0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thực trạng kinh doanh của SCB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB) (Trang 47 -47 )

2.2.1 Hệ thống sản phẩm và dịch vụ:

2.2.1.1 Khách hàng cá nhân:

- Tiền gửi

- Cho vay

- Giao dịch ngoại tệ - vàng

- Chuyển tiền quốc tế

- Dịch vụ thanh toán trong nước

- Dịch vụ Ngân quỹ

- Sản phẩm dịch vụ khác

- Chương trình ưu đãi

2.2.1.2 Khách hàng tổ chức:

- Tiền gửi

- Dịch vụ bảo lãnh

- Tín dụng doanh nghiệp

- Thanh toán quốc tế

- Dịch vụ thanh toán trong nước

- Giao dịch ngoại tệ - vàng

- Dịch vụ Ngân quỹ

- Dịch vụ nộp thuế điện tử

- Sản phẩm dịch vụ khác

2.2.1.3 Thẻ và Ngân hàng điện tử:

- SCB Plus - Điểm ưu đãi

- Dịch vụ thẻ & ebanking

2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh:

Trong năm 2015, các chính sách vĩ mô được điều hành một cách linh hoạt đã giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, khu vực sản xuất kinh doanh được mở rộng và giải quyết được bài toán đầu ra của hệ thống ngân hàng.

Thị trường tài chính tiền tệ đạt được những kết quả khả quan, hệ thống TCTD được cơ cấu lại và vận hành theo đúng chủ trương của Chính phủ, NHNN, thị trường tài chính tiền tệ liên kết chặt chẽ với các khu vực còn lại của nền kinh tế và đang tạo hiệu ứng tốt cho các ngành nghề, lĩnh vực khác. Trong bối cảnh đó, toàn thể thành viên trong ngôi nhà chung SCB đã đồng lòng, gắn kết, nỗ lực, sáng tạo và kiên định thực hiện các mục tiêu kinh doanh, hướng đến sự phát triển an toàn, bền vững, tạo bước đệm vững chắc để tiến đến chinh phục các mục tiêu cao hơn trong lộ trình phát triển của Ngân hàng. Cụ thể như sau:

- Tổng tài sản:

Hiệu quả tài chính gia tăng nhờ những cải thiện về chất lượng tài sản. Quy mô tổng tài sản cũng tăng 28,4% so với năm 2014, đạt 331.227 tỷ đồng, trong đó, tài sản có sinh lời chiếm 83%.

SCB là một trong 2 ngân hàng có quy mô lớn nhất trong trong hệ thống các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh và đứng thứ 3 về vốn điều lệ.

- Tiền gửi khách hàng:

Tổng tiền gửi của khách hàng đạt 256.415 tỷ đồng, tăng 29,1% so với đầu năm.Bên cạnh sự tăng trưởng tốt về huy động vốn, SCB cũng tiếp tục có những bước tiến đáng kể trong việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng an toàn và hiệu quả.

Trong năm 2015, SCB cũng đã phát hành thành công 1.006 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu kỳ hạn dài để bổ sung nguồn vốn kinh doanh và vốn tự có cấp 2.

Với kết quả như trên, SCB không những luôn đảm bảo ổn định thanh khoản mà còn là động lực để đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh và cải thiện thu nhập cho ngân hàng.

- Cho vay khách hàng:

Tiếp nối thành công đã đạt được trong năm 2014, năm 2015 SCB tiếp tục phát triển tín dụng với mức tăng trưởng 27,7% và quy mô tổng cho vay khách hàng đạt 170.462 tỷ đồng.

- Nợ quá hạn, nợ xấu:

SCB tiếp tục đẩy mạnh xử lý và thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu cũng như áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro chặt chẽ nhằm ngăn ngừa nợ xấu phát sinh mới. Theo đó, đến 31/12/2015, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,34% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 1,25% tổng dư nợ.

- Thu nhập từ hoạt động:

Hoạt động kinh doanh tăng trưởng tốt; công tác quản trị rủi ro được nâng cao; cộng với tinh thần tiết kiệm chi phí đã giúp cải thiện thu nhập cho ngân hàng, theo đó, tổng thu nhập hoạt động của SCB đạt 5.402 tỷ đồng, tăng 72% so với năm 2014.

2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của SCB:

2.3.1 Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh

tranh của SCB:

2.3.1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô:

Môi trường chính trị:

Hoạt động của các NHTM luôn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống chính trị cũng như kinh tế thế giới, trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì việc biến động Chính trị của một hay một số nước sẽ ảnh hưởng đến sự tình hình Chính trị của các nước còn lại, trong đó có Việt Nam nói chung .

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội là tương đối ổn định, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm rất sâu sắc, đã có rất nhiều chủ trương chính sách thu hút nhà đầu tư tham gia vào hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các NHTM trong đó có SCB.

Môi trường kinh tế - xã hội

Năm 2015 - Năm có ý nghĩa to lớn và quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã khép lại. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2015 là cơ sở và động lực cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

Kinh tế - xã hội năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng.

Trong bối cảnh như vậy, ngay từ đầu năm, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách cùng các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể, trong đó trọng tâm và trực tiếp là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm

2015 - 2016, đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp, từng bước tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực hiện mạnh mẽ các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu tăng trưởng cao hơn năm 2014. Tiếp tục phát triển các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế”. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sựu phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, trong đó có SCB.

Môi trường văn hóa - xã hội:

Việt Nam là một đất nước đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài từ các quốc gia khác nhau đến sinh sống và làm việc, tất cả các doanh nghiệp đến đây đều sử dụng dịch vụ của các ngân hàng. Phần lớn trong số họ không biết tiếng Việt, có tập quán sống và làm việc khác với người Việt Nam.

Từ những điều này, vấn đề ngôn ngữ cũng như văn hóa giao tiếp luôn được quan tâm trong công tác tuyển dụng và đào tạo của ngân hàng, trong đó có SCB.

Dựa trên các phân tích trên ta thấy rằng môi trường văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của các NHTM.

Mặc khác, hiện nay dân số Việt Nam khoảng trên 91 triệu người, đứng thứ 13 trong các nước đông dân nhất thế giới. Với việc dân số đông sẽ tạo một nguồn nhân lực dồi dào và một thị trường tiêu thụ rộng lớn, đây chính là điều kiện và cũng là thách thức cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như của các ngân hàng.

Môi trường tự nhiện:

Môi trường tự nhiên là yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Ở đâu khí hậu thuận lợi, nguồn nước đảm bảo, giàu khoáng sản, rừng được bảo vệ, đất màu mỡ, phong phú đa dạng tài nguyên biển đảo… thì ở đó kinh tế phát triển.

Yếu tố “thiên thời”, “địa lợi” tạo ra tiền đề, điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Ở nước ta theo số liệu thống kê 2008 cho thấy cả nước có 33.115.000 ha đất trong đó đất nông nghiệp là 24.997.200 ha chiếm 75% diện tích đất đai cả nước. Tài nguyên khoáng sản ở nước ta hiện nay có khoảng 5.000 mỏ với trên 60 loại khoáng sản khác nhau. Tính đến 2010 diện tích rừng của cả nước chỉ còn khoảng 11,5 triệu ha trong đó 84% là rừng tự nhiên có đến 2/3 diện tích được coi là nghèo. Bờ biển nước ta có chiều dài trên 3.260 km với diện tích vùng, biển rộng trên 1 triệu km2. Kinh tế vùng biển đảo ở nước ta đã chiếm từ 47 – 48% GDP cả nước trong đó dầu khí, hải sản, hàng hải chiếm đến 98%. Đánh giá giá trị kinh tế - sinh thái của các rạn san hô ở Việt Nam (ở Hòn Mun, vịnh Nha Trang) là 111,352 ngàn USD/km2. Trữ lượng tiềm năng dự báo khoảng 900 – 1.200 tỷ m3 dầu, 2100 – 2800 tỷ m3 khí. Những tài nguyên trên nếu biết khai thác hợp lý, khoa học sẽ trở thành điều kiện tốt cho sự phát triển kinh tế bền vững, từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển rất nhiều ngành nghề trong xã hội, bao gồm lĩnh vực ngân hàng.

Môi trường công nghệ:

Khoa học kỹ thuật và công nghệ ở Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, nhìn chung khoa học công nghệ nước ta còn nhiều mặt hạn chế và có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Trong lĩnh vực ngân hàng, việc áp dụng khoa học công nghệ là rất quan trọng, nó giúp cho hệ thống quản trị, điều hành ngân hàng được tốt hơn. Các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay đang rất chú trọng đến công tác phát triển khoa học công nghệ bởi nó mang lại rất nhiều tiện ích cho ngân hàng cũng như khác hàng, nó góp phần

thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng đối với thị trường trong nước, khu vực cũng như trên thế giới.

Sự phát triển các ngành phụ trợ:

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã có những phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, đã tạo ra cho Việt Nam một diện mạo mới rất nhiều so với những năm của thập kỷ 80, 90. Trong đó, các ngành phụ trợ liên quan đến NH cũng có những bước phát triển đột phá.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Nhà nước đã áp dụng nhiều cải cách trong các chương trình đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng được mọc lên, các trường quốc tế cũng tham gia vào công tác đào tạo tại Việt Nam. Đã tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao khá dồi dào cho xã hội. Đặc biệt là trong lĩnh vực NH rất nhiều trường đại học tham gia đào tạo chuyên ngành NH, chính điều này đã tạo ra nguồn nhân sự trẻ dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu cho các NHTM.

Thị trường vốn và thị trường tài chính đã được hình thành và có những bước phát triển mạnh mẽ. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đổi lên cổ phần, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa. Hai sàn chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã đi vào hoạt động với hơn 690 mã cổ phiếu, 4 chứng chỉ quỹ và 580 trái phiếu. Điều này cho thấy, đây cũng là một kênh huy động vốn khá hiệu quả của các doanh nghiệp, khi đó các doanh nghiệp sẽ có thêm lựa chọn là vay vốn NH hay là phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Do đó các NHTM cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường này trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh thị trường vốn phát triển, thì dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam cũng chuyển mình phát triển, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán ngày càng được hoàn thiện hơn. Điều này giúp cho các NHTM có được những báo cáo tài chính minh bạch, đáng tin cậy để có thêm thông tin để dễ dàng đưa ra những quyết định tín dụng của mình với mức độ rủi ro thấp nhất.

Rõ ràng các yếu tố của môi trường vĩ mô của Việt Nam có rất nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế, các TCTD và các NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

2.3.1.2 Các yếu tố vi mô:

Các đối thủ cạnh tranh:

Có thể nói, chưa bao giờ thị trường tài chính Việt Nam lại chứng kiến làn sóng mua bán sáp nhập ngân hàng sôi động như năm nay. Theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu đến năm 2017, số lượng các ngân hàng sẽ giảm bớt xuống còn khoảng 20 đơn vị có quy mô lớn với khả năng cạnh tranh mạnh. Do vậy, trong thời gian tới, sẽ còn có thêm nhiều cái tên sẽ biến mất khỏi thị trường thông qua các thương vụ mua bán, sáp nhập. Sau lần "thanh lọc" lớn này, hệ thống ngân hàng được kỳ vọng sẽ trở nên lành mạnh hơn, áp lực cạnh tranh do vậy càng trở nêu khóc liệt hơn.

Bảng 2.1: So sánh hoạt động của SCB tính đến 30/09/2015

Đvt: tỷ đồng quy đổi

NH

Tổng tài sản VCSH Dư nợ Vốn TT1 LNTT Mạng lưới

Số dư Hạng Số dư Hạng Số dư Hạng Số dư Hạng Số Hạng Số Hạng

STB 297.184 1 24.506 1 183.652 1 261.587 1 2.089 1 563 1 SCB 286.900 2 15.158 2 154.853 2 237.940 2 79 10 230 4 ACB 193.482 3 11.493 4 130.038 3 172.962 3 940 2 346 2 EIB 127.244 4 14.007 3 85.138 4 103.142 4 679 3 208 5 HDB 91.807 5 8.800 5 45.843 6 76.874 5 203 6 200 6 EAB 76.110 6 5.527 7 47.638 5 69.429 6 -275 11 236 3 ABB 60.737 7 5.635 6 27.698 7 43.488 7 256 5 146 7 OCB 39.533 8 4.016 8 23.794 8 27.194 8 87 9 97 8 NAB 32.774 9 3.208 10 19.439 9 22.661 9 273 4 52 10 VCCB 27.214 10 3.195 11 14.351 10 19.071 10 154 8 38 11 SGB 17.685 11 3.348 9 10.873 11 13.238 11 172 7 89 9 Tổng 1.250.671 98.892 743.316 1.047.586 4.656 2.205

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB) (Trang 47 -47 )

×