Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn (SCB) (Trang 58)

STT Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức độ quan

trọng Phân loại Tổng điểm 1 Sự ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội 0,08 3 0,24

2 Các kênh đầu tư khác 0,08 3 0,24

3 Thị trường tiềm năng lớn 0,08 3 0,24

4 Hệ thống pháp luật Việt Nam 0,08 3 0,24

5 Thah toán không dùng tiền mặt ngày cành phổ biến 0,08 3 0,24

6 Sự phát triển các ngành phụ trợ 0,08 3 0,24

7 Mức độ cạnh tranh NH ngày càng cao 0,08 3 0,24

8 Cạnh tranh giữa NH với các định chế tài chính 0,08 3 0,24

9 Yêu cầu khách hàng ngày càng cao 0,08 3 0,24

10 Thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế 0,07 3 0,21 11

Sự ảnh hưởng ngày cành mạnh của thị trường tài

chính thế giới 0,07 3 0,21

12 Sự phát triển khoa học công nghệ 0,07 3 0,21

13 Xu thế mua lại và sáp nhập NH 0,07 3 0,21

Tổng cộng 1 3

(Nguồn: Khảo sát, xử lý và tổng hợp của tác giả)

Nhận xét: Số điểm tổng cộng là 3 > 2,5 điều này cho thấy SCB đã lợi dụng

được các cơ hội và ngăn chặn nguy cơ của môi trườngbên ngoài ở mức Khá.

2.3.2 Phân tích các yếu tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh của SCB:

2.3.2.1 Quy mô và năng lực tài chính:

Đến thời điểm 30/09/2015, SCB vẫn là NH có TTS lớn nhất trong các NH có trụ sở tại TP.HCM, tuy nhiên, vào thời điểm ngày 01/10/2015, STB và PNB đã chính thức sáp nhập với nhau, do đó quy mô TTS của SCB chỉ đứng thứ 2 sau STB hợp nhất. Tỷ lệ TSCSL/TTS của SCB khá thấp và chưa đạt mức trung bình 11 NH, vì vậy, SCB đang có kế hoạch nâng cao tỷ lệ TSCSL/TTS bằng cách nâng cao giá trị và cải thiện chất lượng TSCSL.

Bảng 2.3: Một số chỉ số quy mô và năng lực tài chính CHỈ SỐ 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 ĐƠN VỊ TÍNH Vốn điều lệ 12.295 (*) 12.295 14295 Tỷ đồng Tổng tài sản 181.019 242.222 311.227 Tỷ đồng Cho vay Khách hàng 89.004 134.005 170.462 Tỷ đồng Tiền gửi Khách hàng 147.098 198.505 256.415 Tỷ đồng

Số lượng KH cá nhân 282.480 372.639 321.261 Người

Số lượng thẻ ghi nợ nội địa 70.000 167.971 185.306 Thẻ

Nguồn: SCB

Hiện, SCB là một trong 2 ngân hàng có quy mô lớn nhất trong trong hệ thống các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh và đứng thứ 3 về vốn điều lệ.

Việc vốn điều lệ cao đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Với việc vốn điều lệ cao sẽ giúp ngân hàng tạo được uy tín trên thị trường và tạo lòng tin nơi công chúng. Vốn tự có thấp đồng nghĩa với sức mạnh tài chính yếu và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng thấp.

2.3.2.2 Quản trị rủi ro:

Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn phát triển mới đầy thách thức. Vấn đề rủi ro hệ thống được đặt ra và yêu cầu về vốn của các ngân hàng cũng thay đổi cơ bản. Hiệp ước Basel II với những quy định nghiêm ngặt hơn đối với 27 nước thành viên đã được ban hành. Hệ số an toàn vốn (CAR) vẫn được quy định ở mức 8%, vốn cấp 1 tăng từ 4% lên 6%, và trong 6% vốn cấp 1 đó, 4,5% phải thuộc sở hữu các Cổ đông phổ thông. Các quy định này có lộ trình thực hiện đến 2019 và các nước cũng đã có những bước chuẩn bị xây dựng lộ trình cho riêng mình về thực hiện Basel III. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện, SCB đang tập trung nâng cao năng lực quản trị điều hành, kiện toàn bộ máy quản lý phù hợp với quy mô hoạt động của Ngân hàng, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác báo cáo, phân tích nhằm hỗ trợ cho Hội đồng quản trị, ban điều hành ra quyết định kinh doanh nhanh chóng, chính xác.

Xây dựng và phát triển hệ thống quản lý rủi ro, kiểm tra/kiểm soát nội bộ một cách đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp; từng bước áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực của Basel II vào công tác quản lý rủi ro phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại SCB.

2.3.2.3 Nguồn nhân lực:

Chính sách nhân sự và môi trường làm việc là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho SCB thành công trong hoạt động kinh doanh. Việc làm tốt nhiệm vụ này đòi hỏi phải có đội ngũ quản lý có đầy đủ năng lực, phẩm chất, trình độ đáp ứng được các công việc được giao. Do đó, việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, bố trí và sử dụng nhân sự một cách hợp lý là những mục tiêu quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của SCB.

SCB luôn quan tâm sâu sắc đến công tác đào tạo, cả đào tạo nghiệp vụ và đào tạo kỹ năng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng phục vụ Khách hàng cho đội ngũ lao động. Hai nhiệm vụ quản trị nguồn nhân lực và đào tạo luôn hòa quyện chặt chẽ với nhau, giúp SCB duy trì và phát triển một đội ngũ lao động trẻ trung, năng động, chuyên nghiệp, giàu ý chí phấn đấu trong nghề nghiệp, tận tâm phục vụ Khách hàng.

- Đối với công tác tuyển dụng:

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công tác tuyển dụng tiếp tục được SCB đổi mới về cách thức tổ chức thi tuyển từ khâu ra đề thi, chấm thi và phỏng vấn ứng viên. Với cách thức tổ chức chuyên nghiệp, công khai và minh bạch, SCB đã thu hút được nhiều ứng viên tài năng trên toàn quốc, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân lực cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng. SCB đã thực hiện nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ từ các trường Đại học chuyên ngành; mạnh dạn đề bạt các cán bộ trẻ có năng lực, có trình độ trong kinh doanh.

- Đối với công tác đào tạo:

SCB luôn khẳng định: con người là tài sản quý giá nhất, là nhân tố then chốt quyết định sự thành công của Ngân hàng, do đó tiếp nối thành quả đạt được trong

hoạt động đào tạo của những năm trước, hoạt động đào tạo năm 2014 luôn bám sát mục tiêu tập trung đào tạo các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ bán hàng, nhằm tạo sự đồng bộ, nâng cao chất lượng công tác bán hàng, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của tất cả các đơn vị trong toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng được quan tâm đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng của các khóa đào tạo, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho SCB.

- Chính sách đãi ngộ:

Với sự quan tâm đặc biệt của Ban lãnh đạo Ngân hàng, các cam kết của SCB với toàn thể cán bộ nhân viên được thực hiện đầy đủ, thu nhập của từng cán bộ nhân viên được đảm bảo, tương xứng với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc được giao.

Ngoài ra, SCB cũng tổ chức nhiều đợt thi đua nội bộ để tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong toàn hệ thống, tạo động lực cho các đơn vị và cá nhân phát huy năng lực, thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Đặc biệt, SCB không thực hiện chính sách cắt giảm lương hoặc cắt giảm nhân sự như một số ngân hàng, chính điều này đã góp phần quan trọng trong việc tạo động lực làm việc, tạo tinh thần đoàn kết, sự gắn bó dài lâu trong toàn hệ thống SCB.

2.3.2.4 Năng lực Công nghệ:

Để hoạt động ngân hàng phát triển một cách thuận lợi thì Công nghệ là một phần quan trọng không thể thiếu. Hiện SCB đang rất chú trọng đến việc tăng cường an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng và nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển kinh doanh và quản trị điều hành, báo cáo thống kê. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng CNTT, đảm bảo nền tảng công nghệ vững chắc, đáp ứng các yêu cầu triển khai các ứng dụng, dịch vụ mới của SCB.

Đồng thời SCB tăng cường các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ, đẩy mạnh các tiện ích cho Khách hàng thông qua các kênh sản phẩm mới như ATM, ebanking, Mobile Banking. Từng bước đưa dịch vụ Ngân hàng điện tử trở

thành dịch vụ thế mạnh của SCB từ đó góp phần đưa SCB trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại.

Bên cạnh đó SCB đang tập trung xây dựng cơ chế triển khai, giám sát, đảm bảo việc tuân thủ trong quá trình quản lý và vận hành hệ thống CNTT. Tăng cường quản lý và kiểm soát rủi ro an toàn bảo mật thông tin trong các hệ thống CNTT. Tập trung vào việc triển khai công tác an toàn bảo mật thông tin tuân thủ theo tiêu chuẩn của PCI DSS (PCI DSS là là một hệ thống các yêu cầu để đáp ứng các chuẩn mực về an ninh, chính sách, quy trình, cấu trúc mạng, hệ thống phần mềm, ... do PCI Security Standards Council yêu cầu), NHNN và của SCB. Hoàn thiện và nâng cao hệ thống báo cáo quản trị (MIS) ngày càng chuyên nghiệp, ...

2.3.2.5 Sản phẩm:

- Sản phẩm huy động:

Danh mục sản phẩm huy động hiện nay của SCB cũng rất đa dạng và tiện ích, kể cả sản phẩm Bancasurance. Những sản phẩm chủ lực của SCB đều có kỳ hạn trên 06 tháng; SCB cũng đã và đang triển khai nhiều chính sách, chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho nhiều phân khúc khách hàng khác. Tuy nhiên, hiện nay số dư tiền gửi của khách hàng tổ chức và số dư tiền gửi không kỳ hạn của SCB còn khá khiêm tốn so với các đối thủ cùng quy mô trên địa bàn, do đó, SCB hiện đang nghiêm cứu triển khai các sản phẩm tiền gửi linh hoạt hơn dành cho khách hàng tổ chức để thu hút nguồn vốn giá rẻ.

- Sản phẩm cho vay:

Cùng với xu hướng phát triển chung của ngành, SCB cũng triển khai nhiều chương trình/gói cho vay cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: “Cho vay bình ổn sản xuất, kinh doanh hàng Tết năm 2016”; “Cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp”; “Cho vay đầu tư tiết kiệm năng lượng”; “Trao ưu đãi & kết thâm giao”; “Chắp cánh ước mơ du học”; “SCB đồng hành cùng tiểu thương”; “An tâm tiêu dùng - Bảo toàn uy tín”;…

Hiện nay, sản phẩm thẻ - đặc biệt là thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế được xem là công cụ hữu hiệu để các NH tiếp cận gần hơn với khách hàng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Những ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng thường được các Ngân hàng sử dụng: Miễn/giảm phí phát hành, phí thường niên, phí rút tiền ATM; ưu đãi quà tặng, trúng thưởng, tặng Voucher, tích lũy điểm thưởng, chiết khấu giá trị hàng hóa mua sắm hoặc dịch vụ sử dụng; ưu đãi về lãi suất, tặng số ngày trích nợ tự động…

Hoạt động thẻ và NHĐT của SCB còn khá khiêm tốn so với các NH cùng quy mô mặc dù trong thời gian qua SCB đã tích cực triển khai nhiều sản phẩm thẻ và NHĐT mới. Hiện nay, dịch vụ thẻ và NHĐT của SCB có giá rẻ hơn và ưu đãi hơn rất nhiều so với các NH khác nhưng doanh thu mang lại còn khá khiêm tốn. Do đó, để tương xứng với quy mô hoạt động và đáp ứng các yêu cầu phát triển của ngành trong thời gian tới, SCB hiện đang nghiên cứu triển khai các sản phẩm thẻ và NHĐT mới cho các phân khúc khách hàng khác nhau, tăng cường các ứng dụng trên các sản phẩm thẻ hiện hành như: tính năng thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại của thẻ Mastercard; nâng cấp hệ thống ebanking, tăng cường tính bảo mật,…

- Sản phẩm dịch vụ khác:

Ngoài các dịch vụ đã triển khai từ trước, hiện nay còn đang cung cấp các dịch vụ khác như thu ngân sách nhà nước; nạp tiền điện thoại; thu hộ/chi hộ tận nơi; giữ hộ vàng; trung gian thanh toán bất động sản, nộp thuế điện tử; bảo lãnh thuế hàng hóa XNK; nhận sổ phụ qua email/post; tra cứu chứng thu bảo lãnh trên website,…

2.3.2.6 Mạng lưới hoạt động:

Quy mô mạng lưới của SCB là 230 điểm giao dịch, hiện nay, SCB đã quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới để phù hợp với tình hình thực tế; đang chuyển đổi mô hình hoạt động các QTK thành PGD theo phê duyệt của NHNN; tập trung khai thác ở những địa bàn tiềm năng, đông dân cư, khu đô thị,… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và cạnh trang với các NH trong cùng địa bàn. Tuy nhiên, hệ thống mạng lưới của SCB được phân bố chưa đồng đều, tập trung chủ yếu tại TP.HCM và Hà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội, chiếm 83%/tổng điểm giao dịch, lớn hơn so với ACB (58%) và STB (62%). Do đó, SCB đang có định hướng mở rộng mạng lưới điểm giao dịch ngoài khu vực TP.HCM và Hà Nội để đa dạng hóa thị phần, gia tăng cơ sở khách hàng tại nhiều địa bàn, khu vực khác nhau.

Song song với việc quy hoạch mạng lới, hiện SCB đang thiết lập các các hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại như: 143 máy rút tiền tự động (ATM) được phân bổ khắp các tỉnh thành; 598 máy POS tại các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng bán lẻ trên cả nước; 7455 Ngân hàng đại lý tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu mạng lại cho Khách hàng sự tiện lợi cao nhất, ổn định nhất; mang thương hiệu SCB đến gần hơn với Khách hàng trong nước và Khách hàng quốc tế.

2.3.2.7 Giá trị thương hiệu:

Trong những năm trước, ngành NH có nhiều biến động và đầy xáo trộn do hoạt động tái cơ cấu diễn ra mạnh mẽ. Đến năm 2015 - kết thúc giai đoạn 01 của quá trình tái cơ cấu, ngành NH đã xử lý được những vấn đề cơ bản, xây dựng được nền tảng để tạo ra những TCTD quy mô lớn có thể cạnh tranh được trong khu vực. Các TCTD bắt đầu đẩy mạnh định vị thương hiệu, khôi phục niềm tin của khách hàng sau quá trình tái cơ cấu. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời gian qua, hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi theo thời gian, cả khách hàng và các TCTD cũng có nhiều kênh trao đổi thông tin hoặc quảng bá thương hiệu hơn so với trước kia

Cùng với xu thế phát triển chung của ngành, SCB đã quan tâm nhiều hơn đến hoạt động quảng bá, nhận dạng thương hiệu để tránh gây nhầm lẫn, đặc biệt với Sacombank, Siam Commercail Bank (SCB, Thái Lan), Saigonbank, SHB,… Bên cạnh đó, SCB đã và đang cơ cấu lại tài chính và tăng tính minh bạch trong hoạt động để có thể tham gia xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng trên thế giới nhằm nâng cao giá trị thương hiệu, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư, khách hàng và giới truyền thông.

2.3.2.8 Ma trận các yếu tố bên trong (Ma trận IFE):

Với những phân tích về các yếu tố bên trong của SCB cùng với phương pháp thu thập thông tin là phương pháp hỏi chuyên gia. Tác giả đã tham khảo ý kiến của 30 chuyên gia bao gồm: ban giám đốc, lãnh đạo các phòng ban và những cán bộ nhân viên hoạt động lâu dài trong ngành ngân hàng của 3 ngân hàng là: SCB, EIB và STB. Qua đó, tác giả xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của SCB (Xem phụ lục 01 phần đánh giá và phân loại mức độ tác động của các yếu tố bên trong và bảng 2.2).

Bảng 2.4: Ma trận các yếu tố bên trong (Ma trận IFE)

STT Các yếu tố bên trong chủ yếu Mức độ

quan trọng Phân loại Tổng điểm 1 Năng lực tài chính 0,09 4 0,36 2 Thương hiệu uy tín 0,08 3 0,24 3 Sản phẩm dịch vụ 0,07 2 0,14 4 Mạng lưới 0,07 3 0,21

5 Hệ thống công nghệ thông tin 0,08 3 0,24

6 Nguồn nhân lực 0,08 2 0,16

7 Công tác đào tạo, huấn luyện 0,08 2 0,16

8 Cơ sở vật chất 0,08 3 0,24

9 Cơ cấu tổ chức 0,07 2 0,14

10 Hoạt động marketing 0,08 3 0,24

11 Năng lực quản lý rủi ro 0,07 3 0,21

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn (SCB) (Trang 58)