Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 92 - 95)

3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh

3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở

Văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất về công tác hòa giải ở cơ sở hiện nay là Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014). Tính đến thời điểm hiện tại Luật Hòa giải ở cơ sở đã đi vào tổ chức thực hiện trên thực tiễn được hơn 04 năm. Cuối năm 2016, Bộ Tư pháp đã yêu cầu các tỉnh, thành phố (trong đó có tỉnh Quảng Ngãi) báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở.

Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, tại Chương XXXIII của Bộ luật này quy định “Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án”. Đây là cơ chế bảo đảm thi hành kết quả hòa giải thành ở cơ sở. Theo đó, Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự, tức là sau khi có quyết định công nhận của Tòa án, các bên phải tự nguyện thi hành thỏa thuận của mình trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành của Tòa án; hết thời gian này, bên phải thực hiện nghĩa vụ có điều kiện thực hiện nghĩa vụ mà không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện, bên có quyền được nộp đơn yêu cầu thi hành cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).

Như vậy, về cơ bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi, mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai thực hiện các quy định pháp luật hiện hành về hòa giải ở cơ sở cho thấy, mặc dù pháp luật đã hoàn thiện hơn nhiều so với

trước đây, nhưng thực tế áp dụng vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, cần được giải quyết triệt để hơn.Vì vậy, để đảm bảo tốt hơn việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, luận văn đề xuất các giải pháp xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật về hòa giải ở cơ sở như sau:

- Thứ nhất, UBND tỉnh Quảng Ngãi cần kiến nghị Chính phủ thực hiện một số sửa đổi:

* Quy định về phạm vi hòa giải ở cơ sở trong Nghị định số 15/2014/NĐ-CP theo hướng không quy định việc hòa giải ở cơ sở đối với các trường hợp vi phạm pháp luật hình sự và vi phạm pháp luật hành chính, trừ việc hòa giải phần trách nhiệm dân sự, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính gây ra:

+ Quy định rõ hơn căn cứ để xác định phạm vi hòa giải tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP, cụ thể có thể sửa như sau: “Vi phạm pháp luật có tính chất và mức độ vi phạm nhỏ, chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính”;

+ Rà soát các quy định mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để sửa đổi cho phù hợp;

+ Không quy định về việc hòa giải đối với hành vi vi phạm pháp luật hình sự và hành vi vi phạm pháp luật hành chính mà chỉ nên quy định hòa giải đối với mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ các hành vi quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP (như hòa giải phần trách nhiệm dân sự, bồi thường thiệt hại phát sinh do hành vi vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại gây ra...).

+ Sửa đổi quy định cụ thể hành vi không được hòa giải ở cơ sơ về hôn nhân và gia đình tại điểm b khoản 2 Điều 5 như sau: “Kết hôn trái pháp luật, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội”.

Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN theo hướng đơn giản hơn, tránh việc hành chính hóa quy trình bầu, công nhận hòa giải viên.

Về việc bầu hòa giải viên, cần rà soát lại các bước thực hiện mang tính hành chính hóa được quy định trong Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/UBTƯMTTQVN-CP để đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức bầu hòa giải viên, bảo đảm khách quan và thể hiện đúng nguyện vọng của người dân.

- Thứ hai, đối chiếu với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự và các quy định khác liên quan đến hòa giải nói chung để bảo đảm sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại hình hòa giải. Vì thực tế hiện nay, mặc dù Bộ luật tố tụng dân sự đã có cơ chế bảo đảm thi hành kết quả hòa giải thành ở cơ sở. Tuy nhiên trên thực vẫn có rất ít số vụ, việc hòa giải thành được thực hiện theo “Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án”. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền khi hướng dẫn các điều khoản liên quan đến hòa giải được quy định trong Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự cần có các quy định về sự hỗ trợ lẫn nhau giữa hòa giải ở cơ sở với các loại hình hòa giải trong các luật nêu trên để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống các quy định pháp luật về hòa giải.

- Thứ ba, trên cơ sở quy định pháp luật mới về hành chính, hình sự, tố tụng hành chính, tố tụng hình sự, đặc biệt là Bộ luật tố tụng dân sự quy định về công nhận kết quả hòa giải thành, Bộ Tư pháp và các cơ quan chức năng cần rà soát, nghiên cứu để kiến nghị Chính phủ đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật hòa giải ở cơ sở, trong đó bổ sung quy định về quyền yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án để thống nhất với quy định tại Chương XXXII Bộ luật tố tụng dân sự và nâng cao hiệu lực của kết quả hòa giải thành. Đồng thời bổ sung quy định về trách nhiệm của Tòa án trong việc hỗ trợ hoạt động hòa giải ở cơ sở thông qua thủ tục công nhận kết quả hòa

giải thành ngoài tòa án.

- Thứ tư, nhanh chóng ban hành Đề án “Kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” (Hiện tại dự thảo đề án này đang được lấy ý kiến của các cơ quan chức năng). Việc ban hành đề án nhằm củng cố, kiện toàn, xây dựng đội ngũ hòa giải viên có phẩm chất, năng lực, trách nhiệm để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở, qua đó góp phần tạo chuyển biến căn bản về chất lượng, nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong cộng đồng thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.

- Thứ năm, về phía địa phương, ngành Tư pháp cần chủ động, tích cực tham mưu cho UBND cùng cấp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác hòa giải cơ sở.

- Thứ sáu, cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và đoàn thể trong việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Tăng cường ký kết các chương trình hành động, chương trình phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước về hòa giải với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để làm cơ sở pháp lý cho các thành viên, hội viên của các tổ chức này tham gia công tác hòa giải ở cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)