2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi
2.2.6. Phối hợp, kiểm tra, đánh giá công tác thực hiện pháp luật hòa giả
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Hòa giải ở cơ sở quy định về hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở: “Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở để biên soạn, phát hành tài liệu; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng về hòa giải ở cơ sở; sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với công tác hòa giải ở cơ sở; chi thù lao cho hòa giải viên theo vụ, việc và hỗ trợ các chi phí cần thiết khác cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Ngân sách trung ương chi bổ sung cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.”, như vậy về cơ bản địa phương phải có trách nhiệm tự cân đối ngân sách đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên trên thực tế nguồn kinh phí ở địa phương hầu hết không đảm bảo để hỗ trợ, thậm chí có địa phương chưa bố trí kinh phí cho hoạt động này, còn một số địa phương chỉ chi trả đối với vụ việc hòa giải thành, từ đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác hòa giải ở cơ sở.
Theo thống kê hiện nay chỉ có 03/14 huyện, thành phố là: TP Quảng Ngãi, Sơn Tịnh và Đức Phổ đảm bảo được nguồn kinh phí cho hoạt động này.
Kinh phí cấp cho công tác hòa giải ở cơ sở từng năm/toàn tỉnh: Ở cấp tỉnh, Sở Tư pháp được giao kinh phí thực hiện để in Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở và tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn tỉnh. Trung bình mỗi năm khoảng 70-100 triệu đồng.
2.2.6. Phối hợp, kiểm tra, đánh giá công tác thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở cơ sở
Ở tỉnh Quảng Ngãi những năm qua, các cơ quan Tư pháp địa phương đã có sự phối hợp khá tốt với Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành
viên của Mặt trận trong việc phổ biến giáo dục pháp luật nói chung cũng như thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở nói riêng. Hòa giải ở cơ sở là trách nhiệm không chỉ riêng một ngành, một cấp hay một cơ quan nào mà đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính chính trị, phải huy động được cả hệ thống chính trị cùng tham gia, để làm được điều đó đòi hỏi các cơ quan hữu quan phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ.
Để đảm bảo hiệu quả thực hiện Luật hòa giải trên địa bàn toàn tỉnh, Sở Tư pháp đã thống nhất với UBMTTQVN tỉnh ký kết các chương trình phối hợp (giai đoạn, hàng năm). Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, quy định rõ trách nhiệm của mỗi đơn vị đối với công tác hòa giải ở cơ sở. Theo đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với cơ quan tư pháp để tổ chức giới thiệu, bầu và công nhận đội ngũ hòa giải viên; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cũng như sơ kết, tổng kết hoạt động hòa giải.
Bên cạnh đó, ngành Tư pháp còn tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục cấp tỉnh và cấp huyện với thành phần khá đầy đủ của các cơ quan liên quan, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, hội viên nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật; tập huấn kỹ năng hòa giải ở cơ sở.
Ở cấp huyện: Trên cơ sở hướng dẫn của ngành tư pháp, các phòng Tư pháp đã xây dựng kế hoạch phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn, chỉ đạo cấp xã thành lập các Tổ hòa giải ở cơ sở, hướng dẫn thủ tục, trình tự bầu và công nhận hòa giải viên, hướng dẫn quy trình hòa giải cũng như tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên các xã, phường, thị trấn.
Ở cấp xã: trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn đã phối hợp với UBND cùng cấp, cán bộ tư pháp-hộ tịch cấp xã hướng dẫn các thôn, tổ dân phố tiến hành các
quy trình để bầu và công nhận các tổ hòa giải và hòa giải viên. Tổ chức tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ về công tác hòa giải, việc thống kê, báo cáo và ghi sổ sách về hòa giải
Việc phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận theo quy định của Luật và các chương trình phối hợp công tác có liên quan.
Các cơ quan Tư pháp các cấp có sự phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã phối hợp thực hiện công tác rà soát, củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải, qua đó giới thiệu những người có uy tín, đủ tiêu chuẩn để bầu làm hòa giải viên; tham gia hòa giải thường xuyên, kịp thời các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, góp phần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân nhằm chủ động ngăn ngừa vi phạm pháp luật, gắn hoạt động hòa giải với việc thực hiện phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và giới thiệu những người có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải để đề nghị khen thưởng trên địa bàn.
Công tác kiểm tra thống kê số liệu về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở (Mẫu biểu số 11d, 12d ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT- BTP ngày 03/3/2016 của Bộ Tư pháp quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp), khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Công tác tổng hợp, báo cáo thống kê số liệu trên địa bàn tỉnh được thực hiện nghiêm túc, theo quy định. Tuy nhiên, một số địa phương cấp xã còn báo cáo chậm, cấp huyện chưa đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kịp thời về số liệu trong công tác hòa giải ở cơ sở (theo mẫu được quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BTP ngày 03/3/2016 của Bộ Tư pháp) nên làm ảnh hưởng đến
kết quả thực hiện tổng hợp số liệu trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo. Hàng năm, Sở đã tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng về công tác hòa giải ở cơ sở được tổ chức lồng ghép trong công tác hoạt động cùng ngành Tư pháp. Ngoài ra, ở địa phương cũng đã thực hiện tốt việc tổ chức sơ kết, tổng kết và khen thưởng cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn.