Văn phòng đại diện và các công ty Thái Hưng đầu tư vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mại thái hưng (Trang 57)

TT Tên đơn vị trực thuộc

1 Văn phòng đại diện của Công ty CPTM Thái Hưng tại Thành phố Hồ Chí Minh

2 Công ty Cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên 3 Công ty Cổ phần Lâm Sản Thái Nguyên 4 Công ty Cổ phần khách sạn Cao Bắc

5 Công ty TNHH MTV Cốt pha thép Thái Hưng 6 Chi nhánh Quảng Ninh

7 Văn phòng Đại diện Công ty CPTM Thái Hưng 8 Công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội

9 Công ty TNHH TM Thái Hưng Hưng Yên 10 Xí nghiệp vận tải

11 Công ty Luyện cán thép Gia Sàng

(Nguồn: Website: thaihung.com.vn)

3.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua một số năm

Qua bảng 3.2 ta thấy Công ty Cổ phần thương mại là một công ty lớn với doanh thu hàng năm đạt doanh số rất cao, năm 2014 doanh thu của công ty đạt 14.500 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên thành 15.610 tỷ đồng đến năm 2016 tổng doanh thu đạt 16.000 tỷ đồng. Công ty đã đóng thuế cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, cụ thể là năm 2014 công ty đã đóng 550 tỷ đồng, năm 2015 là 650 tỷ đồng, năm 2016 giảm xuống còn 500 tỷ đồng. Dù tình hình của công ty trong giai đoan 2014 - 2016 có nhiều biến động nhưng công ty cổ phần thương mại Thái Hưng đã đảm bảo nguồn thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tương đối ổn định, năm 2014 thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 6,1 triệu đồng/ người/ tháng, đến năm 2015 thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng lên 8 triệu đồng / người/ tháng, đến năm 2016 là 9,5 triệu đồng/ người/ tháng. Với tình hình kinh tế ở cả nước nói chung, của Thái Nguyên nói riêng mức thu nhập trên là tương đối cao so với mặt bằng thu nhập của các doanh nghiệp trong nước, điều này góp phần tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên ổn định cuộc sống hơn.

Bảng 3.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của công ty từ năm 2014-2016

TT CHỈ TIÊU ĐVT KH 2014 TH 2014 KH 2015 TH 2015 KH 2016 TH 2016

1 Tổng doanh thu tỷ đồng 14.500 14.500 15.000 15.500 15.500 15.610

Trong đó:

- Giá trị sản xuất công nghiệp tỷ đồng

- Doanh thu dịch vụ thương mại " 14.000 14.500 15.000 15.500 15.500 15.610 2 Tổng nộp ngân sách Nhà nước tỷ đồng 550 550 650 650 500 472

Trong đó:

- Nộp ngân sách Thành phố tỷ đồng 290 294,2 340 337 280 262

- Nộp ngân sách địa phương khác tỷ đồng 260 255,8 310 313 220 210

3 Tổng số lao động bình quân trong năm Người 530 550 550 500 500 517

Trong đó:

- Số người đóng BHXH " 500 530 530 457 480 498

4 Thu nhập bình quân (người/tháng) Triệu đồng 6 6,1 7 8 8,5 9,5

5 Tổng vốn có đến ngày 31/12/2016 Tỷ đồng

Trong đó: - Vốn cố định " 450 539 550 520 650 946

- Vốn lưu động " 400 521 530 560 600 906

Tham gia ủng hộ các quỹ xã hội Triệu đồng 120 170 200 312 300 444

(Nguồn phòng tài chính - kế toán)

3.2. Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực tại CTCT thương mại Thái Hưng

3.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực tại CTCT thương mại Thái Hưng

3.2.1.1. Quy mô nguồn nhân lực

Trong giai đoạn 2014 - 2016 do tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, thêm nữa việc công ty đầu tư thiết bị, máy móc tiên tiến vào sản xuất đã thay thế một phần lớn người lao động làm giảm số lượng công nhân lao động chân tay nặng nhọc, nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty. Với sự gia tăng về lao động tương đối ổn định trong những năm gần đây do phần lớn chịu ảnh hưởng của nền kinh tế trong và ngoài nước. Lực lượng lao động năm 2016 của công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng chia ra nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng và nghiệp vụ riêng.

Bảng 3.3: Tổng số lao động tại các đơn vị trực thuộc Công ty năm 2016

STT Tên đơn vị Số người

1 Ban Lãnh đạo 9 2 Ban Pháp chế 4 3 Phòng Tổ chức Hành chính 38 4 Phòng Tài chính Kế toán 23 5 Phòng Kinh doanh 51 6 Phòng Xuất nhập khẩu 20

7 Ban Bảo vệ công ty 32

8 Xí nghiệp Vận tải 131

9 Văn phòng đại diện tại Hải Dương 1

10 Chi nhánh Quảng Ninh 6

11 Công ty TNHH MTV Thái Hưng - Hà Nội 17

12 Công ty TNHH Thương mại Thái Hưng - Hưng Yên 32

13 Ban Dự án khôi phục và cải tạo GSS 16

14 Văn phòng đại điện tại thành phố Hồ Chí Minh 12

15 Bộ phận làm việc tại VIS 02

16 Công ty CP BCH 14

17 Công ty CP Khách sạn Cao Bắc 15

18 Công ty CP Lâm sản Thái Nguyên 43

19 Công ty CP Phát hành sách Thái Nguyên 51

Tổng cộng 517

Biểu đồ 3.1. Biến động về tổng số lao động của Công ty CPTM Thái Hưng giai đoạn 2014-2016

(Nguồn: Phòng hành chính - tổ chức công ty CPTM Thái Hưng)

Qua biểu đồ 3.1 có thể thấy quy mô nguồn nhân lực của công ty biến động từ năm 2014-2016. Năm 2014 có 550 lao động, năm 2015 có 500 lao động, giảm 50 người tương ứng giảm 9,09%. Năm 2016 có 517 người, tăng thêm 17 người, tăng tương ứng là 3,4%. Tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn về quy mô NNL là 96,95%.

3.2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực

a. Cơ cấu lao động theo chức năng và giới tính

Bảng 3.4. Cơ cấu lao động theo chức năng giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Người

Năm Chỉ tiêu

Năm2014 Năm2015 Năm2016 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng số 550 100 500 100 517 100

Lao động gián tiếp 203 36,9 188 37,6 198 38,3

Nam 106 19,3 96 19,2 105 20,3

Nữ 97 17,6 92 18,4 93 18

Lao động trực tiếp

tại công trường 347 63,1 312 62,4 319 61,7

Nam 269 48,9 245 49 251 48,5

Nữ 78 14,2 67 13,4 68 13,2

(Nguồn: Phòng hành chính - tổ chức công ty CPTM Thái Hưng)

460 480 500 520 540 560 2014 2015 2016 550 500 517 Lao động

Qua bảng số liệu 3.4 ta thấy, lao động nữ thuộc khối gián tiếp nhiều hơn so với lao động nữ khối trực tiếp. Lao động gián tiếp chủ yếu thuộc khối văn phòng, các phòng chức năng, năm 2014 là 97 lao động đến năm 2015 giảm xuống còn 92 lao động và tăng lên 1 lao động vào năm 2016; còn khối trực tiếp tham gia trực tiếp thi công tại hiện trường có lao động nữ rất ít, chủ yếu là nam giới; lao động nữ thuộc khối trực tiếp năm 2014 là 78 lao động đến năm 2015 là 67 lao động, tăng 1 lao động vào năm 2016. Xét về tổng thể chung, lao đông nữ tại công ty giai đoạn 2014 - 2016, chiếm tỷ lệ bình quân khoảng hơn 31%, nhưng do tính chất công việc khắc nghiệt nên tỷ lệ lao động nữ toàn công ty như vậy là phù hợp. Lao động nam có số lượng cao trong khối trực tiếp và có sự biến động qua các năm như năm 2014 là 269 lao động, năm 2015 là 245 lao động và năm 2016 là 251 lao động. Lao động nam thuộc bộ phận gián tiếp chiếm tỷ trọng thấp hơn so với bộ phận trực tiếp, điều này hoàn toàn hợp lý với đặc thù ngành nghề của công ty.

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu lao động phân theo giới tính của Công ty CPTM Thái Hưng giai đoạn 2014 - 2016

(Nguồn: Phòng hành chính - tổ chức công ty CPTM Thái Hưng)

Dựa vào bảng 3.4 ta thấy với đặc thù ngành nghề hoạt động kinh doanh của Công ty, tỷ lệ lao động nam bình quân giai đoạn 2014 - 2016 (chiếm tỷ lệ khoảng

0 50 100 150 200 250 300 350 400 2014 2015 2016 375 341 356 175 159 161 Nam Nữ

gần 70%) luôn cao hơn so với lao động nữ. Năm 2014, tỷ lệ lao động nam là 68,2% trong khi đó tỷ lệ lao động nữ chỉ là 31,8%; năm 2016, tỷ lệ lao động nam là 68,9%, tỷ lệ lao động nữ là 31,1%. Do điều kiện làm việc cũng như môi trường làm việc của công ty chủ yếu là tại công xưởng nặng nhọc, thường xuyên làm việc ở ngoài trời điều kiện khắc nghiệt và chủ yếu các công việc như xưởng sản xuất, vận tải, ngoài trời...vì vậy lao động nam phù hợp hơn lao động nữ. Lao động nữ chủ yếu làm việc ở văn phòng công ty, gián tiếp tại các đơn vị trực thuộc hay là bộ phận phục vụ tại các đội sản xuất như: nấu ăn, phục vụ nước tại công trường.

c. Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi

Dựa vào bảng 3.5 ta thấy, lao động trong độ tuổi 30 - 39 chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2014 chiếm 43.8%, đến năm 2015 là 45.2% và đến năm 2016 là 44.3%; tiếp theo là nhóm tuổi 40-49 năm 2014 chiếm tỷ lệ 22.6%, năm 2015 giảm xuống còn 22,4% và đến năm 2016 là 22,8%; tiếp đến là độ tuổi dưới 30 năm 2014 chiếm tỷ lệ 19,8%, năm 2015 còn 19,4, đến năm 2016 là 20,8%. Thấp nhất là tỷ lệ lao động trên độ tuổi 50 với tỷ lệ trung bình hơn 12%. Nhìn chung, công ty đang có xu hướng trẻ hoá, nhóm độ tuổi trên 50 có xu hướng giảm thay vào đó là nhóm độ tuổi từ 30 - 39 tuổi là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Do nhu cầu tuyển dụng lao động ở độ tuổi này là những lao động có sức khoẻ, trình độ chuyên môn; đây là yếu tố rất tốt cho sự phát triển của công ty.

Bảng 3.5. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi giai đoạn 2014 - 2016 Nhóm

Tuổi

2014 2015 2016

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

<=30 109 19,8 97 19,4 108 20,8

30-39 241 43,8 226 45,2 229 44,3

40-49 124 22,6 112 22,4 118 22,8

>=50 76 13,8 65 13 62 11,9

Tổng số 550 100 500 100 517 100

(Nguồn: Phòng hành chính - tổ chức công ty CPTM Thái Hưng) d. Cơ cấu lao động theo hợp đồng lao động

Bảng 3.6. Cơ cấu nguồn nhân lực theo hợp đồng lao động

ĐVT: Người

Nhóm tuổi Hợp đồng lao động Tổng số Dài hạn 1 - 2 năm Dưới 1 năm

<=30 10 36 62 108 30 - 39 59 103 67 229 40 - 49 68 32 18 118 >=50 50 6 6 62 Tổng số 187 177 153 517 Tỷ lệ % 36,2 34,2 29,6 100

(Nguồn: Phòng hành chính - tổ chức công ty CPTM Thái Hưng)

Dựa vào bảng 3.6 cho thấy hiện nay công ty có 3 loại hợp đồng lao động chính là: dưới 1 năm, 1 đến 2 năm và dài hạn không xác định thời hạn. Số lượng lao động được ký hợp đồng 1 đến 2 năm chiếm số lượng khá cao trong lực lượng lao động với 177 hợp đồng, tức là 34,2%, trong đó độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm phần lớn trong lao động ký hợp đồng 1 - 2 năm vì chủ yếu lao động ở độ tuổi này là lực lượng sản xuất kinh doanh chủ yếu bao gồm công nhân, văn phòng, đây là những lao động trẻ, lao động mới nên cần có thời gian làm việc công ty để có cơ sở ký hợp đồng dài hạn. Loại hợp đồng dài hạn có 187 hợp đồng, chiếm 36,2% chủ yếu lao động có thâm niên công tác và gắn bó với công ty lâu dài, lao động ở độ tuổi này chủ yếu là cán bộ lãnh đạo, nòng cốt của công ty. Loại hợp đồng ngắn hạn dưới 1 năm chiếm 29,6% với 153 hợp đồng, chủ yếu là lao động dưới 30 tuổi và từ 30-39 tuổi do chưa có kinh nghiệm là những lao động mới tuyển ít có kinh nghiệm, những lao động ở độ tuổi 30 - 39 ký hợp đồng loại dưới 1 năm là các lao động trình độ thấp như lao công, phục vụ, bảo vệ... Độ tuổi dưới 30 có tỷ lệ lao động chưa được ký hợp đồng lao động dài hạn nhiều hơn các độ tuổi khác. Điều này là hợp lý vì đây thường là những lao động trẻ công ty mới tuyển nên cần phải có thời gian làm việc để công ty có cơ sở ký hợp đồng dài hạn.

e. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Nhìn chung, lực lượng lao động của Công ty CPTM Thái Hưng đều được qua đào tạo phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty.

Dựa vào bảng 3.7 dưới đây, lực lượng lao động có trình độ có tỷ lệ thấp. Trong giai đoạn 2014 - 2016 Công ty có 09 người đạt trình độ sau đại học,106 người có trình độ đại học, 62 người có trình độ cao đẳng, 217 người đạt trình độ Trung cấp kỹ thuật, và lao động phổ thông là 121 người.

Bảng 3.7. Cơ cấu nguồn nhân lực theo tŕnh độ học vấn

Đơn vị: người Trình độ 2014 2015 2016 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Trên đại học 8 1,45 9 1,8 11 2,12 Đại học 102 19,73 99 19,8 106 20,5 Cao đẳng 64 11,64 59 11,8 62 12

Trung cấp, công nhân, kỹ thuật 212 38,55 206 41,2 217 41,97 Lao động phổ thông 164 28,63 127 25,4 121 23,41

Tổng cộng 550 100 500 100 517 100

(Nguồn: Phòng hành chính - tổ chức công ty CPTM Thái Hưng)

Lao động qua các năm có sự biến động. Năm 2014 với số lao động là 550 lao động, năm 2015 giảm còn 500 lao động, đến năm 2016 là 517 lao động. Có sự biến động mạnh như vậy là do nền kinh tế gặp khó khăn dẫn đến hệ luỵ cắt giảm lao động…

Với quan điểm lãnh đạo, trình độ người lao động luôn lớn hơn hoặc bằng về trình độ đào tạo chức danh công việc. Trình độ cán bộ, nhân viên qua đào tạo đại học chiến tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nhân lực của công ty; Năm 2014 với 102 lao động có trình độ đại học, đến năm 2016 tăng lên 106 lao động, chiếm 20,5% trong tổng số lao động năm 2016.

Trình độ lao động qua đào tạo cao đẳng có xu hướng giảm do nhu cầu sử dụng nhân sự của cơ quan; Năm 2014 là 64 lao động, đến năm 2015 là 59 lao động và năm 2016 là 62 lao động, chiếm 12% tổng số lao động năm 2016.

Lực lượng lao động chủ yếu của công ty là công nhân, công nhân kỹ thuật nên lượng lao động có trình độ đào tạo trung cấp khá cao và có sự biến động qua các năm; Năm 2014 có 212 lao động trình độ trung cấp chiếm 41% tổng số lao động, đến năm 2015 là 206 lao động và năm 2016 là 217 lao động, chiếm tỷ lệ 42% năm 2016. Có sự tăng lên lao động ở trình độ này là do công ty áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên giảm một lượng lớn lao động chân tay.

Lao động phổ thông năm 2014 là 164 lao động, đến năm 2015 giảm xuống còn 127 lao động và giảm tiếp xuống còn 121 lao động tại năm 2016, chiếm 23,4% tổng số lao động năm 2016. Các lao động này chủ yếu được công ty bố trí làm việc ở những vị trí giản đơn như: bảo vệ, lao công, dọn vệ sinh, lao động chân tay tại xưởng sản xuất….

Bảng 3.8: Thống kê trình độ lao động năm 2016 của công ty CPTM Thái Hưng

Đơn vị: người Tên đơn vị Tổng số Trình độ học vấn Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp nghề Lao động phổ thông Ban Lãnh đạo 9 6 3 Ban Pháp chế 4 2 2 Phòng Tổ chức Hành chính 38 1 11 6 9 11 Phòng Tài chính Kế toán 23 1 10 3 2 7 Phòng Kinh doanh 51 1 24 9 7 10 Phòng Xuất nhập khẩu 20 9 1 6 4

Ban Bảo vệ công ty 32 5 6 13 8

Xí nghiệp Vận tải 131 4 1 103 23

Văn phòng đại diện tại Hải Dương 1 1

Chi nhánh Quảng Ninh 6 2 1 3

Công ty TNHH MTV Thái

Hưng - Hà Nội 17 1 3 3 4 6

Công ty TNHH Thương mại

Thái Hưng - Hưng Yên 32 3 3 14 12

Ban Dự án khôi phục và cải tạo

GSS 16 1 7 2 6

Văn phòng đại điện tại thành

phố Hồ Chí Minh 12 6 2 1 3

Bộ phận làm việc tại VIS 2 1 1

Công ty CP BCH 14 1 5 3 5

Công ty CP Khách sạn Cao Bắc 15 2 3 1 9

Công ty CP Lâm sản Thái Nguyên 43 5 9 16 13

Công ty CP Phát hành sách

Thái Nguyên 51 8 7 29 7

Tổng cộng 517 11 106 62 217 121

Biểu đồ 3.3: Trình độ học vấn của lao động tại Công ty CPTM Thái Hưng năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mại thái hưng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)