Bố trí đủ kinh phí hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 55)

Theo quy định tại Điều 6 Luật Hòa giải ở cơ sở thì Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở để biên soạn, phát hành tài liệu; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng về hòa giải ở cơ sở; sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với công tác hòa giải ở cơ sở; chi thù lao cho hòa giải viên theo vụ, việc và hỗ trợ các chi phí cần thiết khác cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; Ngân sách trung ương chi bổ sung cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.

Như vậy về cơ bản cấp xã phải có trách nhiệm bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở. Chính vì vậy, việc ngân sách cấp xã hằng năm có bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở hay không; việc hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải cho các tổ hòa giải theo đúng định mức quy định hay không; hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải cho các tổ hòa giải theo định mức thấp hơn định mức quy định hay không hay việc chi thù lao hòa giải viên theo vụ, việc (Chi thù lao hòa giải viên cho tất cả vụ, việc hòa giải theo đúng định mức quy định; Chi thù lao hòa giải viên cho một số vụ, việc hòa giải hoặc chi thù lao với định mức thấp hơn định mức quy định) cũng được xem là tiêu chí đánh giá thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở.

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở thông qua việc làm rõ các khái niệm, luận giải các nội dung về thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, các chủ thể thực hiện pháp luật, đồng thời đưa ra các tiêu chí đánh giá việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở.

Những nội dung lý luận về thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại Chương 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tại Chương 2.

Chương 2:

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tổ chức bộ máy và nhân sự ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở tại Quảng Ngãi

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quảng Ngãi nằm ở tọa độ 14 độ 32’40’ ’- 15 độ 25’ vĩ Bắc, 108 độ 06’- 109độ04’ kinh Đông. Phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Bình Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông. Chiều dài của tỉnh theo hướng Bắc-Nam khoảng 100km, chiều rộng theo hướng Đông –Tây khoảng hơn 50km. Diện tích tự nhiên 5.135.20km2. Quảng Ngãi nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, ngoài quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua, các vùng và địa phương Quảng Ngãi còn nối liền nhau bằng các tỉnh lộ, các đường liên huyện, liên xã. Đặc biệt Quốc lộ 24A nối Tây Nguyên với khu kinh tế Dung Quất, tạo điều kiện tốt để phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực kinh tế-xã hội, đối ngoại và quốc phòng của tỉnh. Hiện Quảng Ngãi có 01 thành phố (thành phố Quảng Ngãi), 06 huyện đồng bằng, 06 huyện miền núi và 01 huyện đảo.

Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển. Khí hậu Quảng Ngãi chia làm hai mùa mưa nắng rõ rệt. Nhiệt độ trung bình cả năm là 25,7 độ C, độ ẩm trung bình cả năm là 86%, lượng mưa trung bình cả năm là 3.123mm, số giờ nắng trung bình cả năm là 1.996 giờ. Quảng Ngãi là một trong những tỉnh thường xuyên chịu nhiều hậu quả nặng nề của bão lụt, hạn hán gây khó khăn cho đời sống của nhân dân.

Vùng trung du, miền núi chiếm gần 2/3 diện tích tự nhiên, nơi chủ yếu các dân tộc thiểu số sinh sống. Đồng bằng Quảng ngãi nhỏ hẹp chỉ chiếm 1/3

diện tích đất tự nhiên, đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Quảng Ngãi có bờ biển dải 130km với nhiều cửa biển, đặc biệt là cảng nước sâu Dung Quất – nơi có điều kiện để phát triển các ngành nghề ngư nghiệp, giao thông trong nước, quốc tế và có vị trí quan trọng về mặt quốc phòng. Ngoài khơi có huyện đảo Lý Sơn – là vị trí tiền tiêu, pháo đài bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh. Quảng Ngải là địa bàn cư trú lâu đời của cư dân ven biển miền Trung.

Từ những đặc điểm này mà tính cách người dân Quảng Ngãi (nhất là ngư dân, đồng bào dân tộc thiểu số) rất chân chất, thật thà, cần cù, chịu khó, biết đoàn kết gắn bó với nhau trong lao động sản xuất. Trọng tình nghĩa, luôn chú ý giữ gìn uy tín, danh dự cho bản thân, giia đình, dòng tộc. Tuy nhiên, do đời sống nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên nên tính cách của người Quảng Ngãi, nhất là người nông dân thường rụt rè, ít nói. Bên cạnh đó do sinh sống ở những vùng địa hình khác nhau nên tính cách con người cũng như phong tục, tập quán của người dân ở từng vùng cũng khác nhau, người Quảng Ngãi ở vùng đồng bằng thường hoạt bát và giỏi giao tiếp hơn người miền núi và miền biển. Người dân vùng miền núi thường trọng chữ tín và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt cộng đồng. Ngư dân vùng biển có xu hướng đoàn kết hơn…Vì vậy việc tiếp cận đối tượng này để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như tổ chức hòa giải cũng cần phải chú ý tới những đặc điểm đó.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội

Theo thống kê, dân số Quảng Ngãi đến năm 2015 là 1.246.165 người; trên địa bàn tỉnh có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 88%, dân tộc Hre chiếm 8%, dân tộc Cor 2%, dân tộc Xơ đăng 1,2%, các dân tộc khác 0,8%. Quảng Ngãi là tỉnh không có nhiều tôn giáo, các tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài, Tin Lành…. Các

tôn giáo chiếm tỷ lệ không lớn, sống hòa hợp với nhau và với các bộ phận nhân dân không theo đạo. Công tác dân tộc, tôn giáo được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện cho các cơ sở tôn giáo hoạt động, tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở tỉnh khá ổn định, tuy vậy điểm đáng chú ý là một số tổ chức phản động nước ngoài đã cấu kết với các phần tử trong nước lợi dụng các chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước để tổ chức truyền đạo trái phép tại các huyện miền núi như Sơn Hà, Sơn Tây; xuyên tạc, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc; kích động một bộ phận quần chúng nhân dân lập các cơ sở thờ tự trái quy định, tổ chức khiếu kiện đông người, vượt cấp để đòi đất, đòi bồi thường trái quy định trong các dự án phát triển kinh tế-xã hội của chính quyền; gây rối, chống người thi hành công vụ ở một số xã, thôn vùng dân tộc...

Về điều kiện kinh tế, hiện Quảng Ngãi có Khu kinh tế Dung Quất, 03 khu công nghiệp đang hoạt động, 11 cụm công nghiệp, 22 làng nghề và hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2017 ước đạt 45.386,0 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 1,27% so với năm 2016. Trong mức tăng chung 1,27% của toàn nền kinh tế năm 2017, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 8.150,18 tỷ đồng, tăng 4,9%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 24.037,83 tỷ đồng; khu vực dịch vụ ước đạt 13.197,99 tỷ đồng, tăng 8,5%. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2017 không tính sản phẩm lọc hóa dầu ước đạt 30.342,1 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 9,1% so với năm 2016 và đạt 101,3% kế hoạch năm.

Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa, nổi bật là Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Văn hóa Quảng Ngãi khá phong phú, đa dạng, ngoài những tập tục văn hóa

chung như các địa phương khác, ở Quảng Ngãi còn có những sinh hoạt văn hóa rất đặc thù, đó là các lễ hội như: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào ngày 19 – 20/2 Âm lịch, lễ hội đua thuyền, lễ thờ cúng Cá Ông, tục thờ cúng nữ thần như: Thiên Y A Na, Cửu Thiên Huyền Nữ, Linh Sơn Thánh Mẫu, Tây Vương Mẫu. Qua các mùa lễ hội tinh thần đoàn kết tình làng nghĩa xóm càng được củng cố.

Người Quảng Ngãi có truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, truyền thống nhân nghĩa, hiếu học.Tính cách con người cũng là một đặc điểm rất cần được quan tâm để vận dụng trong công tác hòa giải.

Bên cạnh những ưu điểm, người Quảng Ngãi cũng có những hạn chế nhất định trong tính cách, tâm lý và sinh hoạt có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cũng như công tác hòa giải ở cơ sở. Một bộ phận không nhỏ người Quảng Ngãi có tính hẹp hòi, khắt khe, cố chấp, hay so đo và chấp nhặt với nhau những chuyện rất nhỏ, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân phát sinh các tranh chấp, mâu thuẫn, kiện tụng trong cộng đồng dân cư. Ngoài ra trình độ dân trí thấp cũng ảnh hưởng đến ý thức pháp luật và thói quen ứng xử của người dân. Do trình độ còn hạn chế, nhất là ở các huyện miền núi nên tâm lý của người dân hoặc là bất chấp pháp luật hoặc là rất sợ pháp luật, e ngại khi đến các cơ quan nhà nước hoặc khi phải tiếp xúc chính quyền. Tuy vậy, người dân các huyện miền núi lại rất trọng chữ tín, rất kính trọng và tuân thủ mọi yêu cầu của già làng, trưởng bản, những có uy tín trong cộng đồng dân cư. Vì thế, công tác hòa giải ở các huyện miền núi thường phải đặc biệt chú ý tới vai trò của những người này để làm cầu nối giữa người dân với chính quyền trong việc giải quyết các tranh chấp mâu thuẫn.

2.1.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở

Tại Chương 4 Luật Hòa giải ở cơ sở quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. Theo đó, UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở tại địa phương, trình dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở tại đại phương để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền xem xét quyết định, tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; UBND các xã, phường, thị trấn chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở; xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải; thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên tại địa phương; chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; vận động tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

Theo quy định, Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở (khoản 1 Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi, Quy định này ban hành kèm theo Quyết định số 16/2015/QĐ-UBND ngày 17/4/2015 của UBND tỉnh).

Theo đó bộ phận chuyên môn trực tiếp theo dõi, quản lý, tham mưu về công tác hòa giải ở cơ sở: Cấp tỉnh là phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật; cấp huyện là phòng Tư pháp; cấp xã là công chức Tư pháp-Hộ tịch. Hiện tại phòng PBGDPL có 04 biên chế: 01 trưởng phòng (thạc sỹ luật), 03 chuyên viên (cử nhân luật). Phòng Tư pháp 14 huyện, thành phố, mỗi phòng có từ 04- 05 người; cấp xã có 01-02 công chức Tư pháp-Hộ tịch. các phòng thường bố trí 01 công chức trực tiếp teo dõi, quản lý, tham mưu về công tác hòa giải ở cơ sở. Từ tỉnh cho đến các huyện, thành phố và cấp xã đều giao 01 đồng chí công chức đảm nhận nhiệm vụ theo dõi, quản lý, tham mưu công tác hòa giải ở cơ sở.

Theo thống kê đến nay, trên địa bàn tỉnh có 474 cán bộ làm nhiệm vụ theo dõi, quản lý công tác hòa giải ở cơ sở.

Theo thống kê, đến nay trên địa bàn tỉnh có: 1.308 tổ hòa giải; 8.614 hòa giải viên (trong đó: 6.967 nam, 1.647 nữ; 6.076 hòa giải viên là người dân tộc kinh, 2.538 hòa giải viên là người dân tộc khác; 185 hòa giải viên có trình độ chuyên môn luật, 8.429 hòa giải viên chưa qua đào tạo chuyên môn luật).

2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

- Công tác tuyên truyền, phổ biến thông qua tổ chức Hội nghị, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở: Để đưa Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành sớm đi vào đời sống xã hội, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở, Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh (Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh) đã tham mưu tổ chức 01 hội nghị phổ biến Luật Hòa giải ở cơ

sở cho gần 300 đại biểu là đại diện lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh; các sở, ban ngành, các hội, đoàn thể tỉnh; báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, thành phố; Phòng Tư pháp và các phòng ban thuộc các huyện, thành phố liên quan tham gia. Qua đó, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã tổ chức quán triệt cho cấp ngành mình, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế, xã hội và tuyên truyền rộng rãi nội dung của Luật Hòa giải ở cơ sở đến cán bộ và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Nhằm củng cố, trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải cho cán bộ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hoà giải viên cơ sở, Sở Tư pháp đã tổ chức 16 lớp bồi dưỡng, kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ về hòa giải cơ sở cho hơn 2.000 lượt người tham gia tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Vụ PBGDPL - Bộ Tư pháp tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)