Củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 98 - 101)

3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh

3.2.3. Củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý về

hòa giải ở cơ sở; đội ngũ hòa giải viên cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Đội ngũ Hòa giải viên cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở bởi chính họ là những người trực tiếp thực hiện, đưa các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở vào thực tiễn cuộc sống, quyết định hiệu quả thực hiện pháp luật qua từng vụ việc hòa giải. Do vậy, củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phải coi là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở. Đối với tỉnh Quảng Ngãi, với đặc thù là tỉnh có nhiều huyện miền núi, miền biển, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì cần phải đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ Hòa giải viên cơ sở theo từng vùng miền, trong đó đặc biệt chú trọng vận động và sử dụng có hiệu quả đội ngũ Già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Bởi chính họ là những người gắn bó và hiểu biết thực tế ở cơ sở nhất, gần gũi với người dân nhất. Bên cạnh đó, tâm lý truyền thống của người dân tộc thiểu số là rất tôn trọng, tôn kính Già làng, trưởng bản, mỗi lời nói, phán quyết của Già làng có một uy lực rất lớn cho cả cộng đồng. Đối với miền biển, đặc điểm của ngư dân là thường tập trung đánh bắt cá theo tập đoàn nghề cá hoặc tổ nghề cá, trong đó mỗi tổ hoặc tập đoàn

thường có sự tham gia của hàng chục, thậm chí hàng trăm gia đình. Trong đó, vai trò, vị trí của người Tổ trưởng là rất quan trọng, nếu vận động họ tham gia vào công tác hòa giải thì hiệu quả sẽ rất cao.

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã có sự quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động công tác hòa giải cơ sở, kiện toàn các tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên. Đội ngũ những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào; là những tấm gương tiêu biểu có ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, với khả năng, uy tín của mình cùng với sự năng nổ, nhiệt tình để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tham gia phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Trực tiếp tham gia hòa giải hàng nghìn vụ tranh chấp tại các thôn, bản, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Có thể nói, đội ngũ hòa giải viên nói chung, người có uy tín nói riêng đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân, góp phần đắc lực trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, với sự phát triển và thay đổi không ngừng mọi mặt của đời sống xã hội, thì đội đội ngũ này cần được tiếp tục củng cố, kiện toàn ngang tầm với yêu cầu của đổi mới.

Để củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý về công tác hòa giải ở cơ sở; đội ngũ hòa giải viên cơ sở kiện toàn cần những giải pháp sau:

- Một là: Sở Tư pháp cần tăng cường vai trò tham mưu, phối hợp với các cơ quan, địa phương rà soát, củng cố đội ngũ công chức Tư pháp-Hộ tịch

cấp xã để làm cơ sở cho quản lý nhà nước về công tác tư pháp, trong đó có quản lý về hòa giải ở cơ sở.

- Hai là: Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục ký kết kế hoạch phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và và các thành viên của Mặt trận như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân tộc tỉnh, Tỉnh đoàn … để tăng cường công tác phối hợp trong quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở. Tăng cường phối hợp trong việc rà soát, giới thiệu những người có đủ trình độ, năng lực và uy tín trong cộng đồng dân cư để bầu làm tổ viên tổ hòa giải.

Ở các huyện vùng biển: Ngoài các thành phần tổ hòa giải như hiện nay thì cần bổ sung thêm những người là Chủ tịch, phó chủ tịch hoặc ủy viên nghiệp đoàn nghề cá hoặc Tổ trưởng của các tổ tự quản tàu, thuyền, bến bãi, nhóm thuyền đánh bắt xa bờ của 21 xã bãi ngang ven biển và 3 xã hải đảo. Những người này là những người vừa có khả năng kinh tế, vừa có uy tín quy tụ các gia đình trong Tổ hoặc hiệp hội của họ. Vì vậy nếu vận động họ tham gia vào các tổ hòa giải thì hiệu quả sẽ rất cao.

Ở các huyện miền núi: Tiếp tục rà soát, giới thiệu những người là Già làng hoặc người có uy tín trong thôn, làng để tham gia các tổ hòa giải, đảm bảo tất cả các thôn của các xã, thị trấn miền núi đều có những người có uy tín tham gia vào các Tổ hòa giải.

- Ba là: Tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên. Trong đó cần chú ý tập huấn riêng cho từng nhóm đối tượng như: nhóm đối tượng là những Già làng, trưởng thôn ở miền núi, nhóm đối tượng là những ngư dân ở vùng biển, nhóm đối tượng là cán bộ, thôn, tổ dân phố ở đồng bằng. Từ sự phân nhóm này mà có sự nghiên cứu, biên soạn chương trình tập huấn cụ thể hơn, sát hợp với trình độ và tâm lý của mỗi nhóm đối tượng.

- Bốn là: Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi, Phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn củng cố và đầu tư trang bị sách, tài liệu pháp luật cho Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; quan tâm xây dựng mô hình Tủ sách pháp luật tại nhà văn hóa thôn, điểm đọc sách tại xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư; phát huy vai trò của tủ sách dòng họ... để tổ viên Tổ hòa giải có điều kiện tự tìm hiểu, nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cũng như kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở.

- Năm là: Sở Tư pháp làm đầu mối tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện, UBND cấp xã thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn và thống kê tình hình tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.Theo đó sẽ thống kế số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên biến động qua từng năm, tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải, số vụ việc hòa giải thành, số vụ việc hòa giải không thành. Từ đó đề ra những giải pháp đẩy mạnh công tác hòa giải ở ở sở. Đồng thời, tổ chức đánh giá và nhân rộng mô hình hòa giải tại địa phương đang hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về hòa GIẢI cơ sở ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 98 - 101)