Tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 61 - 62)

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp

2.1.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện

Tại Chương 4 Luật Hòa giải ở cơ sở quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. Theo đó, UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở tại địa phương, trình dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở tại đại phương để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền xem xét quyết định, tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; UBND các xã, phường, thị trấn chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở; xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải; thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên tại địa phương; chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; vận động tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

Theo quy định, Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở (khoản 1 Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi, Quy định này ban hành kèm theo Quyết định số 16/2015/QĐ-UBND ngày 17/4/2015 của UBND tỉnh).

Theo đó bộ phận chuyên môn trực tiếp theo dõi, quản lý, tham mưu về công tác hòa giải ở cơ sở: Cấp tỉnh là phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật; cấp huyện là phòng Tư pháp; cấp xã là công chức Tư pháp-Hộ tịch. Hiện tại phòng PBGDPL có 04 biên chế: 01 trưởng phòng (thạc sỹ luật), 03 chuyên viên (cử nhân luật). Phòng Tư pháp 14 huyện, thành phố, mỗi phòng có từ 04- 05 người; cấp xã có 01-02 công chức Tư pháp-Hộ tịch. các phòng thường bố trí 01 công chức trực tiếp teo dõi, quản lý, tham mưu về công tác hòa giải ở cơ sở. Từ tỉnh cho đến các huyện, thành phố và cấp xã đều giao 01 đồng chí công chức đảm nhận nhiệm vụ theo dõi, quản lý, tham mưu công tác hòa giải ở cơ sở.

Theo thống kê đến nay, trên địa bàn tỉnh có 474 cán bộ làm nhiệm vụ theo dõi, quản lý công tác hòa giải ở cơ sở.

Theo thống kê, đến nay trên địa bàn tỉnh có: 1.308 tổ hòa giải; 8.614 hòa giải viên (trong đó: 6.967 nam, 1.647 nữ; 6.076 hòa giải viên là người dân tộc kinh, 2.538 hòa giải viên là người dân tộc khác; 185 hòa giải viên có trình độ chuyên môn luật, 8.429 hòa giải viên chưa qua đào tạo chuyên môn luật).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)