Quan điểm của Đảng về xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 82 - 85)

7. Kết cấu của Luận văn

3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý nhà nước của Đảng và

3.1.1. Quan điểm của Đảng về xã hội hóa giáo dục

Quan điểm của Đảng về xã hội hóa giáo dục được thể hiện trong nhiều Văn kiện và Nghị quyết. Chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, là giải pháp quan trọng trong sự giáo dục toàn dân.

Trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo gặp nhiều khó khăn về tài chính do ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm yêu cầu phát triển giáo dục. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện xã hội hóa giáo dục. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 được thông qua tại Đại hội VII của Đảng xác định: “Khai thác mọi tiềm năng của toàn xã hội tham gia giáo dục và đào tạo”, “đa dạng hóa các hình thức đào tạo” , “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Chủ trương xã hội hóa giáo dục được Đảng ta tiếp tục làm rõ hơn tại Đại hội VIII, đó là: “Các vấn đề chính sách xã hội được giải quyết theo tinh thần xã hội hóa, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội”, “động viên đúng mức sự đóng góp của mỗi nhà, mỗi người, đồng thời thu hút nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các giới trong và ngoài nước cho giáo dục và đào tạo”. Tại Đại hội IX, Đảng ta chủ trương: “Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội”. Đại hội X của Đảng khẳng định: “Phát huy tiềm năng, trí tuệ và các nguồn lực vật chất trong nhân dân, của toàn xã hội để cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội và chăm lo phát triển dịch vụ công cộng”, “huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia sự

nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp… để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội”. Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiếp tục hoàn thiện chủ trương xã hội hóa giáo dục: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện, động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo mọi điều kiện để người dân học tập suốt đời”. Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”, “đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách giá dịch vụ giáo dục - đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”.

Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội XI năm 2011 đã khẳng định cần phải tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo, Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục và thể thao.

Tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường…nhấn mạnh: “Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Tăng tỷ lệ trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Hướng tới có loại hình cơ sở giáo dục do cộng đồng đầu tư”.

Như vậy, một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới của Đảng ta là thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Chủ trương này ngày càng được thể hiện rõ hơn trong các văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới.

Những định hướng lớn được đề cập tới trong phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo bao gồm:

Thứ nhất, Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng GD-ĐT. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học,

phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng GD toàn diện, đặc biệt coi trọng GD lý tưởng, GD truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong Giáo dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở GD-ĐT. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở GD-ĐT đạt trình độ quốc tế.

Thứ hai, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hoá đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất; nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo. Quan tâm hơn tới phát triển GD-ĐT ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn.

Thứ ba, Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý GD-ĐT trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD-ĐT. Thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ đối với các cơ sở GD-ĐT gắn với đổi mới cơ chế tài chính. Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu, chất lượng GD-ĐT. Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng GD-ĐT; tổ chức xếp hạng cơ sở GD-ĐT. Tăng cường công tác thanh tra; kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong GD-ĐT. Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hoá GD-ĐT trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều

kiện để người dân được học tập suốt đời. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)