Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 103)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục

3.2.7. Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận

nhận thức về XHH GDPT

Tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về XHH GDPT trên địa bàn. Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng, gia đình về vai trò, vị trí của GDPT trong hệ thống giáo dục quốc dân đồng thời nhấn mạnh đến việc tăng cường trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành và các cấp chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện XHH GDPT.

Tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở GDPT trên địa bàn xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng.

Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk xác định, để đẩy mạnh tuyên truyền về XHH GDPT trên địa bàn thì cần phát huy vai trò của nhân dân ở các thôn, xóm, tổ dân phố trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức đồng thời phát hiện, tố giác những hoạt động trái quy định, không đảm bảo an toàn cho học sinh, đề nghị chính quyền địa phương xử lý theo quy định.

Tỉnh đã chỉ đạo thực hiện lồng ghép các hình thức và phương tiện truyền thông khác nhau như: Thông qua báo, đài Trung ương và địa phương; các hội nghị, hội thảo, chương trình… nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các bậc cha mẹ và toàn xã hội tham gia phát triển giáo

dục phổ thông. Qua đó góp phần tạo sự chuyển biến trách nhiệm của nhân dân, đẩy mạnh XHH GDPT trên địa bàn, tăng cường huy động các nguồn lực khác đầu tư cho phát triển GDPT.

Tỉnh Đắk Lắk cũng chú trọng, trong quá trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về XHH GDPT thì đối tượng tập trung ưu tiên trước hết là phụ huynh học sinh. Đây là lực lượng nòng cốt, có vai trò hỗ trợ đắc lực cho các trường trong quá trình giáo dục, đào tạo. Do vậy cần tuyên truyền để phụ huynh học sinh hiểu được từng nội dung yêu cầu trong nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường để từ đó có sự đồng thuận và ủng hộ tích cực các trường với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, vận động các bậc phụ huynh đóng góp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ phục vụ giảng dạy và học tập. Theo đó tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục học sinh ngày càng tốt hơn. Vì vậy tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho phụ huynh học sinh là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác XHH GDPT.

3.2.8. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông ngoài công lập

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, tiếp tục hoàn

thiện về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về GDPT NCL

Bộ GD - ĐT tham mưu với Chính phủ có văn bản quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các ban ngành trong việc thực hiện QLNN đối với cơ sở GDPT NCL. Sở GD - ĐT tham mưu với UBND tỉnh, trong các Hội nghị giao ban với các Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND thành phố, thị xã, huyện, tỉnh chỉ đạo UBND thành phố, thị xã, huyện tăng cường quản lý các cơ sở GDPT NCL theo đúng các quy định của pháp luật và các văn bản hiện hành. UBND tỉnh có văn bản hướng dẫn UBND thành phố, thị xã, huyện về tăng cường quản lý các cơ sở GDPT NCL theo đúng quy định của pháp luật và các văn bản hiện hành. UBND

thành phố, thị xã, huyện có trách nhiệm thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của cấp trên. các cấp có trách nhiệm thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của cấp trên.

- Nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về GDPT NCL

Tăng số lượng cán bộ, công chức trong bộ máy QLNN quản lý mảng GDPT NCL tại các phòng GD - ĐT Thành phố, Thị xã, huyện. Cắt cử cán bộ phụ trách phát triển GDPT tại địa phương để phối hợp thường xuyên, hiệu quả với cán bộ chuyên môn.

Các cấp QLNN về GDPT, các CBQL GDPT NCL cần làm tốt công tác đề bạt, bổ nhiệm quản lý GDPT, coi trọng năng lực, phẩm chất trong lĩnh vực QLNN về GDPT, làm tốt việc đánh giá, phân loại, bổ nhiệm lại CBQL GDPT. Công tác bổ nhiệm quản lý cần quan tâm đến lực lượng trẻ hóa được đào tạo bài bản.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở những quan điểm của Đảng, định hướng của Nhà nước. Từ thực trạng quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong chương 3 đã đề ra phương hướng mục tiêu và đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục trên địa bàn tinh Đắk Lắk. Các giải pháp đề xuất mang tính đồng bộ được nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu của chương 1 và chương 2 kết hợp với những kinh nghiệm từ một số địa phương trong vấn đề quản lý nhà về xã hội hóa giáo dục phổ thông, nhằm nâng cao hiệu quả của xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay.

Trên nền tảng các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, tác giả cũng đề xuất 7 giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XHH GDPT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho giai đoạn sắp tới. Theo đó, các giải pháp mà tác giả đề cập bao gồm:

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách để thúc đẩy quá trình xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

2. Giải pháp về chính sách pháp luật liên quan đến thu hút đầu tư và khuyến khích xã hội hóa đối với các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập.

3. Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo phổ thông, trong đó có các trường phổ thông ngoài công lập.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

5. Minh bạch hóa các khoản thu theo tinh thần xã hội hóa tại các trường phổ thông công lập.

6. Tăng cường thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông để tăng nhận thức về xã hội hóa giáo phổ thông.

7. Tuyên truyền và phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về XHH GDPT.

8. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông ngoài công lập.

KẾT LUẬN

XHH GDPT là việc làm thế nào để vận động và tổ chức toàn xã hội tham gia vào sự phát triển sự nghiệp GDPT nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng và sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của nhân dân. Đây là một chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước, để huy động mọi nguồn lực của xã hội cùng với nguồn lực của Nhà nước vào phát triển nền giáo dục phổ thông.

Thông qua việc đánh giá chính sách XHH GDPT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất hoàn thiện, đổi mới chính sách, Luận văn hi vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của các chính sách xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả của nền giáo dục quốc dân nói chung.

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống khái niệm cơ bản về khoa học quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục phổ thông nói riêng; về XHH và hoạt động XHHGD cũng như xác định cơ sở khoa học của các vấn đề để tăng cường hiệu quả hoạt động XHH GDPT của các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Có thể thấy, công tác XHH GDPT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã thu được nhiều kết quả tích cực có thể kể đến như nâng cao nhận thức về vai trò của GDPT, ý nghĩa của XHH GDPT; chất lượng giáo dục học sinh ở các trường phổ thông công lập cũng có những bước tiến mới qua việc nâng lên về số lượng trường, lớp, học sinh theo học đồng thời với đó là sự nâng cao về chất lượng quản lý và chăm sóc, giáo dục học sinh. Tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều động thái nhằm khuyến khích phát triển các cơ sở GDPT NCL trên địa bàn. Do vậy, số lượng lớp và học sinh NCL ngày càng gia tăng. Công tác QLNN đối với GDPT ngoài công lập cũng đạt được kết quả tốt, đảm bảo chất lượng về chăm sóc, giáo dục trẻ em tại các trường phổ thông NCL.

Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh XHH GDPT trên địa bàn tỉnh. Những giải pháp, kiến nghị đó nhằm làm rõ cơ sở

pháp lý và cơ sở thực tiễn của vấn đề cần thiết phải tiến hành XHH GDPT và nhiệm vụ đẩy mạnh XHH GDPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Khắc Ánh, (2013), Hợp tác công tư và vai trò của hợp tác công tư trong phát triển”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 196, tr. 29-33.

2. Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai – Vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Chính phủ (2004), Nghị định 171/2004/NĐ – CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực.

4. Chính phủ (2011), Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức.

5. Chính phủ (1997), Về chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, Nghị quyết 90 CP, Hà Nội.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ hai ( khóa VIII) về “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện địa hóa và nhiệm vụ đến năm 2020.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

8. Hà Công Hải (2012) “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa giáo dục đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia

9. Phạm Minh Hạc (2001), về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đặng Thị Thanh Huyền ( 2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực – Những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, NXB Khoa học – xã hội.

11. Nguyễn Ngọc Hiến (2002), Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công”NXB. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2002.

12. Phạm Thị Thu Hương (2017), Xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB. Chính trị Quốc gia – Sự thật.

13. Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học giáo dục, NXB. Lý luận Chính trị, Hà Nội.

14. Nguyễn Vinh Hiển (2015), Về công tác xã hội hóa giáo dục ở nước ta những năm qua và những giải pháp đồng bộ cần thực hiện trong thời gian tới” in

trên Tạp chí Cộng sản điện tử

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-

Traodoi/2015/35775/Ve-cong-tac-xa-hoi-hoa-giao-duc-o-nuoc-ta- nhung.aspx)

15. Hồ Chí Minh ( 1958), “Đào tạo thế hệ tương lai là trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang” Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

16. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điểm Bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa.

17. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2013), Nghị quyết số 94/2013/NQ – HĐND về quy hoạch phát triển GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến 2025; Kế hoạch về việc “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008 -2013”.

18. Học viện Hành chính (2009), Giáo trình quản lý nhà nước về văn hóa – Giáo dục – Y tế, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Nghị (2014), Quản lý nhà nước giáo dục bậc trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

20. Trần Quang Nhiếp (2009), Suy nghĩ về xã hội hoá giáo dục hiện nay, Website Đảng Cộng sản Việt Nam.

21. Quốc hội khóa X, (2000), Nghị quyết số 40/2000/QH.X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

22. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục - Đào tạo.

23. Võ Tân Quang (2001), Xã hội hóa giáo dục, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Bùi Gia Thịnh, Võ Tấn Quang, Nguyễn Thanh Bình ( 1999), Xã hội hóa

công tác giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội

25. Sở giáo dục đào tạo Đắk Nông (2014), Báo cáo tổng kết năm học 2013 -2014.

26. Sở Giáo dục đào tạo Đắk Lắk (2012), Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012.

27. Sở Giáo dục đào tạo Đắk Lắk (2013), Báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013.

28. Sở Giáo dục đào tạo Đắk Lắk (2014), Báo cáo tổng kết năm học 2013- 2014.

29. Thái Duy Tuyên (1995), Đổi mới trong giáo dục đào tạo trường phổ thông trung học ở Hà Nội, NXB Hà Nội.

30. Trần Mai Ước – Trường đại học Ngân hang TP. Hồ Chí Minh – Một vài suy nghĩ về nhân lực quản lý giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập.

31. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Báo tổng kết năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)