Gắn công tác hòa giải ở cơ sở với công tác tuyên truyền, giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 101 - 103)

3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh

3.2.4. Gắn công tác hòa giải ở cơ sở với công tác tuyên truyền, giáo dục

pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Để phát triển kinh tế-xã hội một cách đồng bộ, bền vững thì bên cạnh việc phát triển kinh tế, cần thiết phải chú trọng nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Ý thức được điều đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương tăng cường các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL, gắn việc tuyên truyền pháp luật với công tác hòa giải ở cơ sở, hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn, giải đáp các chế độ chính sách cho nhân dân.

Để gắn kết công tác hòa giải ở cơ sở với công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cần huy động và khuyến khích đội ngũ luật sư,

luật gia và những người am hiểu pháp luật tham gia tích cực vào các hoạt động hòa giải ở cơ sở.

- Pháp luật hòa giải hiện hành quy định khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở, theo đó khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở được Nhà nước cung cấp thông tin miễn phí về chính sách, pháp luật liên quan, được khen thưởng khi có đóng góp, hỗ trợ tích cực cho công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định, đồng thời khuyến khích tổ chức của Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật hỗ trợ tài liệu phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở; phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở; hỗ trợ tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho hòa giải viên; tạo điều kiện cho thành viên, hội viên của tổ chức mình tham gia hòa giải ở cơ sở được khen thưởng theo quy định. Bên cạnh đó, trong các Thôn, tổ dân phố, khu dân cư...luôn có nhiều thành phần, tầng lớp dân cư sinh sống khác nhau với nhiều trình độ khác nhau, trong đó có không ít người là những Luật sư, Luật gia và những người am hiểu pháp luật. Do vậy, trong khi tổ chức hòa giải rất cần sự tham gia của những người này ngay cả khi họ không phải là tổ viên tổ hòa giải bởi sự am hiểu pháp luật và những kinh nghiệm sống của họ sẽ có uy tín rất lớn đối với các bên tranh chấp. Nếu vận động được họ tham gia hòa giải các vụ việc chắc chắn hiệu quả hòa giải các vụ việc sẽ rất cao.

- Sở Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý tích cực tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý tại địa phương; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và Tổ hòa giải ở cơ sở. Thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ- TTg về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai

đoạn 2011 - 2020, tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập được 160 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các thôn, tổ dân phố. Đây là lực lượng quan trọng trong việc tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho nhân dân cơ sở. Nhiều thành viên của các Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý này cũng chính là thành viên của các Tổ hòa giải, tuy vậy họ lại thực hiện hai nhiệm vụ của hai chương trình khác nhau. Chính vì vậy, Sở Tư pháp là cơ quan chủ quản, chủ trì cần chỉ đạo các bộ phận tham mưu gắn kết hai mảng nhiệm vụ này với nhau để vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa tăng hiệu quả công việc. Khi tổ chức tuyên truyền pháp luật kết hợp với hòa giải và trợ giúp pháp lý và ngược lại, khi trợ giúp pháp lý kết hợp tuyên truyền pháp luật và hòa giải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 101 - 103)