Thực trạng phát triển giáo dục phổ thông tại tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 56 - 61)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2. Thực trạng phát triển giáo dục phổ thông tại tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Quy mô, mạng lưới, trường lớp

Tỉnh Đắk Lắk đã tập trung phát triển phong phú, đa dạng về quy mô mạng lưới trường lớp, từ một hệ thống chỉ có trường công lập, nay đã hình thành các trường dân lập, góp phần mở rộng quy mô giáo dục, tạo cơ hội cho mọi người có nhu cầu học tập lựa chọn, giảm sức ép về quy mô giáo dục cho hệ công lập, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng giữa các loại hình trường. Số lượng trường phổ thông tăng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Hiện nay ngành giáo dục ở tỉnh Đắk Lắk theo thống kê năm học 2018-2019 có hệ thống trường công lập, dân lập, tư thục; cụ thể như sau:

- Giáo dục tiểu học: Hiện nay tỉnh Đắk Lắk có 423 trường tiểu học, 7.194 lớp, 248.070 học sinh.

- Giáo dục trung học cơ sở: Tỉnh Đắk Lắk có 233 trường THCS, 3.725 lớp, 159.185 học sinh.

- Giáo dục THPT: Toàn tỉnh có 56 trường THPT, 1.631 lớp, 75.883 học sinh.

Như vậy, theo thống kê năm học 2018-2019 giáo dục phổ thông của tỉnh có 712 trường, 12.5500 lớp với 483.138 học sinh từ tiểu học đến THPT. Trong đó có 11 trường ngoài công lập gồm: 8 trường tiểu học, 3 trường liên cấp (Trường Victory: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; Hoàng Việt: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; Đông Du Trung học cơ sở,

Trung học phổ thông) đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn. Hệ thống trường dân tộc nội trú trong toàn tỉnh đã được đầu tư khá hoàn chỉnh, đáp ứng các yêu cầu dạy học và sinh hoạt cho học sinh dân tộc thiểu số. Toàn tỉnh có 15 trường PTDTNT cấp huyện (15/15 huyện, thị xã, thành phố) với 2.343 học sinh THCS và 1 trường THPT DTNT cấp tỉnh với 564 học sinh. Trong đó, số học sinh dân tộc Ê đê là 1.460 học sinh, Nùng: 383 học sinh, Tày :330 học sinh, M’Nông: 224 học sinh, Mường: 110 học sinh, Thái: 83 học sinh, Gia Rai: 71 học sinh, Mông: 39 học sinh…Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn có 04 trường phổ thông dân tộc bán trú, 08 trường THPT có bộ phận học sinh dân tộc bán trú với hơn 1.300 học sinh; 15 trung tâm GDTX, 22 Trung tâm tin học ngoại ngữ, 184 Trung tâm học tập cộng đồng đã thu hút 3.618 học viên bổ túc THPT, 708 học viên bổ túc trung học cơ sở, hơn 1200 học viên các lớp liên kết đào tạo, hơn 8.000 học viên các lớp tin học, ngoại ngữ, Ê đê, hơn 5.000 học viên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ [26].

- Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập

Một trong những hình thức XHH giáo dục là việc khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chính sách và giải pháp khuyến khích cơ sở GDPT ngoài công lập thành lập và phát triển, do vậy quy mô các trường NCL ngày càng gia tăng trên địa bàn.

Hòa chung với việc thực hiện chủ trương XHH GDPT của tỉnh, tỉnh Đắk Lắk đã đạt nhiều thành tựu trong công tác đa dạng hóa các loại hình GDPT. Bên cạnh việc duy trì và tăng cường đầu tư cho các cơ sở GDPT công lập, tỉnh còn khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập. Số lượng và chất lượng giáo dục học sinh của các trường ngoài công lập ngày càng gia tăng.

Hiện nay, xét về quy mô, các trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng rất cao (11 trường/708, chiếm 98.45% số lượng các trường), trong khi các trường ngoài công lập chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (khoảng 1.55%).

+ Trường tiểu học: 08 trường; + Trường liên cấp: 03 trường;

+ Tổng mức đầu tư: Khoảng 1.100 tỷ đồng.

Hình 2.1 Tỉ lệ trường phổ thông theo hình thức đào tạo

Bảng số liệu 2.1 cho thấy, số lượng các lớp phổ thông tại các trường ngoài công lập tăng dần theo từng năm. Nếu như năm học 2013-2014, tại các trường phổ thông ngoài công lập trên toàn địa bàn tỉnh chỉ có 95 lớp phổ thông ngoài công lập thì đến năm học 2018-2019, số lượng các lớp tại các trường phổ thông ngoài công lập đã tăng lên gần 03 lần (277 lớp).

Nếu như năm học 2011-2012 các trường phổ thông NCL chỉ có 2919 học sinh theo họcthì đến năm học 2018-2019 con số này đã tăng lên 8654 học sinh. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng của các cơ sở GDPT ngoài công lập.

Bảng 2.1. Quy mô các trường phổ thông ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

NĂM HỌC SỐ TRƯỜNG SÔ LỚP SỐ HỌC SINH

2013-2014 9 95 2919

2015-2016 9 101 3145

2016-2017 11 157 4949

2017-2018 11 230 7142

2018-2019 11 277 8654

Hình 2.2. Quy mô các trường phổ thông ngoài công lập

Những số liệu trên cho thấy công tác XHH của tỉnh thật sự đã có chuyển biến tích cực. Phụ huynh học sinh đã ngày càng tin tưởng giao con em mình cho các trường NCL thể hiện các lớp và số học sinh ngày càng tăng cao qua các năm học.

2.2.2. Số lượng, chất lượng học sinh

Toàn tỉnh 483.138 học sinh (trong đó có 125.249 học sinh dân tộc thiểu số). Việc quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã được Đảng bộ Sở GD-ĐT triển khai đến các Chi bộ trực thuộc, đến các đơn vị trực thuộc. Đồng thời cũng đã đưa các tiêu chí, chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015 về lĩnh vực GD-ĐT vào kế hoạch phát triển GD-ĐT của tỉnh giai đoạn 2011-2015 và Đề án quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020.

Sở GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo trường dạy đúng, đủ chương trình SGK mới theo quy định của Bộ GD-ĐT; Thực hiện nghiêm túc chương trình dạy thêm học thêm, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng đạo đức lối sống nhân văn cho học sinh. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi luôn được giữ vững và tăng lên hàng năm. Ngoài ra, cán bộ, giáo viên các đơn vị còn linh động theo đặc thù địa phương đề ra nhiều biện pháp, phương pháp mới để thu hút học sinh, kết hợp giữa dạy văn

hóa với dạy nghề - hướng nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy số học sinh chất lượng của tỉnh trong các năm thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Kết quả học sinh tiểu học năm học 2014-2017 ở tỉnh Đắk Lắk

(Nguồn: Báo cáo Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk)

Theo bảng 2.2. cho ta thấy tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình học giảm dần, tổng số học sinh qua từng năm học tang dần, số lượng học sinh hoàn thành chương trình học tăng.

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh THCS năm học 2013-2018 ở tỉnh Đắk Lắk Năm học Tổng số học sinh Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%) Kém (%) 2013-2014 124.557 11,94 35,62 43,00 9,00 0,44 2014-2015 121.804 10,02 31,28 42,13 15,74 0,83 2015-2016 112.577 14,97 36,07 40,94 7,62 0,4 2016-2017 113.417 15.98 36.08 40.54 7.0 0.4 2017-2018 112.450 15,5 38,0 40,2 6.0 0.3

(Nguồn: Báo cáo Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk)

Bảng 2.4. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh THPT năm học 2014 -2018 ở tỉnh Đắk Lắk Năm học Tổng số học sinh Số lượng, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học Số lượng, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành chương

trình lớp học 2014-2015 174.843 168.943 học sinh, đạt 96,62% 5.891 học sinh, đạt 3,37% 2015-2016 178.877 173.627 học sinh, đạt 97,07% 5.520 học sinh, đạt 2,93% 2016 -2017 180.950 178.550 học sinh, đạt 98,67% 2400 học sinh, đạt ,1.33% Năm học Tổng số học sinh Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%) Kém (%) 2014-2015 64.123 3,24 30,56 51,14 14,45 0,60 2015-2016 61.744 2,89 27,18 44,35 23,34 2,24

(Nguồn: Báo cáo Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)