CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.6. Tổng quan các nghiên cứu trước
2.6.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa
được quan sát
Trên cơ sở lược khảo những nghiên cứu về khu vực kinh tế chưa được quan sát cả trong nước và trên thế giới, bảng 2.1 tổng hợp những điểm chính của các nghiên cứu liên quan đến đo lường quy mô khu vực này, như: tên tác giả, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và dữ liệu áp dụng.
Bảng 2.1: Một số nghiên cứu liên quan về đo lường quy mô NOE
TT Tác giả Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu
1 Medina và Schneider (2019)
Dùng phương pháp MIMIC để tạo ra một cơ sở dữ liệu toàn cầu mới bằng cách ước tính quy mô của nền kinh tế ngầm. Các kiểm tra độ chắc chắn (robustness) bao gồm việc sử dụng dữ liệu vệ tinh về cường độ ánh sáng ban đêm làm đại diện cho quy mô nền kinh tế của các quốc gia và so sánh kết quả với các phương pháp đo lường quy mô khu vực phi chính thức của cơ quan thống kê của 23 quốc gia.
Phương pháp
MIMIC 1991 – 2017 157 nước,
2 Angour và Nmili (2019)
Đánh giá mức độ trốn thuế ở Maroc bằng cách sử dụng phương pháp MIMIC để ước tính nền kinh tế khu vực ngầm. Phương pháp MIMIC 1985 – 2016 Morocco, 3 Phạm Thị Bích Duyên và Nguyễn Thái Hòa (2020) Nguyen Thai Hoa (2019)
Nguyễn Thái Hòa và Lê Việt An
Bài báo sử dụng mô hình MIMIC dựa vào các nguyên nhân quan sát được để ước tính quy mô nền kinh tế phi chính thức tại Việt Nam, từ đó ước lượng số thu thuế bị thất thoát. Với số thuế bị thất thoát được xác định bằng cách lấy thuế suất trung bình × (nhân) với quy mô nền kinh tế
Phương pháp MIMIC
Việt Nam, 1995 – 2015
(2017) phi chính thức. 4 Trịnh Hữu Chung (2018)
Ước lượng quy mô kinh tế ngầm do áp lực từ thuế bằng cách sử dụng phương pháp hàm cầu tiền kết hợp mô hình POLS, FEM, REM
Phương pháp gián tiếp hàm cầu tiền Đông Nam Á, 1996 – 2017 5 Friedrich Schneider và Buehn (2016)
Xem xét điểm mạnh và điểm yếu của các phương pháp khác nhau để ước tính quy mô của nền kinh tế ngầm. Tập trung vào định nghĩa và các yếu tố nhân quả của nền kinh tế ngầm.
Lược khảo và phân tích các phương pháp đo lường CHLB Đức, 1970 – 2005 6 Võ Hồng Đức và Lý Hưng Thịnh (2015) Vo Hong Duc và Ly Hung Thinh (2014)
Ước tính quy mô nền kinh tế ngầm và xu hướng của nó ở các nước Đông Nam Á. Phương pháp MIMIC Các nước Đông Nam Á (trừ Singapore và Brunei) 1995 – 2014 7 Tanzi (1980, 1983) Ước tính quy mô nền kinh tế ngầm ở Mỹ Phương pháp cầu tiền tệ Mỹ,
1930 – 1980
Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp
Từ nội dung tổng hợp của bảng 2.1, kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.2 sẽ cho thấy bức tranh khái quát về nghiên cứu quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát qua các năm. Mặc dù có nhiều giai đoạn nghiên cứu khác nhau (Bảng 2.1) nhưng cơ bản quy mô khu vực này cũng có thấy được con số trung bình ở một số quốc gia cũng như trung bình toàn thế giới.
Bảng 2.2: Kết quả của các nghiên cứu về đo lường quy mô NOE
TT Tác giả Quy mô của nền kinh tế chưa được quan sát
1 Medina và Schneider (2019)
Kết quả cho thấy các nước OECD có quy mô kinh tế ngầm thấp nhất với giá trị dưới 20% GDP chính thức, tiếp theo là các nước Châu Mỹ Latinh và Châu Phi cận Sahara, chiếm trung bình lần lượt là gần 38 và 39% GDP. Tỷ lệ trung bình của tất cả các nước là 30,9% cho giai đoạn nghiên cứu từ 1991 đến 2017.
2 Angour và Nmili (2019) Kết quả cho thấy mức độ trốn thuế và kinh tế ngầm trung bình ở Maroc là 6,19% và 38,74% GDP trong giai đoạn 1985 – 2016.
3
Phạm Thị Bích Duyên và Nguyễn Thái Hòa (2020) Nguyen Thai Hoa (2019) Nguyễn Thái Hòa và Lê Việt An (2017)
Quy mô nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2015 còn khá lớn, khoảng 15 – 27% GDP và có xu hướng tăng mạnh từ 2007 cho đến 2015. Với quy mô đó, số thuế thất thoát hàng năm khá lớn (thấp nhất là 3,3% GDP, cao nhất là 5% GDP). 4 Trịnh Hữu Chung (2018) Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hàm cầu tiền giai đoạn 1996 –2017 tại các nước Đông Nam Á để đo lường quy mô khu vực
có mức tỷ lệ thuế cao thì quy mô kinh tế ngầm của các nước đó cũng cao. Quy mô kinh tế ngầm của Việt Nam được ước lượng trung bình trong giai đoạn này khoảng 7,003% GDP.
5 Friedrich Schneider và Buehn (2016)
Bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau để ước tính quy mô của nền kinh tế ngầm của Đức, kết quả cho thấy rằng các số liệu lớn không thực tế được tạo ra bởi phương pháp giao dịch và phương pháp dựa trên sự khác biệt. Với phương pháp hàm cầu tiền tệ và phương pháp MIMIC, các số liệu thu được khá gần nhau và thấp hơn nhiều. Cuối cùng, trong số các cách tiếp cận để đo lường nền kinh tế ngầm, cách tiếp cận MIMIC có thể được coi là cách ước tính hợp lý nhất về quy mô của nền kinh tế bóng tối. 6
Võ Hồng Đức và Lý Hưng Thịnh (2015) Vo Hong Duc và Ly Hung Thinh (2014)
Các phát hiện từ nghiên cứu này chỉ ra rằng nền kinh tế ngầm của Việt Nam nằm trong khoảng từ 25 đến 30% so với nền kinh tế chính thức trong giai đoạn 1995 – 2014, với ước tính năm cơ sở 1999 là 15,8%.
7 Tanzi (1983) Tanzi (1980)
Nghiên cứu cho thấy có một số khác biệt ở kết quả của Tanzi (1980) và Feige (1979) do các phương pháp tiếp cận khác nhau. Tanzi cũng ước tính sự thay đổi của nền kinh tế ngầm và trốn thuế. Quy mô của nền kinh tế ngầm ở Hoa Kỳ trong giai đoạn nghiên cứu nằm trong khoảng từ -0,25% đến 4,73% GNP.
Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp
Như vậy, các nghiên cứu về đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát (thuật ngữ khác được sử dụng: khu vực kinh tế phi chính thức, khu vực kinh tế bóng tối, kinh tế ngầm) đa số đều sử dụng phương pháp tiếp cận mô hình (MIMIC) để thực hiện việc đo lường quy mô của khu vực kinh tế này so với khu vực kinh tế chính thức đã được thống kê. Đặc biệt, Friedrich Schneider và Buehn (2016) còn tiến hành đo lường khu vực kinh tế ngầm tại Đức bằng các phương pháp khác nhau, kết quả cho thấy phương pháp MIMIC vẫn đưa ra kết quả hợp lý nhất so với những phương pháp còn lại.
Một điểm cần thảo luận trong các kết quả nghiên cứu trước đó là, hầu hết các kết quả ước lượng đều cho thấy một tỷ lệ phần trăm nhất định trung bình thế giới (khoảng 30%) quy mô của khu vực kinh tế chưa được quan sát so với khu vực kinh tế chính thức trong giai đoạn nghiên cứu và có sự giảm dần quy mô khu vực này theo thời gian (khoảng 6,8 điểm phần trăm) (Medina & Schneider, 2019).
Xét riêng quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát của Việt Nam trong các nghiên cứu sử dụng phương pháp MIMIC để ước lượng, quy mô ước tính trung
bình khoảng từ 15 – 30% GDP với các giai đoạn nghiên cứu từ 1991 – 2017. Các kết quả ước lượng qua mô hình MIMIC của một số nghiên cứu vì giai đoạn ước lượng có khác biệt dẫn đến quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát của Việt Nam được công bố cũng có sự khác biệt (Medina & Schneider, 2019; Nguyen Thai Hoa, 2019; Phạm Thị Bích Duyên & Nguyễn Thái Hòa, 2020; Trịnh Hữu Chung, 2018; Võ Hồng Đức & Lý Hưng Thịnh, 2015). Ngoài ra, các nghiên cứu trước đều sử dụng thuật ngữ khu vực kinh tế phi chính thức (informal economy), kinh tế ngầm (shadow economy) thay vì dùng thuật ngữ khu vực kinh tế chưa được quan sát. Vậy, câu hỏi đặt ra là quy mô thực sự của khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam theo định nghĩa của OECD (2002) là bao nhiêu, đặc biệt là trong bối cảnh Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát được triển khai từ năm 2019 đã thống nhất định nghĩa NOE tại Việt Nam cũng như những tiêu chí xác định dành cho khu vực này để tiến hành thống kê trên toàn quốc?
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày các nội dung lý thuyết liên quan đến khu vực kinh tế chưa được quan sát: khái niệm, các bộ phận cấu thành, tác động của khu vực kinh tế chưa được quan sát đến sự phát triển nền kinh tế. Đồng thời, cũng chỉ ra những nguyên hình thành nên khu vực này và các phương pháp đo lường quy mô. Dựa vào lý thuyết được trình bày ở chương 2, đề tài thiết lập mô hình để đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát ở chương 3.
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIMIC ĐO LƯỜNG QUY MÔ KHU VỰC KINH TẾ CHƯA ĐƯỢC QUAN SÁT
Ở VIỆT NAM