Đo lường quy mô NOE Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) Đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam Tiếp cận MIMIC (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3.1.Đo lường quy mô NOE Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019

3.3. Kết quả nghiên cứu

3.3.1.Đo lường quy mô NOE Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019

Kết quả hồi quy mô hình MIMIC được thể hiện ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Kết quả hồi quy mô hình MIMIC

Biến nguyên nhân Biến chỉ báo

Gánh nặng thuế 0,038*** Tốc độ tăng tiền mặt 0,482***

Thể chế 0,176*** Tốc độ tăng GDP 0,181***

Tự do kinh tế -0,194*** Tỷ lệ lực lượng lao động chính thức -0,674***

Tự do kinh doanh -0,360***

Kiểm soát tham nhũng -0,200***

Tỷ lệ thất nghiệp -0,902***

Tỷ lệ lao động tự kinh doanh 0,339***

Kết quả kiểm định sự phù hợp

RMSEA 0,0398**

Chi-square 2,203***

Ghi chú: (*), (**) và (***) tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% Nguồn: trích xuất từ kết quả hồi quy từ AMOS

Kết quả kiểm định cho thấy mô hình phù hợp và thỏa mãn các điều kiện về tính bền vững của mô hình cấu trúc. Các hệ số ước lượng đều có ý nghĩa thống kê và có dấu phù hợp với các giả thuyết đặt ra. Vì vậy, phương trình cấu trúc được ước lượng có dạng như sau:

#̂( = 0,038*)(+ 0,176**( − 0,194*+( − 0,360*,(− 0,200*-(+ 0,902*.(+ 0,339*/( + 3 (3.5)

Quy mô của NOE được ước lượng từ kết quả của phương trình (3.5) mới chỉ là giá trị tương đối nên cần được chuyển sang giá trị tuyệt đối bằng cách sử dụng phương pháp so sánh với năm gốc. Kỹ thuật này được gọi là “benchmarking” (Dell’Anno & Schneider, 2006). Đề tài sử dụng kỹ thuật “benchmarking” của Friedrich Schneider & ctg (2010) với năm gốc được lựa chọn là năm đầu tiên của giai đoạn nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu, giá trị tham chiếu được lựa chọn để tính toán quy mô NOE được trích từ kết quả của Medina và Schneider (2019).

Quy mô NOE của Việt Nam quy đổi từ mô hình MIMIC được xác định như phương trình (3.6):

!' =" )*!

)+"##$. !∗ (3.6) Trong đó:

ü !"!: là chỉ số tương đối quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát (NOE) tại năm # được tính theo mô hình MIMIC.

ü !%--.: là chỉ số tương đối quy mô NOE tại năm gốc 1995.

ü !∗ : là giá trị trung bình quy mô NOE Việt Nam theo Medina và Schneider (2019).

Ví dụ: giá trị tương đối quy mô NOE năm 1995 và năm 2000 được xác định theo phương trình (3.5) lần lượt là: !> = −3,30%--. ; !> = −4,10&/// với !∗ = 17,8 (Medina & Schneider, 2019), thay vào phương trình (3.6) ta được:

!C =! ,0,%/,1,1/∗ 17,8 = 22,14 (%/GDP)

Kết quả tính toán quy mô NOE của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 theo mô hình MIMIC được biểu diễn ở hình 3.5.

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 dao động từ 17,8% – 39,2% so với GDP và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Hình 3.5: Quy mô khu vực NOE của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 (%/GDP)

Nguồn: tính toán của nhóm tác giả

Quy mô NOE của Việt Nam trong nghiên cứu này so với kết quả của các tác giả đã nghiên cứu trước đó ở trong nước như Vo Hong Duc và Ly Hung Thinh (2014), Nguyễn Thái Hòa và Lê Việt An (2017) cao hơn. Điều này là do các nghiên cứu trước mỗi nghiên cứu sử dụng “benchmarking” khác nhau khi tính toán giá trị tuyệt đối. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều thừa nhận rằng quy mô NOE ở Việt Nam có xu hướng gia tăng và khá cao trong những năm gần đây (đạt mức 39,2%/GDP năm 2019), điều này đặt ra những thách thức không nhỏ cho các nhà quản lý trong việc kiểm soát khu vực này.

0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 40,00 45,00 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.6: Quy mô khu vực NOE của Việt Nam so với các nước trong khu vực châu Á giai đoạn 1995 – 2019 (%/GDP)

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Đồ thị 3.6 cho thấy quy mô NOE ở Việt Nam ở mức trung bình so với một số quốc gia trong khu vực châu Á. Quy mô NOE của Thái Lan ở mức cao nhất với trung bình xấp xỉ 60%/GDP. Đồ thị trên cho thấy, mức trung bình của các nước trong khu vực Đông Nam Á khoảng xấp xỉ 30%/GDP. Quy mô NOE có sự chênh lệch khá lớn giữa các quốc gia trong khu vực là do cấu trúc của nền kinh tế, hệ thống luật pháp, hệ thống quản lý, nhận thức và ý thức của các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh có sự khác biệt nhất định. Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận đo lường, năng lực, trình độ, hiệu quả hoạt động của cơ quan thống kê mỗi nước, mỗi thời kỳ cũng khác nhau.

Kết quả nghiên cứu của Medina và Schneider (2019) tại 157 quốc gia trong

0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Vietnam Campuchia Trung Quốc Indonesia Ấn Độ

giai đoạn từ 1991 – 2017 cho thấy quy mô khu vực kinh tế ngầm ở mức trung bình là 20%/GDP, trong đó các nước OECD có tỷ lệ thấp nhất (dưới 20%), các nước khu vực Mỹ Latin và Châu phi có tỷ lệ cao nhất (39%/GDP). Từ đó cho thấy khu vực kinh tế chưa được quan sát đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, ngày càng đặt ra nhiều thách thức trong việc quản lý khu vực này góp phần đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế tối đa những tiêu cực do khu vực này tạo ra.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) Đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam Tiếp cận MIMIC (Trang 62 - 66)