0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Các biến chỉ số (kết quả)

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) ĐO LƯỜNG QUY MÔ KHU VỰC KINH TẾ CHƯA ĐƯỢC QUAN SÁT TẠI VIỆT NAM TIẾP CẬN MIMIC (Trang 59 -61 )

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2. Dữ liệu và mô hình nghiên cứu đề xuất

3.2.2. Các biến chỉ số (kết quả)

3.2.2.1.Tốc độ tăng lượng tiền mặt

Thị trường tiền tệ được xem xét thông qua các chỉ tiêu về cung tiền trong nền kinh tế. M0 thể hiện tổng lượng tiền mặt, còn được gọi là tiền cơ sở (tiền mặt có thể chi tiêu ngay lập tức) và M2 bao gồm cung tiền M0 và thêm lượng tiền gửi tại ngân hàng. Những cá nhân, tổ chức tham gia vào kinh tế ngầm thường tránh tất cả những giao dịch tiền tệ có thể truy vết. Do đó, khi quy mô NOE gia tăng thì nhu cầu về tiền mặt sẽ lớn hơn.

3.2.2.2.Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (Labor force participation rate) là chỉ số về thị trường lao động được sử dụng để đo lường tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Đây là một chỉ số đo lường tỷ lệ dân số tham gia vào các hoạt động kinh tế, tất cả các cá nhân cung ứng lao động để sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong khoảng thời gian cụ thể.

Tỷ lệ này giảm theo thời gian hoặc tỷ lệ thấp so với tỷ lệ ở các nền kinh tế tương đương có thể phản ánh sự di chuyển của lực lượng lao động từ nền kinh tế được đo lường sang các hoạt động khác. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động được tính bằng tỷ số giữa tổng lực lượng lao động và dân số trong độ tuổi lao động (15 – 64). Khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp so với dân số sẽ cho thấy một lượng lớn người lao động đang làm việc trong khu vực không chính thức.

3.2.2.3.Tăng trưởng GDP

Những hoạt động của kinh tế chưa được quan sát sẽ tác động lên tình trạng của nền kinh tế chính thức. Do đó, tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người được sử dụng như là một chỉ số để đo lường những tác động gây ra bởi khu vực kinh tế này. Chỉ số này cung cấp giá trị bình quân đầu người của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được thể hiện theo đô la Mỹ sau khi chuyển đổi bằng hệ số chuyển đổi sức mua tương đương (PPP). Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và sự phát triển của khu vực NOE. Do hoạt động của kinh tế chưa được quan sát sẽ tác động lên tình trạng của nền kinh tế chính thức nên tốc độ tăng trưởng GDP được sử dụng như là một chỉ số để đánh giá tác động của khu vực này lên GDP.

Dựa trên các biến quan sát được xác định, phương trình cấu trúc có dạng như phương trình (3.4).

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) ĐO LƯỜNG QUY MÔ KHU VỰC KINH TẾ CHƯA ĐƯỢC QUAN SÁT TẠI VIỆT NAM TIẾP CẬN MIMIC (Trang 59 -61 )

×