Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để thúc đẩy quá trình xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 88 - 93)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để thúc đẩy quá trình xã

xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Để thực hiện tốt vấn đề quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách nhằm điều chỉnh các hành vi và

quan hệ có liên quan đến các hoạt động xã hội hóa, thúc đẩy quá trình phát triển xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách là cơ sơ pháp lý để quản lý, là sự cam kết vững chắc của Nhà nước đối với lĩnh vực này. Đồng thời cũng là hành lang pháp lý của tất cả các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục trong cả nước trên con đường phát triển đất nước cụ thể:

- Thứ nhất, Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập.

Những bất cập của giáo dục ngoài công lập hiện nay bắt nguồn từ việc chưa có một hành lang pháp lý đầy đủ và rõ ràng để điều tiết, hướng dẫn, chỉ đạo khu vực này. Vì vậy yêu cầu cấp thiết đầu tiên là phải hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý để các đơn vị quản lý có công cụ để thực hiện công việc của mình.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực chất quyền tự do cho công dân trong hoạt động cung cấp giáo dục đi đôi với kiểm tra, kiểm soát và cạnh tranh lành mạnh.

Đồng bộ hóa các văn bản pháp quy, thể chế và chính sách đối với hệ thống giáo dục phổ thông ngoài công lập cho mỗi loại hình dịch vụ với các hình thức đầu tư đan xen và đa dạng. Đồng thời từng bước ban hành các hình thức pháp lý mới phù hợp và tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập phát triển.

Một là, hoàn thiện các văn bản quy định điều kiện thành lập các trường phổ thông ngoài công lập, quy chế hoạt động của các trường theo hướng quy định rõ vai trò, trách nhiệm, chức năng, mục tiêu hoạt động, các loại hình chất lượng giáo dục để đảm bảo việc thực hiện các tiêu chí giáo dục và quyền lợi của người học.

Hai là, hoàn thiện các văn bản quy định về quy mô, tổ chức, mô hình hoạt động của các trường phổ thông ngoài công lập.

Ba là, hoàn thiện các văn bản bảo vệ về mặt pháp lý các hoạt động giáo dục phổ thông ngoài công lập.

Bốn là, hoàn thiện các văn bản quy định về vấn đề phá sản, giải thể, doanh nghiệp cho lĩnh vực đầu tư là trường học.

- Thứ hai, Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông.

Để đẩy mạnh quá trình xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bản tỉnh Đắk Lắk, các cấp, các ngành cần phải hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ngoài công lập.

Hoàn thiện mạng lưới quản lý nhà nước từ tỉnh xuống xã, phường. Bổ sung thêm cán bộ chuyên quản lý giáo dục phổ thông ngoài công lập.

Cần phải có quy định cụ thể về quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập, quy định cần phân cấp rõ ràng công tác quản lý cho cấp Tỉnh, Huyện, Xã.

3.2.2. Hoàn thiện các chính sách liên quan đến thu hút đầu tư và khuyến khích xã hội hóa đối với các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập

Để bảo đảm việc thu hút đầu tư được hiệu quả, ngày 15-11-2015, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Công văn số 8582/UBND-TH gửi các sở, ngành, địa phương về việc triển khai thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên địa bàn tỉnh. Tỉnh xác định, để thu hút đầu tư, cả hệ thống chính quyền đều phải mong muốn hướng tới việc tạo ra môi trường thực sự tốt cho thu hút đầu tư. Tiếp đó, các ngành, các cấp phải hành động một cách đồng bộ, năng động trong xử lý các thủ tục và tuân thủ các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, phải thật sự coi công việc của nhà đầu tư là công việc và trách nhiệm của chính quyền.

Hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về xã hội hóa, xác định rõ ràng cơ chế hoạt động, vị trí pháp lý của các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài Nhà nước. Để thống nhất về định hướng và xác lập niềm tin của các nhà đầu tư tư nhân, trong tương lai nên xây dựng một luật về xã hội hóa.

Dù mục đích lợi nhuận hay không, nhà đầu tư cũng sẽ chọn nơi thuận lợi để thực hiện dự án xã hội hóa. Để hướng các dự án này đi đúng các quy hoạch tổng thể và đến đúng với nơi cần, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích. Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 20/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường đã đi đúng với hướng này.

Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế để khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, cấp phép hoạt động, kiểm tra xử lý vi phạm đối với các cơ sở phổ thông ngoài công lập để đảm bảo các cơ sở này hoạt động theo đúng điều kiện quy định.

+ Ưu tiên cấp hoặc cho thuê đất đai lâu dài, cho vay vốn tín dụng ưu đãi để các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân xây dựng các trường phổ thông ngoài công lập cho các tổ chức kinh tế - xã hội.

+ Thực hiện chính sách thuế hợp lý đối với GDPT ngoài công lập nhằm khuyến khích các loại hình GDPT ngoài công lập phát triển và mở rộng.

+ Để tạo thuận lợi cho hoạt động xã hội hóa, cần tạo một môi trường pháp lý bình đẳng cho tất cả các chủ thể tham gia cung ứng dịch vụ công cộng; tiếp tục chống tham nhũng và cải cách hành chính, đồng thời coi đây là hoạt động cho mọi hoạt động quản lý nhà nước.

+ Trong hoạt động giáo dục và đào tạo, để khuyến khích hiệu quả của hoạt động xã hội hóa, cần tạo các kênh thông tin để gia đình và xã hội có thể trực tiếp đóng góp ý kiến cho chương trình đào tạo. Phát huy vai trò của các Hội khuyến học, Hội phụ huynh học sinh… Để nâng cao chất lượng giáo viên của các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập, cần định kỳ tổ chức tập huấn kỹ năng sư phạm và khuyến khích chủ trương cơ chế để họ tích cực học tập để nâng cao trình độ.

+ Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ của Nhà nước và tư nhân, đối xử với các sản phẩm do các đơn vị xã hội hóa tạo ra ngang bằng với sản phẩm của các đơn vị Nhà nước.

Cung ứng dịch vụ công đầy đủ và có chất lượng góp phần quan trọng vào việc nâng cao mức sống của người dân, bảo đảm trật tự và duy trì sự phát triển của xã hội. Xã hội hóa dịch vụ công là xu hướng tất yếu khách quan trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cần phải được xem là giải pháp chủ đạo nhằm nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ công ở nước ta trong thời gian tới.

3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo phổ thông, trong đó có các trường phổ thông ngoài công lập

Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức công bố Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định và Quy hoạch của UBND Thành tỉnh về việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và mạng lưới trường học của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Tỉnh cần có cơ chế chính sách đối với các trường phổ thông chuyển đổi sang mô hình công lập tự chủ một phần tài chính để phù hợp với tình hình thực tiễn ở khu vực; tạo điều kiện cho các trường phổ thông công lập thu hút được nguồn lực đầu tư, giải quyết khó khăn, vướng mắc hiện nay về thu, chi tài chính. Bên cạnh đó xây dựng cơ chế chính sách phát triển hệ thống các trường phổ thông ngoài công lập, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng trường lớp, cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất các trường theo hướng đạt chuẩn; có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng trường phổ thông.

Để công tác GDPT phát triển theo hướng bền vững cần có quy hoạch tổng thể mạng lưới các trường phổ thông ở từng khu vực, địa bàn dân cư, để xây dựng trường phổ thông bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tránh lãng phí cơ sở vật chất; đồng thời thực hiện rà soát đối với quỹ đất của các đơn vị Nhà nước, doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích để chuyển sang phục vụ mạng lưới GDPT trên địa bàn. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với các trường phổ thông, nhất là khu vực ngoài công lập, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời tạo điều kiện cho loại hình này phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)