Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 62 - 66)

2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

- Công tác tuyên truyền, phổ biến thông qua tổ chức Hội nghị, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở: Để đưa Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành sớm đi vào đời sống xã hội, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở, Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh (Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh) đã tham mưu tổ chức 01 hội nghị phổ biến Luật Hòa giải ở cơ

sở cho gần 300 đại biểu là đại diện lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh; các sở, ban ngành, các hội, đoàn thể tỉnh; báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, thành phố; Phòng Tư pháp và các phòng ban thuộc các huyện, thành phố liên quan tham gia. Qua đó, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã tổ chức quán triệt cho cấp ngành mình, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế, xã hội và tuyên truyền rộng rãi nội dung của Luật Hòa giải ở cơ sở đến cán bộ và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Nhằm củng cố, trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải cho cán bộ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hoà giải viên cơ sở, Sở Tư pháp đã tổ chức 16 lớp bồi dưỡng, kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ về hòa giải cơ sở cho hơn 2.000 lượt người tham gia tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Vụ PBGDPL - Bộ Tư pháp tổ chức lớp tập huấn về công tác hòa giải tại huyện Sơn Hà. Ngoài ra, đã tổ chức lồng ghép gần 40 lớp trong các đợt tập huấn, theo các Đề án như “Tăng cường PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật” trên địa bàn tỉnh; “Củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” và tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các đối tượng đặc thù theo quy định tại Điều 17 của Luật PBGDPL…cấp huyện, cấp xã cho hơn 7.000 đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ quân dân chính ở thôn, tuyên truyền viên, hòa giải viên tham gia. Phối hợp với các cơ quan, địa phương cử gần 150 lượt báo cáo viên pháp luật của Sở về địa phương (huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn) triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở, các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về hòa giải cơ sở và hòa giải viên.

cơ sở ở cấp tỉnh, các huyện, thành phố cũng đã chủ động triển khai đồng bộ, kịp thời và phổ biến sâu rộng ở các xã, phường, thị trấn (cấp xã). Hàng năm đều tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho cán bộ làm công tác hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở và phổ biến các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở như Luật Hòa giải ở cơ sở, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, pháp luật về dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình và một số kỹ năng cũng như kinh nghiệm trong việc tiếp cận, xác minh các vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn của người dân để các hòa giải viên tham khảo, áp dụng trong thực tiễn góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, biên soạn, phát hành tài liệu và các hình thức khác: Phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình tỉnh trả lời, tư vấn pháp luật, giải đáp chế độ chính sách trên các chuyên mục như: “Hộp thư truyền hình”, “Pháp luật và cuộc sống”; “Nhịp sống trong tuần”… tuyên truyền pháp luật về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phối hợp với Báo Quảng Ngãi giới thiệu các văn bản pháp luật mới, thông tin các hoạt động tư pháp và giải đáp pháp luật cho Nhân dân. Cùng với báo, đài, công tác tuyên truyền, PBGDPL còn thực hiện trên trang thông tin điện tử của Sở, đăng tải các slide tuyên truyền bằng hình ảnh, bài nói chuyện pháp luật và các đề cương hướng dẫn lên Trang thông tin điện tử của Sở để các báo cáo viên truy cập, sử dụng. Trong đó đều ít nhiều có lồng ghép nội dung về hòa giải ở cơ sở.

- Tổ chức các cuộc thi và tham gia Hội thi “Hòa giải viên giỏi”

Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công Hội thi “Hòa giải viên giỏi tỉnh Quảng Ngãi” lần thứ III năm 2013 với hơn 120 hòa

giải viên đến từ 12 huyện, thành phố trong tỉnh tham gia. Hội thi được tổ chức ở 02 cấp: cấp tỉnh và cấp huyện. Kết thúc Hội thi cấp tỉnh, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho huyện Bình Sơn, 02 đội đạt giải nhì là thành phố Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa, 03 đội đạt giải ba là huyện Ba Tơ, Sơn Tịnh, Đức Phổ và 06 đội đạt giải khuyến khích thuộc các huyện Mộ Đức, Nghĩa Hành, Minh Long, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao 05 giải phụ đối với các phần thi: Giới thiệu về mình ấn tượng nhất, Thuyết trình hay nhất, và Tiểu phẩm hay nhất. Việc tổ chức thành công hội thi “Hòa giải viên giỏi” đã tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để các hòa giải viên trên địa bàn tỉnh gặp gỡ, giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm hòa giải, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, phát huy tinh thần đoàn kết, áp dụng giải quyết kịp thời các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong cộng đồng dân cư, góp phần nâng cao tỷ lệ hòa giải thành ở cơ sở; Phòng Tư pháp các huyện cũng đã tham mưu cho UBND các huyện, thành phố tổ chức thành công Hội thi “Hòa giải viên giỏi” như huyện Sơn Tịnh, Đức Phổ, Trà Bồng và thành phố Quảng Ngãi còn lại một số huyện chưa chủ động tổ chức Hội thi ở cơ sở do nhiều nguyên nhân khác nhau như chưa bố trí kịp thời về kinh phí, không có người làm, công việc nhiều… nên còn hạn chế trong việc tổ chức Hội thi ở cấp huyện.

Tham gia Hội thi “Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III”: Năm 2016, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về tổ chức tham gia Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Sở đã phối hợp với UBND thành phố Quảng Ngãi thành lập đội thi của tỉnh Quảng Ngãi để tham gia Vòng sơ khảo - Khu vực Miền trung và Tây Nguyên. Sau khi đội thi được thành lập, Sở đã chủ động xây dựng biên kịch tiểu phẩm và giới thiệu về mình, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tình huống và trực tiếp tổ chức tập luyện cho đội thi bảo đảm về nội dung và hình thức thi theo

quy định của Thể lệ hội thi. Kết quả tham dự Vòng sơ khảo Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, Đội thi tỉnh Quảng Ngãi đạt giải ba toàn đoàn và 01 giải phụ giành cho hòa giải viên vượt khó.

Bên cạnh đó, hàng năm (từ năm 2014 đến năm 2017), Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi đều tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức các cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật (Hiến pháp 2013, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự...) cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 62 - 66)