là các khoản chi phí giao dịch liên quan quan đến thủ tục hành chính về thuế, chi phí tuân thủ…tất cả các khoản chi phí chính thức và không chính thức này tạo nên gánh nặng tổng thể của thuế và tất yếu gánh nặng thuế càng cao thì tinh thần đóng thuế càng thấp. Cùng với thuế, các khoản xã hội góp phần làm gia tăng chi phí của lao động trong nền kinh tế chính thức, khuyến khích người lao động rút ra khỏi khu vực kinh tế chính thức để tham gia vào các hoạt động của khu vực chưa được quan sát nhằm giảm các gánh nặng chi phí và thuế.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) Đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam Tiếp cận MIMIC (Trang 31)