2.6.1. Nghiên cứu quốc tế
Medina và Schneider (2019) đã sử dụng phương pháp MIMIC xem xét mối liên hệ giữa các nguyên nhân có thể quan sát được và những tác động của biến số không quan sát được để ước tính quy mô nền kinh tế bóng tối (shadow economy) của 157 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1991 đến 2017. Kết quả cho thấy, quy mô nền kinh tế chưa được quan sát của các nước OECD thấp nhất (dưới 20% GDP chính thức) so với các nước Mỹ Latinh và Châu Phi (trung bình gần 39% GDP). Riêng Việt Nam, quy mô nền kinh tế bóng tối thay đổi theo từng thời điểm, bình quân tương đương 17,8% GDP chính thức (thấp nhất 12,5% vào năm 2017, cao nhất lên đến 21,3% GDP vào năm 1991) và có xu hướng giảm dần từ năm 2007. Medina và Schneider (2019) đã sử dụng phương pháp tiếp cận gián tiếp qua đo lường mức độ tiêu thụ điện để làm đại diện cho quy mô nền kinh tế của các quốc gia
và so sánh với kết quả thống kê đo lường quy mô nền kinh tế phi chính thức của các quốc gia đó cho thấy kết quả cũng ổn định và tương tự.
Angour và Nmili (2019) đã tiến hành đánh giá về mức độ trốn thuế ở Morocco giai đoạn 1985 – 2016 thông qua việc ước lượng quy mô khu vực kinh tế ngầm bằng phương pháp MIMIC thông qua việc xác định mối quan hệ thống giữa các biến nguyên nhân quan sát được với biến tiềm ẩn không quan sát được. Kết quả cho thấy, mức độ trung bình của trốn thuế và quy mô nền kinh tế ngầm lần lượt là 6,19% và 38,74% GDP ở Morrocco. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy những yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ trốn thuế là gánh nặng thuế, tỷ lệ mở cửa của nền kinh tế, tỷ lệ đô thị hóa, quy mô khu vực nông nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp.
Friedrich Schneider và Buehn (2016) đã tiến hành thảo luận các phương pháp đo lường (ước lượng) quy mô khu vực kinh tế ngầm, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các phương pháp ước lượng đó, so sánh quy mô mà khu vực kinh tế ngầm được ước lượng khi sử dụng các phương pháp khác nhau. Nghiên cứu đã kết luận, vì tính linh hoạt của phương pháp tiếp cận MIMIC, nên mô hình MIMIC vẫn được sử dụng và nghiên cứu sâu hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tập trung thảo luận về định nghĩa của khu vực kinh tế ngầm và các yếu tố tạo nên khu vực này.
Vo Hong Duc và Ly Hung Thinh (2014) trong bài nghiên cứu về đo lường quy mô nền kinh tế ngầm (shadow economy) của các nước ASEAN (trừ Singapore và Brunei) trong giai đoạn từ 1995 đến 2014. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, quy mô kinh tế ngầm tại Việt Nam chiếm khoảng 25% – 30% so với nền kinh tế chính thức (đã được quan sát và thống kê).
Tanzi (1980) đã tiến hành đo lường quy mô nền kinh tế ngầm của Mỹ giai đoạn 1929 – 1976 bằng phương pháp gián tiếp (tiếp cận cầu về tiền tệ). Ông cho rằng, các yếu tố như lãi suất tiền gửi, tiền lương và thu nhập, thói quen chi trả của người dân, gánh nặng thuế là những nguyên nhân chính làm cho cầu tiền gia tăng, trong đó gánh nặng thuế là nguyên nhân chính tạo ra động cơ các cá nhân tham gia vào NOE. Ước lượng của Tanzi (1980) tại thời điểm nghiên cứu có cách tiếp cận
khác biệt so với Feige (1979) và kết quả cũng có sự chênh lệch nhất định. Tanzi (1983) tiến hành ước lượng tiếp quy mô nền kinh tế ngầm của Mỹ giai đoạn 1930 – 1980 và kết quả cho thấy, quy mô nền kinh tế ngầm đạt mức thấp nhất -0,25% GNP (năm 1930) và cao nhất 4,73% GNP (năm 1942). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra có sự thay đổi quy mô kinh tế ngầm với mức thuế bị thất thoát, cũng như xu hướng gia tăng quy mô kinh tế ngầm tại Mỹ đặc biệt từ khoảng 1970 về sau.
2.6.2. Nghiên cứu trong nước
2.6.2.1.Nghiên cứu chung về khu vực kinh tế chưa được quan sát
Trong bối cảnh Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam được triển khai từ năm 2019, những nghiên cứu chung về khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam có thể được chia thành 2 giai đoạn như sau: (i) trước năm 2019 và (ii) từ năm 2019.
- Trước năm 2019, tại Việt Nam chưa có định nghĩa thống nhất về khu vực kinh tế chưa được quan sát, hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng thuật ngữ “kinh tế phi chính thức”, các nghiên cứu đã đưa ra thực trạng chung về khu vực kinh tế phi chính thức tại Việt Nam cũng như những số liệu ước tính thu thập được từ các cuộc khảo sát, điều tra; nêu lên khái quát về những hình thái cũng như tác động của khu vực này đến nền kinh tế. Các nghiên cứu cũng kết luận nhất quán về khu vực phi chính thức tồn tại là một tất yếu khách quan và nêu lên sự cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách trong việc giám sát, quản lý được khu vực này. Một số nghiên cứu được thực hiện nghiên cứu một bộ phận trong khu vực phi chính thức (hộ gia đình, doanh nghiệp, theo địa bàn, việc làm, môi trường kinh doanh…) như: Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú (1997), Phạm Văn Dũng & ctg (2004), Becker (2004), Dương Đăng Khoa (2006), Trương Quang Thông (2009), Hồ Đức Hùng (2009), Hồ Đức Hùng, Nguyễn Duy Tâm, và Mai Thị Nghĩa (2012); Lê Đăng Doanh (2012), Cling & ctg (2013)…
- Từ năm 2019, Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát được triển khai, đa số các nghiên cứu đều đánh giá về khu vực kinh tế chưa được quan sát
theo định nghĩa OECD (2002), nêu lên thực trạng, nguyên nhân, tác động và khuyến nghị một số giải pháp, kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế, về đo lường khu vực này, như: Đinh Thị Luyện (2018), Nguyễn Văn Đoàn (2019), Phạm Minh Thái (2019), Trần Thị Bích Nhân và Đỗ Thị Minh Hương (2019), Nguyễn Bích Lâm (2019), Nguyễn Văn Phụng (2019), Nguyễn Công Nghiệp (2019), Lê Thị Mai Liên và Phạm Thị Thu Hồng (2019)…
2.6.2.2.Nghiên cứu về đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát
Phạm Thị Bích Duyên và Nguyễn Thái Hòa (2020), Nguyen Thai Hoa (2019), Nguyễn Thái Hòa và Lê Việt An (2017) trong bài nghiên cứu về nền kinh tế phi chính thức và liên quan đến mức thu thuế tại Việt Nam giai đoạn 1995 – 2015 đã sử dụng mô hình MIMIC để xác định quy mô nền kinh tế phi chính thức. Kết quả cho thấy nó chiếm khoảng 15 – 27% GDP và có xu hướng tăng từ 2007 – 2015, trong khi ở các nước khác được tham khảo trong bài nghiên cứu này lại có chiều hướng giảm. Khoản thất thoát thuế từ khu vực này cũng khá lớn (thấp nhất là 3,3% GDP, cao nhất là 5% GDP) và kết luận của bài nghiên cứu đã đặt ra mối quan tâm hàng đầu cho các nhà quản lý trong việc thống kê và thu hẹp phạm vi có thể kiểm soát đối với khu vực kinh tế phi chính thức này.
Trịnh Hữu Chung (2018) đã tiến hành đo lường quy mô kinh tế ngầm đến từ áp lực thuế tại các nước Đông Nam Á bằng phương pháp tiếp cận gián tiếp (hàm cầu tiền) giai đoạn 1996 – 2017. Kết quả cho thấy, những nước có tỷ lệ thuế cao thì quy mô kinh tế ngầm cũng cao, đặc biệt là quy mô kinh tế ngầm tại các nước này đều gia tăng sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.
Võ Hồng Đức và Lý Hưng Thịnh (2015) trong nghiên cứu về đo lường quy mô kinh tế ngầm tại các quốc gia Đông Nam Á (trừ Singapore và Brunei) giai đoạn 1995 – 2014 cho thấy quy mô kinh tế ngầm tại Thái Lan và Myanmar là lớn nhất về giá trị tương đối so với kinh tế chính thức. Nhóm tác giả cũng sử dụng mô hình MIMIC để ước lượng quy mô, dựa vào các nhân tố quan sát được trong nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra, hai nước Việt Nam và Philippines có quy mô kinh tế ngầm tăng cao nhất trong số các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 1995 – 2014.
2.6.2.3. Nghiên cứu về đánh giá tác động của khu vực kinh tế chưa được quan sát
Bùi Hoàng Ngọc (2020) trong nghiên cứu về tác động của phát triển tài chính và kinh tế ngầm đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã sử dụng mô hình ARDL để kiểm định mức độ tác động của phát triển tài chính và kinh tế ngầm đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991 – 2015. Kết quả cho thấy, quy mô khu vực kinh tế ngầm có sự lấn át lên khu vực kinh tế chính thức, và có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Trong nghiên cứu này, tác giả không tiến hành đo lường khu vực kinh tế ngầm, mà sử dụng kết quả ước lượng quy mô khu vực này từ IMF và dùng nó như một biến độc lập ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặc dù nghiên cứu không trực tiếp đi vào đo lường quy mô khu vực kinh tế ngầm nhưng nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về khu vực kinh tế ngầm tương tự như định nghĩa về khu vực kinh tế chưa được quan sát mà đề tài đang cần thảo luận. Kết quả của nghiên cứu cũng đưa ra một chỉ báo về quy mô của khu vực này có ảnh hưởng đến khu vực kinh tế chính thức.
Trong điều kiện chưa có thống kê chính thức về quy mô khu vực kinh tế phi chính thức tại Việt Nam, Đỗ Tất Cường (2019) đã sử dụng các nguồn dữ liệu sẵn có về quy mô kinh tế phi chính thức (kinh tế ngầm) của Việt Nam từ nghiên cứu của Friedrich Schneider và Enste (2000) và Nguyen Thai Hoa (2019) giai đoạn 1995 – 2019 kết hợp với phương pháp phân tích hồi quy theo chuỗi thời gian, kết quả cho thấy có sự ảnh hưởng giữa kinh tế phi chính thức tới tăng trưởng kinh tế với quan hệ ngược chiều, nghĩa là nếu quy mô kinh tế phi chính thức càng tăng thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ có thể bị giảm, lượng thuế thất thu tính trên GDP bình quân 4,01% GDP/năm. Nghiên cứu cũng chỉ ra, không có mối quan hệ nhân quả giữa khu vực kinh tế phi chính thức với tăng trưởng kinh tế. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị để tăng trưởng kinh tế cao hơn thì việc kiểm soát quy mô khu vực phi chính thức cũng như gia tăng hoạt động hiệu quả của Chính phủ cần tập trung hơn.
với quy mô của kinh tế ngầm tại Việt Nam trong đó sử dụng dữ liệu quy mô nền kinh tế ngầm của Việt Nam từ nghiên cứu của Medina và Schneider (2019). Mô hình hồi quy gồm có biến phụ thuộc là quy mô kinh tế ngầm và biến độc lập là (độ mở thương mại (trade openness) đại diện cho sự tự do thương mại. Kết quả thực nghiệm cho thấy tầm quan trọng của hội nhập và đẩy mạnh tự do hóa thương mại đối với việc giảm quy mô kinh tế ngầm.
2.6.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát được quan sát
Trên cơ sở lược khảo những nghiên cứu về khu vực kinh tế chưa được quan sát cả trong nước và trên thế giới, bảng 2.1 tổng hợp những điểm chính của các nghiên cứu liên quan đến đo lường quy mô khu vực này, như: tên tác giả, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và dữ liệu áp dụng.
Bảng 2.1: Một số nghiên cứu liên quan về đo lường quy mô NOE
TT Tác giả Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu
1 Medina và Schneider (2019)
Dùng phương pháp MIMIC để tạo ra một cơ sở dữ liệu toàn cầu mới bằng cách ước tính quy mô của nền kinh tế ngầm. Các kiểm tra độ chắc chắn (robustness) bao gồm việc sử dụng dữ liệu vệ tinh về cường độ ánh sáng ban đêm làm đại diện cho quy mô nền kinh tế của các quốc gia và so sánh kết quả với các phương pháp đo lường quy mô khu vực phi chính thức của cơ quan thống kê của 23 quốc gia.
Phương pháp
MIMIC 1991 – 2017 157 nước,
2 Angour và Nmili (2019)
Đánh giá mức độ trốn thuế ở Maroc bằng cách sử dụng phương pháp MIMIC để ước tính nền kinh tế khu vực ngầm. Phương pháp MIMIC 1985 – 2016 Morocco, 3 Phạm Thị Bích Duyên và Nguyễn Thái Hòa (2020) Nguyen Thai Hoa (2019)
Nguyễn Thái Hòa và Lê Việt An
Bài báo sử dụng mô hình MIMIC dựa vào các nguyên nhân quan sát được để ước tính quy mô nền kinh tế phi chính thức tại Việt Nam, từ đó ước lượng số thu thuế bị thất thoát. Với số thuế bị thất thoát được xác định bằng cách lấy thuế suất trung bình × (nhân) với quy mô nền kinh tế
Phương pháp MIMIC
Việt Nam, 1995 – 2015
(2017) phi chính thức. 4 Trịnh Hữu Chung (2018)
Ước lượng quy mô kinh tế ngầm do áp lực từ thuế bằng cách sử dụng phương pháp hàm cầu tiền kết hợp mô hình POLS, FEM, REM
Phương pháp gián tiếp hàm cầu tiền Đông Nam Á, 1996 – 2017 5 Friedrich Schneider và Buehn (2016)
Xem xét điểm mạnh và điểm yếu của các phương pháp khác nhau để ước tính quy mô của nền kinh tế ngầm. Tập trung vào định nghĩa và các yếu tố nhân quả của nền kinh tế ngầm.
Lược khảo và phân tích các phương pháp đo lường CHLB Đức, 1970 – 2005 6 Võ Hồng Đức và Lý Hưng Thịnh (2015) Vo Hong Duc và Ly Hung Thinh (2014)
Ước tính quy mô nền kinh tế ngầm và xu hướng của nó ở các nước Đông Nam Á. Phương pháp MIMIC Các nước Đông Nam Á (trừ Singapore và Brunei) 1995 – 2014 7 Tanzi (1980, 1983) Ước tính quy mô nền kinh tế ngầm ở Mỹ Phương pháp cầu tiền tệ Mỹ,
1930 – 1980
Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp
Từ nội dung tổng hợp của bảng 2.1, kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.2 sẽ cho thấy bức tranh khái quát về nghiên cứu quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát qua các năm. Mặc dù có nhiều giai đoạn nghiên cứu khác nhau (Bảng 2.1) nhưng cơ bản quy mô khu vực này cũng có thấy được con số trung bình ở một số quốc gia cũng như trung bình toàn thế giới.
Bảng 2.2: Kết quả của các nghiên cứu về đo lường quy mô NOE
TT Tác giả Quy mô của nền kinh tế chưa được quan sát
1 Medina và Schneider (2019)
Kết quả cho thấy các nước OECD có quy mô kinh tế ngầm thấp nhất với giá trị dưới 20% GDP chính thức, tiếp theo là các nước Châu Mỹ Latinh và Châu Phi cận Sahara, chiếm trung bình lần lượt là gần 38 và 39% GDP. Tỷ lệ trung bình của tất cả các nước là 30,9% cho giai đoạn nghiên cứu từ 1991 đến 2017.
2 Angour và Nmili (2019) Kết quả cho thấy mức độ trốn thuế và kinh tế ngầm trung bình ở Maroc là 6,19% và 38,74% GDP trong giai đoạn 1985 – 2016.
3
Phạm Thị Bích Duyên và Nguyễn Thái Hòa (2020) Nguyen Thai Hoa (2019) Nguyễn Thái Hòa và Lê Việt An (2017)
Quy mô nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2015 còn khá lớn, khoảng 15 – 27% GDP và có xu hướng tăng mạnh từ 2007 cho đến 2015. Với quy mô đó, số thuế thất thoát hàng năm khá lớn (thấp nhất là 3,3% GDP, cao nhất là 5% GDP). 4 Trịnh Hữu Chung (2018) Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hàm cầu tiền giai đoạn 1996 –2017 tại các nước Đông Nam Á để đo lường quy mô khu vực
có mức tỷ lệ thuế cao thì quy mô kinh tế ngầm của các nước đó cũng cao. Quy mô kinh tế ngầm của Việt Nam được ước lượng trung bình trong giai đoạn này khoảng 7,003% GDP.
5 Friedrich Schneider và Buehn (2016)
Bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau để ước tính quy mô của nền kinh tế ngầm của Đức, kết quả cho thấy rằng các số liệu lớn không thực tế được tạo ra bởi phương pháp giao dịch và phương pháp dựa trên sự khác biệt. Với phương pháp hàm cầu tiền tệ và phương pháp MIMIC, các số liệu thu được khá gần nhau và thấp hơn nhiều. Cuối cùng, trong số các cách tiếp cận để đo lường nền kinh tế ngầm, cách tiếp cận MIMIC có thể được coi là cách ước tính hợp lý nhất về quy mô của nền kinh tế bóng tối. 6
Võ Hồng Đức và Lý Hưng Thịnh (2015) Vo Hong Duc và Ly Hung Thinh (2014)