Bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 84 - 86)

3.1. Phương hướng bảo đảm thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở

3.1.1. Bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên cơ sở

“lấy dân làm gốc”

“Dân là gốc của một nước, nước lấy dân làm gốc” - đây là chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết được và tổng kết từ thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới. Trên cơ sở quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” Đại hội lần thứ VI của Đảng đã nêu: “Trong toàn bộ hoạt động của mình Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”.

Đảng ta chủ trương “Hướng mạnh về cơ sở, quan tâm củng cố cơ sở xã hội của chính trị, cơ sở là nơi chính quyền trong lòng dân”. Đảng đã rất quan tâm đến củng cố xây dựng cơ sở vững mạnh mọi mặt, xây dựng khối đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư, trong từng gia đình để “xây dựng xã hội đồng thuận”, do đó mọi mâu thuẫn bất đồng của dân phải kịp thời được giải quyết và phải bảo đảm phát huy dân chủ, xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở.

Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 Khóa VII đã chỉ rõ: “Coi trọng vai trò hòa giải của chính quyền kết hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở”. Chủ trương trên cho thấy Đảng rất coi trọng vai trò của hòa giải, đã nhận thức được hòa giải góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của nhân dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới. Đồng thời, cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa hòa giải ở cơ sở với vai

trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới tiếp tục đề cao vai trò của hòa giải: “Xây dựng cơ chế để nâng cao hiệu quả của các hình thức giải quyết tranh chấp khác như hòa giải, trọng tài, nhằm góp phần xử lý đúng và nhanh chóng những mâu thuẫn, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân và giảm nhẹ công việc cho Tòa án và cơ quan nhà nước khác”.

Một trong những đặc trưng quan trọng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức tự quản. Phát huy các thiết chế tự quản của nhân dân, nhất là các thiết chế tự quản ở cơ sở như: hương ước, quy ước, khoán ước, hòa giải…chính là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, là hạt nhân cơ bản tạo nên sự đồng thuận, thống nhất trong nội bộ nhân dân, làm cơ sở để củng cố khối đoàn kết nhân dân, tạo ra động lực mạnh mẽ trong xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, qua đó hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục chỉ đạo: “Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và của mỗi người dân trong việc quản lý và tổ chức đời sống cộng đồng theo quy định của pháp luật.”; Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục chỉ đạo: “Hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường sự đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.”. Vai trò của các thiết chế tự quản của nhân dân ở cơ sở rất được coi trọng, đặc biệt trong đó nhấn mạnh đến vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân: Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phát huy tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, mở rộng tổ chức, phát triển đoàn

viên, hội viên, tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động có hiệu quả thiết thực.

Có thể khẳng định rằng, trên cơ sở quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng, pháp luật hòa giải ở cơ sở nếu được tổ chức thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 84 - 86)