Tỷ lệ mẫu điều tra cán bộ, công nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mại thái hưng (Trang 46 - 57)

Tên đơn vị Số lượng cán bộ

công nhân viên

Số lượng mẫu điều tra

1. Khối hành chính 198 110

2. Khối sản xuất trực tiếp 319 176

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Xử lý số liệu là việc chuẩn hoá, chỉnh sửa số liệu thô cho phù hợp với việc phân tích và trình bày kết quả phân tích.

Các tài liệu sau khi được thu thập sẽ được kiểm tra để phát hiện những thiếu chính xác trong quá trình ghi chép, bổ sung những thông tin còn thiếu sót, sau đó được tổng hợp lại và tính toán theo mục tiêu của đề tài.

+ Phương pháp tổng hợp thông tin: Được tiến hành bằng phương pháp phân tổ thống kê, được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn.

+ Phương pháp biểu đồ và phương pháp bảng thống kê được sử dụng để tổng hợp các thông tin thu thập được, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá.

+ Công cụ được sử dụng để xử lý thông tin: Phần mềm Excel,.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này dùng để mô tả thực trạng

điều kiện của Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng, tập hợp các thông tin về tình hình phát triển nguồn nhân lực cho công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp tính các chỉ tiêu tương

đối và tuyệt đối, so sánh qua các thời kỳ về thực trạng nguồn nhân lực và thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích SWOT: với những nội dung nghiên cứu về

phát triển nguồn nhân lực, vấn đề quan tâm trong phân tích định tính đó là xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu; những cơ hội và thách thức…, trên cơ sở đó có được một căn cứ đầy đủ, khoa học hơn trước khi đưa ra những kết luận khoa học và đề xuất giải pháp cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại Công ty.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp

- Chỉ tiêu về quy mô, số lượng

Tổng nguồn nhân lực (năm i) = NNL trực tiếp (năm i) + NNL gián tiếp (năm i) Chỉ tiêu này nhằm đánh giá quy mô số lượng NNL qua mỗi năm thay đổi về số lượng ở mức nào.

- Chỉ tiêu độ tuổi, giới tính Cơ cấu NNL theo

tuổi, giới tính =

Số lượng NNL phân loại theo tuổi, giới tính

x 100% Tổng số NNL trong công ty

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng NNL trong công ty được phân loại theo tuổi, giới tính, xem xét sự phù hợp của tuổi, giới tính với kết quả hoạt động SXKD của công ty.

- Chỉ tiêu về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn Cơ cấu NNL theo học

vấn, chuyên môn =

Số lượng NNL phân loại học vấn, chuyên môn

x 100% Tổng số NNL trong công ty

Trình độ học vấn, chuyên môn có được thông qua hệ thống đào tạo. Đào tạo làm tăng lực lượng lao động có trình độ cao, tạo ra khả năng thúc đẩy tăng trưởng kết quả kinh doanh của công ty.

- Chỉ tiêu theo chức năng lao động Cơ cấu NNL trực

tiếp/gián tiếp =

Số lượng NNL phân loại là trực tiếp/gián tiếp

x 100% Tổng số NNL trong công ty

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng NNL công ty sử dụng tỷ lệ lao động trực tiếp là nhiều hay tỷ lệ lao động gián tiếp là nhiều.

- Chỉ tiêu về hợp đồng lao động Cơ cấu NNL theo

thời hạn hợp đồng dài hạn/ngắn hạn

=

Số lượng NNL phân loại hợp đồng dài hạn/ngắn hạn

x 100% Tổng số NNL trong công ty

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng NNL công ty sử dụng có tỷ lệ biên chế và chưa biên chế là bao nhiêu %, xem xét khả năng trung thành và gắn bó của NNL đối với công ty.

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp

a) Chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

Cơ cấu từng tiêu chí đánh giá

nguồn tuyển dụng NNL công ty =

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Tiêu chí này cho biết tỷ lệ nguồn tuyển dụng NNL cho công ty từ nguồn nào. Bao gồm các tiêu chí : Cán bộ nhân viên giới thiệu ; Trung tâm giới thiệu việc làm; Phương tiện truyền thông (trang Web tuyển dụng, quảng cáo, website công ty) và nguồn khác.

b) Chỉ tiêu đánh giá công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực

Cơ cấu từng tiêu chí đánh giá phân công lao động cho

NNL công ty

=

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Tiêu chí này cho biết công tác đánh giá phân công lao động cho công ty được thực hiện ở mức độ nào. Bao gồm các tiêu chí : được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo; Đánh giá về phân công lao động; Việc phân công công việc cho phép phát huy tốt năng lực cá nhân.

c) Chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực

- Chỉ tiêu đánh giá thời gian đào tạo + Đào tạo dài hạn

Đào tạo dài hạn = NNL tham gia học cao học/Đại học + NNL tham gia khóa cao cấp chính trị

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá trình độ chuyên môn đào tạo của NNL quản trị cấp cao trong công ty tham gia đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn và chính trị.

+ Đào tạo ngắn hạn

Đào tạo ngắn hạn = Đào tạo mới/Đào tạo lại + Đào tạo nâng cao nghiệp vụ Chỉ tiêu này nhằm đánh giá trình độ chuyên môn đào tạo của NNL trực tiếp, có thể họ tham gia các khóa tập huấn, nghiệp vụ ngắn hạn tại công ty.

- Tỷ lệ chi phí đào tạo với tổng doanh thu Tỷ lệ chi phí đào tạo

so với doanh thu năm i =

Chi phí đào tạo năm i

x 100% Tổng doanh thu của công ty năm i

Tiêu chí này cho biết công ty dành bao nhiều phần % doanh thu cho phát triển nguồn nhân lực thông qua chương trình đào tạo. Tỷ lệ này càng cao qua các năm chứng tỏ công ty đã quan tâm đến chất lượng NNL.

d) Chỉ tiêu đánh giá thu nhập và chính sách đãi ngộ

- Chỉ tiêu đánh giá tiền lương Cơ cấu từng tiêu chí đánh giá

tiền lương cho NNL công ty =

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Tiêu chí này nhằm đánh giá sự hài lòng của NNL công ty về mức lương theo từng chức danh công việc. Bao gồm tiêu chí: Nợ lương, Tiền lương trả đúng hạn; Mức lương hiện tại đủ chi trả cuộc sống hàng ngày; Mức lương phù hợp với sức lao động và sự cống hiến.

- Chỉ tiêu đánh giá đãi ngộ Cơ cấu từng tiêu chí đánh giá

đãi ngộ cho NNL công ty =

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Tiêu chí này nhằm đánh giá sự hài lòng của NNL công ty về sự đãi ngộ của công ty theo từng chức danh công việc. Bao gồm tiêu chí: tăng lương, thăng chức; Hỗ trợ xăng, xe đi lại; Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Du lịch, nghỉ mát hàng năm; quỹ thăm hỏi, động viên lao động ốm đau, thai sản,hiếu hỉ; thưởng lễ, tết.

e) Chỉ tiêu đánh giá công tác đề bạt, thăng tiến

Cơ cấu từng tiêu chí đánh giá công tác đề bạt, thăng tiến cho NNL công ty

=

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Tiêu chí này cho biết công tác đánh giá đề bạt cho NNL công ty được thực hiện ở mức độ nào. Bao gồm các tiêu chí : Có nhiều cơ hội thăng tiến; Được tạo điều kiện cần thiết để được thăng tiến; Chính sách của công ty với cơ hội thăng tiến là công bằng.

f) Chỉ tiêu về phát triển kỹ năng nguồn nhân lực

Cơ cấu từng tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc

nhóm của NNL công ty

=

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Tiêu chí này cho biết công tác đánh giá kỹ năng làm việc nhóm cho NNL công ty được thực hiện ở mức độ nào. Bao gồm các tiêu chí : Thường xuyên làm việc theo tổ, nhóm; Sự phối hợp làm việc theo tổ, nhóm đem lại hiệu quả cao trong công việc; Công việc yêu cầu phải nâng cao khả năng làm việc theo nhóm; Làm việc theo nhóm giúp nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm bản thân..; Được tham gia các lớp huấn luyện làm việc theo nhóm.

g)Chỉ tiêu phát triển trình độ lành nghề

Cơ cấu từng tiêu chí đánh giá phát triển trình độ lành

nghề của NNL công ty

=

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Tiêu chí này cho biết công tác đánh giá phát triển trình độ lành nghề cho NNL công ty được thực hiện ở mức độ nào. Bao gồm các tiêu chí : kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc; công ty tạo điều kiện để nâng cao trình độ lành nghề; được tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ lành nghề; trình độ thành thạo của NNL được nâng lên rõ rệt qua thời gian; Nhờ các lớp nâng cao trình độ lành nghề mà kết quả giải quyết công việc được nâng lên một cách rõ rệt; Nhìn chung công tác đào tạo nâng cao trình độ lành nghề có hiệu quả tốt.

h) Chỉ tiêu phát triển về thể lực NNL

Cơ cấu từng tiêu chí đánh giá thể lực NNL công ty =

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Tiêu chí này cho biết công tác đánh giá phát triển thể lực cho NNL công ty được thực hiện ở mức độ nào. Bao gồm các tiêu chí : Công ty tổ chức cho người lao động khám sức khoẻ định kỳ; Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo tái sức sản xuất; Thực hiện đầy đủ an toàn và bảo hộ lao động; Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được lãnh đạo công ty quan tâm, tạo điều kiện.

i) Chỉ tiêu đánh giá đạo đức, tác phong của NNL công ty

Cơ cấu từng tiêu chí đánh giá đạo đức, tác

phong NNL công ty

=

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Tiêu chí này cho biết công tác đánh giá phát triển thể lực cho NNL công ty được thực hiện ở mức độ nào. Bao gồm các tiêu chí : Chấp hành đúng nội quy, quy định trong công ty; Tinh thần làm việc tốt; Đấu tranh với tiêu cực trong công việc và sinh hoạt tập thể.

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG

3.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng

3.1.1. Quá trình hình thành và chiến lược phát triển

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG - Tên tiếng anh: THAI HUNG TRADING JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: THAI HUNG

- Địa chỉ: Tổ 14 - Phường Gia Sàng - TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. - Điện thoại: 0208. 3759988

- Website: thaihung.com.vn

Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Kim khí Thái Hưng được thành lập ngày 22 tháng 5 năm 1993 theo Quyết định số 291/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái, nay là tỉnh Thái Nguyên. Sau 10 năm hoạt động, năm 2003, Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Kim khí Thái Hưng chính thức chuyển đổi thành mô hình Công ty cổ phần như ngày nay. Vốn điều lệ hiện tại là: 1.000 tỷ đồng. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanhn của công ty gồm: - Thép xây dựng - Xuất nhập khẩu - Phế liệu và phôi thép - Vận tải - Du lịch khách sạn - Lĩnh vực lâm sản - Sách, văn hóa phẩm - Sửa chữa đại tu ô tô - Kết cấu, xây dựng - Newspace Bar - Coffee

CTCP Thương mại Thái Hưng hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó tập trung có 3 nhóm ngành nghề chính là:

Sản xuất: Sản xuất phôi thép, cốp pha thép, chế biến lâm sản, kết cấu, xây dựng;

Kinh doanh: Thép xây dựng, phôi thép, phế liệu kim loại, sách văn hóa phẩm, kinh doanh lâm sản;

Dịch vụ: Vận tải, khách sạn, nhà hàng...

Công ty đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, công ty con. Hiện tại Công ty có 7 Phòng, Ban nghiệp vụ và 11 công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc. Tổng số lao động hiện tại là 517 người. Doanh thu hàng năm đạt khoảng từ 15.000 đến 18.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước từ 550 đến 650 tỷ đồng mỗi năm.

Qua quá trình xây dựng và phát triển, Công ty ngày càng lớn mạnh và đã khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Thương hiệu Thái Hưng là một trong 100 thương hiệu mạnh của cả nước. Công ty liên tục đạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt” qua các năm từ 2006 đến nay. Công ty cũng đạt nhiều giải thưởng khác và được báo điện tử Vietnamnet bình chọn, xếp hạng trong Top 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam nói chung và Top 20 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức

- Đại hội đồng cổ đông - Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách tổ chức - Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính kế toán - Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách vật tư thiết bị - Các phòng ban nghiệp vụ

- Các công ty, chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc - Các công ty Thái Hưng đầu tư vốn

Cơ cấu tổ chức công ty gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty do Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm. Các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng công ty do Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm. Trưởng các phòng ban, giám đốc các đơn vị trực thuộc do Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm sau khi được sự đồng ý chấp thuận bằng nghị quyết của Hội đồng quản trị công ty. Các chức danh còn lại do Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm theo đề nghị của trưởng phòng ban và giám đốc đơn vị trực thuộc. Các phòng ban và các đơn vị trực thuộc hoạt động theo chức năng nhiệm vụ và quy chế phân cấp công tác sản xuất kinh doanh được Hội đồng quản trị công ty phê duyệt.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty CPTM Thái Hưng)

* Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định những vẫn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định.

* Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền

lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Công ty. Hội đồng quản trị của Công ty dự kiến gồm 05 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.

* Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

* Phó Tổng giám đốc:

- Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc;

- Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.

* Các phòng ban nghiệp vụ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mại thái hưng (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)