3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh
3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí đảm bảo cho công tác
hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Từ thực tiễn triển khai hoạt động hòa giải ở cơ sở, một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của công tác này đó chính là vấn đề về cơ sở vật chất, kinh phí để bảo đảm cho công tác hòa giải ở cơ sở. Để pháp luật được bảo đảm thực hiện trong cuộc sống đòi hỏi phải có những điều kiện vật chất nhất định. Tuy nhiên, việc đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện nay vẫn còn nhiều bất cập.
Theo quy định tại Điều 6 Luật Hòa giải ở cơ sở: “Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở để biên soạn, phát hành tài liệu; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng về hòa giải ở cơ sở; sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với công tác hòa giải ở cơ sở; chi thù lao cho hòa giải viên theo vụ, việc và hỗ trợ các chi phí cần thiết khác cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; Ngân sách trung ương chi bổ sung cho các địa phương chưa tự cân đối
được ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.”
Tại Điều 12 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định:
“1. Kinh phí cho quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự cân đối được ngân sách bố trí, sử dụng nguồn thu ngân sách của địa phương để hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.
3. Ngân sách trung ương chi bổ sung cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở được thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.”
Thực hiện Thông tư số100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 về quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số18/2015/QĐ-UBND ngày 13/5/2015 về quy định một số mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, mức hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh hiện nay theo Quyết định này đã cao hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên mức chi hiện vẫn còn thấp, cụ thể như: chi hỗ trợ hoạt động tổ hòa giải (chi mua văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, nước uống phục vụ các cuộc họp tổ hòa giải) là 100.000đồng/tổ/tháng; chi thù lao cho hòa giải viên là 200.000đ/vụ,việc/tổ…
Như vậy, có thể nói kinh phí chi cho công tác hòa giải phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách địa phương với mức chi tương đối thấp. Song trên thực tế nhiều địa phương không bố trí được kinh phí cho công tác hòa giải; hay chỉ chi thù lao cho hòa giải viên đối với những vụ, việc hòa giải thành...Về nguyên tắc,vụ, việc hòa giải có thành hay không thành thì vẫn phải chi thù lao
cho hòa giải viên, tổ hòa giải theo quy định (Số tiền nhận được ở mỗi vụ hòa giải thành nếu chia đều ra cho các thành viên tham gia hòa giải thì số tiền mỗi người nhận được cũng hết sức khiêm tốn). Nếu có địa phương bố trí được kinh phí thì nguồn kinh phí này cũng còn rất hạn chế, phần lớn kinh phí được sử dụng cho sinh hoạt tổ hòa giải, rồi mới đến chi thù lao, sau cùng mới chi cho các hoạt động khác như đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu kiến thức, các cuộc thi cho hòa giải viên…
Tỉnh Quảng Ngãi hiện chỉ có một số xã ở huyện, thành phố đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi như huyện Đức Phổ, Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi...bố trí được kinh phí và thực hiện chi cho công tác hòa giải; một số xã, nhất là các xã ở huyện miền núi, hải đảo vẫn chưa bố trí được kinh phí. Ở các huyện miền núi và các huyện khác, do ngân sách của các huyện, xã miền núi thường do cấp trên cấp, không có nguồn thu cơ bản vẫn chưa đủ chi cho các hoạt động cơ bản nên không thể chi cho công tác hòa giải ở cơ sở.
Điều này dẫn đến tình trạng bất cập trong vấn đề hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Vì vậy, để đảm bảo kinh phí và cơ sở vật chất cho công tác hòa giải ở cơ sở cần, đồng thời để khích lệ hơn nữa hoạt động hòa giải, kịp thời động viên thành viên các tổ hòa giải nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải ở cơ sở thì cần phải có nhữ giải pháp:
- UBND tỉnh Quảng Ngãi tham mưu trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác hòa giải ở cơ sở, theo đó hàng năm hỗ trợ nguồn kinh phí trực tiếp từ ngân sách cấp tỉnh cho công tác hòa giải, giao cho Sở Tư pháp triển khai thực hiện, không để ngân sách cấp xã bố trí như hiện nay. Có như vậy, các địa phương trong tỉnh mới có kinh phí đảm bảo cho công tác hòa giải ở cơ sở.
huy động nguồn kinh phí của các tổ chức, cá nhân tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; xây dựng, ban hành các quy định về chế độ đãi ngộ đối với tổ viên Tổ hòa giải ở cơ sở.
- Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp hướng dẫn xây dựng, kiểm tra việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT- BTC-BTP ngày 30/7/2014 của liên Bộ Tài chính và Tư pháp về quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở. Thực hiện rà soát các quy định về sử dụng kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở để sửa đổi, bổ sung kịp thời, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện báo cáo thống kê về kinh phí nhằm đảm bảo cho công tác hòa giải ở cơ sở thực hiện có hiệu quả.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tại Chương 3, luận văn đã đưa ra những phương hướng, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm cho công tác thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Hòa giải ở cơ sở, thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, vì vậy, để tổ chức thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh ngày càng chất lượng, hiệu quả việc đầu tiên là phải tìm được phương hướng cụ thể, sau đó thực hiện thống nhất, đồng bộ các giải pháp.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của xã hội, các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân cũng ngày càng tăng lên, tính chất mâu thuẫn, tranh chấp cũng đa dạng và phức tạp hơn. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng, từ khi có sự ra đời của Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn có liên quan, việc tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có những bước chuyển biến và mang lại hiệu quả tích cực.
Luật Hòa giải ở cơ sở được ban hành đã góp phần tích cực thúc đẩy hoạt động hòa giải ở cơ sở đạt được nhiều kết quả, với những quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. Hoạt động của hòa giải viên, các tổ hòa giải ở cơ sở đã tiếp tục góp phần đưa pháp luật về tại cơ sở, đồng thời, góp phần rất lớn trong việc nâng cao dân trí pháp lý, ý thức chấp hành pháp luật, giải tỏa kịp thời những vướng mắc pháp luật, giảm bớt các vụ khiếu kiện vượt cấp, các tranh chấp, mâu thuẫn trong đời sống nhân dân, đấu tranh, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Qua nghiên cứu lý luận về thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở; kết hợp với đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, luận văn đã góp phần tổng kết thực tiễn việc tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, từ đó bổ sung thêm vào lý luận những kinh nghiệm thực tiễn, những giải pháp mới nhằm hoàn thiện thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại địa phương.
Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay, trên cơ
sở các chính sách, các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở đã được ban hành, trong thời gian tới việc hoàn thiện về cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo hơn nữa về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở là một trong những yêu cầu thực tiễn khách quan, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác hòa giải ở cơ sở, khẳng định vị trí, vai trò không thể thiếu của công tác này trong đời sống cộng đồng góp phần tạo nên sự đồng thuận xã hội, ổn định, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011), Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2002), Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về: “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”.
3. Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp (2014), Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT- BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp về quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
4. Bộ Tư pháp (2005), Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Bộ Tư pháp-Bộ Tài chính (2014), Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT- BTP-BTC ngày 30/7/2014 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
6. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo 10 năm thực hiện Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở từ năm 1998 đến năm 2008.
7. Bộ Tư pháp (2017), Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật Hòa gải ở cơ
8. Bộ Tư pháp - Ban Thường trực Ủy ban trung ương MTTQVN (2009),
Chương trình phối hợp số 1285/CTPH-BTP-BTTUBTƯMTTQVN ngày 24/4/2009 về tăng cường thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
9. Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính (2010), Thông tư 73/2010/TTLT-BTP-BTC Hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
10. Bộ Tư pháp (2011), Chỉ thị số 03/CT-BTP ngày 27/6/2011 về việc tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở.
11. Bộ Tư pháp (2012), Sổ tay đào tạo giảng viên hòa giải cơ sở, (tài liệu vụ phục vụ Đề án 2 “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước”.
12. Bộ Tư pháp (2012), Pháp luật về hòa giải, Số chuyên đề. 13. Bộ Tư pháp (2014), Sổ tay pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
14. Chính phủ (1999), Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.
15. Chính phủ (2007), Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
16. Chính phủ (2014), Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
17. Chính phủ, Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTUMTTQVN ngày 18/11/2014 về hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
18. Vũ Trọng Hùng, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Trọng Khả, Phan Thăng (đồng chủ biên) (2000), Từ điển pháp luật Anh-Việt, Nhà Xuất bản TP. Hồ chí Minh.
19. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2011) Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Phan Thị Hoàng Mai (2011). Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
21. Những quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở,
(2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992.
23. Quốc hội (2013), Luật Hòa giải ở cơ sở 2013
24. Quốc hội (2015), Luật Mặt trận Tố quốc Việt Nam
25. Sở Tư pháp Quảng Ngãi (2009), Sổ tay nghiệp vụ về tuyên truyền và hòa giải.
26. Sở Tư pháp Quảng Ngãi (2008), 30 tình huống hòa giải thường gặp, Sở Tư pháp Quảng Ngãi.
27. Sở Tư pháp Quảng Ngãi , Sách Tình huống thường gặp (2017),
28. Nguyễn Phương Thảo (2007), Hòa giải ở cơ sở, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 29. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012
ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI).
30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
31. Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 32. Từ điển Tiếng Việt (2001), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
33. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2007), Chỉ thỉ số 02/2007/CT-UBND ngày 05/01/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
34. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2008), Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.
35. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật