Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 80)

Qua quá trình thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở thời gian qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về pháp luật hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác này trong đời sống xã hội, để nhân dân lựa chọn sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng.

Hai là, sự phối hợp hiệu quả giữa chính quyền địa phương với Ủy ban MTTQVN và các Hội đoàn thể ở cở sở đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện hòa giải ở cơ sở; nhất là trong việc chỉ đạo, thực hiện các kế hoạch tập huấn và xây dựng lực lượng đội ngũ làm công tác hòa giải; cần chú trọng vận động những người có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín và có khả năng thuyết phục, vận động Nhân dân… để nâng cao số lượng, chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Ba là, các cấp ủy, chính quyền cần nhận thức đúng đắn, sâu sắc và toàn diện về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở , từ đó xác định được phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở. Thực tế đã cho thấy, ở địa

phương nào có nhận thức đúng đắn, quan tâm chỉ đạo, đầu tư đúng mức cho công tác hòa giải ở cơ sở thì ở đó, công tác này đều đạt hiệu quả cao.

Bốn là, để tăng cường hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở phải gắn công tác hòa giải với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; cần thường xuyên cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật cho tổ hòa giải và hòa giải viên như các đề cương tuyên truyền, tài liệu hỏi đáp pháp luật, tờ gấp pháp luật và các tài liệu cần thiết khác nhằm giúp hòa giải viên nắm bắt kịp thời chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và vận dụng có hiệu quả trong quá trình tiến hành hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật.

Năm là, cấp ủy đảng, chính quyền ở địa phương phải thực sự quan tâm đến công tác hòa giải ở cơ sở, kịp thời kiện toàn đội ngũ hòa giải viên có uy tín, am hiểu pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt nhất là bố trí kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Việc củng cố và kiện toàn tổ hòa giải phải phù hợp với đặc điểm dân cư, địa lý của địa phương; quan tâm xây dựng đội ngũ hòa giải viên tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, có uy tín, hiểu biết pháp luật, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng.

Sáu là, tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng và nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ làm công tác hòa giải ở cơ sở. Để làm tốt việc này bộ phận Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp cấp xã phải chủ động phối hợp tham mưu UBND cùng cấp lập kế hoạch ngay từ đầu năm để kịp thời bố trí kinh phí tổ chức nhiều đợt tập huấn với nhiều hình thức khác nhau để thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao kinh nghiệm cho các hoà giải viên, tạo niềm tin cho đội ngũ hoà giải viên trong giải quyết các vụ việc tranh chấp tại cơ sở.

Bảy là, thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động hòa giải ở cơ sở, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, gương sáng điển hình trong công tác hòa giải ở cơ sở; đồng thời cần thường xuyên bảo

đảm những điều kiện về vật chất tốt nhất cho hoạt động này. Đồng thờitrong quá trình tổ chức thực hiện cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giải quyết những khó khăn, vướng mắc và kịp thời phát hiện những vấn đề không phù hợp cần điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện, bảo đảm chất lượng và hiệu quả thiết thực, tránh hình thức.

Tám là, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác hòa giải có ý nghĩa quyết định trong việc duy trì và phát triển hoạt động của Tổ hòa giải. Bản chất của tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân; hòa giải ở cơ sở góp phần quan trọng dân chủ hóa đời sống của người dân tại cộng đồng. Thông qua ý nghĩa mà công tác hòa giải mang lại cho xã hội, một lần nữa khẳng định rõ hơn bài học về phát huy dân chủ ở cơ sở. Dân chủ ở cơ sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tốt dân chủ cơ sở sẽ tạo nên sự ổn định, đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển.

Tiểu kết Chương 2

Tại Chương 2, luận văn đã phân tích những yếu tố, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội tác động đến công tác thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Đồng thời đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với 06 nội dung cơ bản. Từ đó luận văn đã đánh giá chung về thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh thông qua việc phân tích ưu điểm, chỉ rõ những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế.

Trên cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở và thực trạng thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, luận văn sẽ đưa ra những phương hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Chƣơng 3:

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở

3.1.1. Bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên cơ sở “lấy dân làm gốc” “lấy dân làm gốc”

“Dân là gốc của một nước, nước lấy dân làm gốc” - đây là chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết được và tổng kết từ thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới. Trên cơ sở quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” Đại hội lần thứ VI của Đảng đã nêu: “Trong toàn bộ hoạt động của mình Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”.

Đảng ta chủ trương “Hướng mạnh về cơ sở, quan tâm củng cố cơ sở xã hội của chính trị, cơ sở là nơi chính quyền trong lòng dân”. Đảng đã rất quan tâm đến củng cố xây dựng cơ sở vững mạnh mọi mặt, xây dựng khối đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư, trong từng gia đình để “xây dựng xã hội đồng thuận”, do đó mọi mâu thuẫn bất đồng của dân phải kịp thời được giải quyết và phải bảo đảm phát huy dân chủ, xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở.

Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 Khóa VII đã chỉ rõ: “Coi trọng vai trò hòa giải của chính quyền kết hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở”. Chủ trương trên cho thấy Đảng rất coi trọng vai trò của hòa giải, đã nhận thức được hòa giải góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của nhân dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới. Đồng thời, cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa hòa giải ở cơ sở với vai

trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới tiếp tục đề cao vai trò của hòa giải: “Xây dựng cơ chế để nâng cao hiệu quả của các hình thức giải quyết tranh chấp khác như hòa giải, trọng tài, nhằm góp phần xử lý đúng và nhanh chóng những mâu thuẫn, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân và giảm nhẹ công việc cho Tòa án và cơ quan nhà nước khác”.

Một trong những đặc trưng quan trọng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức tự quản. Phát huy các thiết chế tự quản của nhân dân, nhất là các thiết chế tự quản ở cơ sở như: hương ước, quy ước, khoán ước, hòa giải…chính là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, là hạt nhân cơ bản tạo nên sự đồng thuận, thống nhất trong nội bộ nhân dân, làm cơ sở để củng cố khối đoàn kết nhân dân, tạo ra động lực mạnh mẽ trong xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, qua đó hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục chỉ đạo: “Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và của mỗi người dân trong việc quản lý và tổ chức đời sống cộng đồng theo quy định của pháp luật.”; Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục chỉ đạo: “Hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường sự đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.”. Vai trò của các thiết chế tự quản của nhân dân ở cơ sở rất được coi trọng, đặc biệt trong đó nhấn mạnh đến vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân: Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phát huy tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, mở rộng tổ chức, phát triển đoàn

viên, hội viên, tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động có hiệu quả thiết thực.

Có thể khẳng định rằng, trên cơ sở quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng, pháp luật hòa giải ở cơ sở nếu được tổ chức thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

3.1.2. Hòa giải ở cơ sở là hình thức tự quản của nhân dân, đồng thời cũng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký hai sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 và số 51/SL ngày 17/4/1946 quy định nhiệm vụ công tác hòa giải: “Ban tư pháp xã có nhiệm vụ hòa giải các vụ việc về dân sự hay thương sự”. Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước cũng quy định “Tòa án nhân dân huyện phải có Hội đồng hòa giải để thử hòa giải tất cả các vụ kiện dân sự và thương sự kể cả các việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà theo pháp luật đương sự không có quyền điều đình”. Tổ hòa giải là một tổ chức xã hội chứ không phải là một tổ chức chính quyền. Tổ hòa giải không phân xử mà chỉ giải thích thuyết phục để giúp đỡ cho hai bên tự giác đoàn kết, giải quyết được những xích mích, tranh chấp một cách có tình, có lý, tuyệt đối không được gò ép nhân dân trong khi hòa giải.

Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với chính quyền cấp xã tổ chức vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở, hương ước, quy ước ở khu dân cư; tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở (Điều 17)…

Hiến pháp Việt Nam năm 1980 (Điều 128) đã lần đầu thể chế hoá hoạt động hoà giải ở cơ sở: “Ở cơ sở thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật”. Chế định hoà giải ở cơ sở tiếp tục được Hiến pháp 1992 ghi nhận tại Điều 127: “Ở cơ sở thành lập các tổ chức thích hợp

của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật”.

Hiện nay, công tác hòa giải ở cơ sở thực hiện theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải (thay cho các văn bản trước đây là Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10 về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở; Nghị định số 160/1999/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở). Đây là hai văn bản có hiệu lực pháp lý cao quy định đầy đủ, đồng bộ và toàn diện các vấn đề về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.

Bên cạnh đó, một số văn bản quy phạm pháp luật khác cũng có những quy định liên quan đến hoà giải ở cơ sở như: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015...

Những quan điểm của Đảng về hòa giải ở cơ sở đã được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, từ Hiến pháp đến các Bộ luật, Luật và các văn bản dưới luật, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, trở thành nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị nhằm đưa các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở vào trong đời sống xã hội, góp phần đắc lực trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

3.1.3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật về hòa giải ở cơ sở

3.1.3.1. Thực hiện đúng bản chất của hòa giải ở cơ sở, bảo đảm pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Bản chất của hòa giải ở cơ sở là tính tự quản, tự nguyện của quần chúng nhân dân, là hoạt động không mang tính tố tụng, do vậy phương thức tiến hành, chủ thể tiến hành, thời gian, địa điểm hòa giải là rất linh hoạt,

không cứng nhắc, miễn là đạt được mục đích. Tuy vậy, để hòa giải ở cơ sở phát huy được vai trò và giá trị của nó đòi hỏi chủ thể thực hiện pháp luật phải bảo đảm giữ được bản chất của nó. Không làm thay đổi bản chất của hòa giải ở cơ sở, nhưng vẫn bảo đảm thực hiện đúng pháp luật một cách nghiêm chỉnh là một yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước về hòa giải và đội ngũ hòa giải viên.

Để đảm bảo thực hiện đúng bản chất của hòa giải ở cơ sở đòi hỏi đội ngũ hòa giải viên không chỉ nắm vững các quan điểm, đường lối của Đảng, nắm vững các quy định của pháp luật mà còn phải hiểu biết và vận dụng thật nhuần nhuyễn các quy phạm đạo đức, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán…của từng địa phương vào từng vụ việc hòa giải. Bên cạnh đó, trong việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở cần tránh khuynh hướng hình thức qua loa, chiếu lệ, vụ việc dễ thì làm, vụ việc khó thì bỏ. Đồng thời cũng cần tránh khuynh hướng tài phán hóa hoạt động hòa giải ở cơ sở, biến hòa giải thành hoạt động xét xử của Tổ hòa giải, đặc biệt nghiêm cấm việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở đế trốn tránh pháp luật. Tất cả những khuynh hướng trên đều không thể hiện được bản chất tốt đẹp của hòa giải ở cơ sở,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 80)