Định hướng quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 86 - 88)

7. Kết cấu của Luận văn

3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý nhà nước của Đảng và

3.1.3. Định hướng quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục trên địa bàn

bàn tỉnh Đắk Lắk

3.1.3.1. Định hướng.

Trong hoạch định chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk về mục tiêu, chỉ tiêu phát triển XHH các hoạt động giáo dục phải được xác định phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện nguồn lực để huy động toàn xã hội, xác định lộ trình bước đi cho từng thời kỳ.

3.1.3.2. Mục tiêu:

+ Thống nhất nhận thức của các cấp Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội về vị trí, vai trò tầm quan trọng của XHHGD, quản lý XHHGD đói với sự phát triển của đất nước. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục.

+ Xây dựng và ban hành đầy đủ có hệ thống và đồng bộ các văn bản pháp lý về XHHGD. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các hoạt động này được tiến hành ổn định và phát triển sự nghiệp giáo dục.

+ Tổ chức và phát triển tốt hơn các loại hình GD chính quy, không chính quy, công lập, dân lập các nguồn lực tài chính từ Nhà nước và tư nhân để mở rộng quy mô hợp lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả GD.

+ Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường GD lành mạnh. Tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt các học sinh diện chính sách, học sinh nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.

+ Tăng cường cơ sở vật chất, hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục, phát triển giáo dục miền núi, vùng dân tộc và vùng có nhiều khó khăn;

+ Nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy;

+ Đổi mới phương pháp lập và giao kế hoạch ngân sách cho giáo dục và thực hiện quyền tự chủ tài chính các đơn vị trường học;

+ Tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp THCS và THPT là 100%; Duy trì tỷ lệ 100% học sinh học Ngoại ngữ, Tin học, giáo dục hướng nghiệp; 100% trường THPT thực hiện phân ban giáo dục; 30% trường thực hiện học 2 buổi/ngày; Nâng cao năng lực cán bộ quản lý giáo dục các cấp và trường học;

+ Tạo bước phát triển toàn diện ở các cấp học và ngành học, quan tâm đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương, đáp ứng các mục tiêu trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam và những mục tiêu của GD-ĐT, dạy nghề địa phương đến năm 2020.

Điều chỉnh hoàn thiện quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp theo hướng mở rộng đa dạng hóa các loại hình GD-ĐT. Tăng mức đầu tư ngân sách cho sự nghiệp GD-ĐT, đầu tư cho phát triển giáo dục.

+ Xây dựng và phê duyệt quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của tỉnh đến năm 2020 [16].

+ Hoàn thiện mạng lưới trường phổ thông theo hướng đa dạng hóa trên cơ sở ổn định các trường hiện có, khuyến khích mở rộng các trường phổ thông ngoài công lập. Tất cả các trường phổ thông phải được xây dựng kiên cố, có đủ phòng chức năng, được trang bị máy tính. Thực hiện tốt việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy - học, ứng dụng rộng rải CNTT vào các hoạt động trong nhà trường, nhất là trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. Mở rộng quy mô, đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận thanh niên có cơ hội học tập và tiếp cận kiến thức khoa học đại học ở bậc trung học;

+ Đổi mới cơ chế, chính sách giáo dục; tăng cường công tác quản lý; nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của giáo dục;

+ Tăng cường cơ sở vật chất, đất đai, trang thiết bị giáo dục; các giải pháp về nguồn lực tài chính; nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

+ Nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của giáo dục trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Huy động mọi nguồn lực của xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với xã hội và gia đình học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)