Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mại thái hưng (Trang 45 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan thống kê trung ương và địa phương; các doanh nghiê ̣p, cá nhân có liên quan trong hoạt động kinh doanh thép, vận tải… liên quan quan khác. Đặc biệt là các tài liệu, số liệu của Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng đã công bố qua các năm nhằm phục vụ nghiên cứu, cụ thể là:

+ Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty; + Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây;

+ Số lượng, cơ cấu, chất lượng toàn bộ nguồn nhân lực của Công ty trong 3 năm, từ 2014 đến 2016;

+ Các cơ chế chính sách hiện tại của Công ty đang áp dụng cũng như các cơ chế, chính sách pháp luật của tỉnh Thái Nguyên và của Nhà nước có liên quan;

+ Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói riêng đã công bố;

+ Các đề án, dự án, chương trình liên quan đến phát triển nguồn nhân lực của Công ty đã triển khai thực hiện trong thời gian qua…

2.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Để phục vụ nghiên cứu phân tích đánh giá, ngoài thu thập các thông tin đã công bố, tác giả tiến hành thu thập các thông tin sơ cấp bằng những phương pháp cụ thể như sau:

- Đối tượng chọn mẫu là người lao động trong công ty (Cả lao động trực tiếp và gián tiếp)

- Phương pháp chọn mẫu:

+ Khảo sát thực tế, thu thập các thông tin liên quan thực trạng nguồn nhân lực thông qua điều tra bằng Bảng hỏi đối với một số cán bộ, công nhân viên Công ty thông qua Phiếu điều tra;

+ Điều tra phỏng vấn sâu: để thu thập các thông tin về một số tình huống điển hình trong thực tế phát triển nguồn nhân lực, từ đó tổng kết và rút ra kết luận về thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty, cũng như tìm hiểu các biện pháp, giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong một số trường hợp chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu một số cán bộ, công nhân viên được kết hợp trong quá trình điều tra bằng Bảng hỏi.

- Phương pháp tính mẫu:

Thu thập bằng phiếu điều tra, khảo sát một số người lao động trong công ty và dùng một hệ thống câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin khách quan nói lên thái độ và nhận thức của người được phỏng vấn. Để đảm bảo độ tin cậy của mẫu điều tra, đề tài sử dụng công thức Slovin để tính toán:

n =

N 1 + N×e2

Trong đó: n: Số mẫu N: Tổng thể

e: sai số cho phép (e=3-7%)

Với tổng số 517 cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng, chọn e = 4%, tác giả áp dụng công thức trên và tính toán được mẫu điều tra là khoảng 286 người được phân bố theo tỷ lệ tương ứng với số nhân lực tại các đơn vị trực thuộc Công ty.

Bảng 2.1: Tỷ lệ mẫu điều tra cán bộ, công nhân viên Tên đơn vị Số lượng cán bộ

công nhân viên

Số lượng mẫu điều tra

1. Khối hành chính 198 110

2. Khối sản xuất trực tiếp 319 176

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mại thái hưng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)