Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 51)

7. Kết cấu của Luận văn

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý nhà nước đối vớ

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục tại tỉnh

Khánh Hòa

Những năm gần đây, tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh việc xã hội hóa đầu tư trang, thiết bị kỹ thuật hiện đại trong các cơ sở GD. Tuy nhiên, kết quả triển khai chưa cao, việc thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư để nâng cao chất lượng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi thành phố phải có những giải pháp và lộ trình tổng thể.

Triển khai các quy định của Đảng và Nhà nước, tỉnh Khánh Hòa và cũng đã ban hành nhiều quy định về XHH nói chung và XHHGD nói riêng, cụ thể như:

Đề án số 105/ĐA-UBND ngày 30/7/2009 của UBND tỉnh về việc nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh đến năm 2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VIII kỳ họp thứ 18 thông qua tại Nghị quyết số 04/2009/NQ- HĐND ngày 17/7/2009, trong đó XHHGD được xác định là một trong những cách thức quan trọng nhằm huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển GD.

Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 21/6/2010 của UBND tỉnh ban hành quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực GD-ĐT, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

Công văn số 12263/UBND-VHKG ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc hoàn thiện Kế hoạch thực hiện đề án nâng cao chất lượng GDPT tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 đã cụ thể hóa những nội dung của Đề án 106, trong đó đưa ra các kế hoạch chi tiết nhằm nâng cao chất lượng của GDPT;

Sở GD-ĐT Khánh Hòa; Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học tỉnh Khánh Hòa năm 2020 nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Phối hợp với các Sở, Ngành tham mưu với UBND tỉnh xây dựng cơ chế chính sách ưu tiên cho vay vốn để xây dựng trường phổ thông, dành quỹ đất ưu tiên, dành kinh phí xây dựng trường phổ thông cho các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân thuê để mở trường phổ thông ngoài công lập.

Hàng năm, vào đầu năm học, Sở GD-ĐT Khánh Hòa đều có ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, trong đó có quy định cụ thể quy mô, hình thức thực hiện XHH.

Theo đánh giá của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh một trong những vấn đề khó khăn khi thu hút nguồn vốn xã hội hóa là cơ cấu giá dịch vụ liên doanh, liên kết còn nhiều bất cập, chưa tính cụ thể khấu hao tài sản cố định, trong khi đó giá trị khấu hao tài sản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hình thành giá dịch vụ.

Một vấn đề nữa, là nhận thức của một số nhà quản lý, lãnh đạo trường còn tâm lý dựa vào ngân sách Nhà nước, chưa thật sự đổi mới, chủ động tự chủ tài chính, mạnh dạn đầu tư, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.

Ðể khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục, các cơ quan chuyên môn tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa mua sắm trang, thiết bị dạy học rà soát lại các danh mục, đánh giá lại các dịch vụ giáo dục, từ đó tham mưu tỉnh đầu tư theo hướng chuyên sâu, thực hiện công tác xã hội hóa gắn với thế mạnh chuyên môn của từng đơn vị, gắn với giá và lộ trình tự chủ. Ðặc biệt, cần quan tâm thực hiện quy trình mua sắm, xây dựng, quản lý, sử dụng trang, thiết bị dạy học có nguồn vốn xã hội hóa, bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, hài hòa quyền lợi của người học và nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)