0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB) (Trang 59 -61 )

Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn phát triển mới đầy thách thức. Vấn đề rủi ro hệ thống được đặt ra và yêu cầu về vốn của các ngân hàng cũng thay đổi cơ bản. Hiệp ước Basel II với những quy định nghiêm ngặt hơn đối với 27 nước thành viên đã được ban hành. Hệ số an toàn vốn (CAR) vẫn được quy định ở mức 8%, vốn cấp 1 tăng từ 4% lên 6%, và trong 6% vốn cấp 1 đó, 4,5% phải thuộc sở hữu các Cổ đông phổ thông. Các quy định này có lộ trình thực hiện đến 2019 và các nước cũng đã có những bước chuẩn bị xây dựng lộ trình cho riêng mình về thực hiện Basel III.

Hiện, SCB đang tập trung nâng cao năng lực quản trị điều hành, kiện toàn bộ máy quản lý phù hợp với quy mô hoạt động của Ngân hàng, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác báo cáo, phân tích nhằm hỗ trợ cho Hội đồng quản trị, ban điều hành ra quyết định kinh doanh nhanh chóng, chính xác.

Xây dựng và phát triển hệ thống quản lý rủi ro, kiểm tra/kiểm soát nội bộ một cách đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp; từng bước áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực của Basel II vào công tác quản lý rủi ro phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại SCB.

2.3.2.3 Nguồn nhân lực:

Chính sách nhân sự và môi trường làm việc là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho SCB thành công trong hoạt động kinh doanh. Việc làm tốt nhiệm vụ này đòi hỏi phải có đội ngũ quản lý có đầy đủ năng lực, phẩm chất, trình độ đáp ứng được các công việc được giao. Do đó, việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, bố trí và sử dụng nhân sự một cách hợp lý là những mục tiêu quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của SCB.

SCB luôn quan tâm sâu sắc đến công tác đào tạo, cả đào tạo nghiệp vụ và đào tạo kỹ năng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng phục vụ Khách hàng cho đội ngũ lao động. Hai nhiệm vụ quản trị nguồn nhân lực và đào tạo luôn hòa quyện chặt chẽ với nhau, giúp SCB duy trì và phát triển một đội ngũ lao động trẻ trung, năng động, chuyên nghiệp, giàu ý chí phấn đấu trong nghề nghiệp, tận tâm phục vụ Khách hàng.

- Đối với công tác tuyển dụng:

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công tác tuyển dụng tiếp tục được SCB đổi mới về cách thức tổ chức thi tuyển từ khâu ra đề thi, chấm thi và phỏng vấn ứng viên. Với cách thức tổ chức chuyên nghiệp, công khai và minh bạch, SCB đã thu hút được nhiều ứng viên tài năng trên toàn quốc, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân lực cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng. SCB đã thực hiện nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ từ các trường Đại học chuyên ngành; mạnh dạn đề bạt các cán bộ trẻ có năng lực, có trình độ trong kinh doanh.

- Đối với công tác đào tạo:

SCB luôn khẳng định: con người là tài sản quý giá nhất, là nhân tố then chốt quyết định sự thành công của Ngân hàng, do đó tiếp nối thành quả đạt được trong

hoạt động đào tạo của những năm trước, hoạt động đào tạo năm 2014 luôn bám sát mục tiêu tập trung đào tạo các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ bán hàng, nhằm tạo sự đồng bộ, nâng cao chất lượng công tác bán hàng, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của tất cả các đơn vị trong toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng được quan tâm đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng của các khóa đào tạo, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho SCB.

- Chính sách đãi ngộ:

Với sự quan tâm đặc biệt của Ban lãnh đạo Ngân hàng, các cam kết của SCB với toàn thể cán bộ nhân viên được thực hiện đầy đủ, thu nhập của từng cán bộ nhân viên được đảm bảo, tương xứng với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc được giao.

Ngoài ra, SCB cũng tổ chức nhiều đợt thi đua nội bộ để tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong toàn hệ thống, tạo động lực cho các đơn vị và cá nhân phát huy năng lực, thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Đặc biệt, SCB không thực hiện chính sách cắt giảm lương hoặc cắt giảm nhân sự như một số ngân hàng, chính điều này đã góp phần quan trọng trong việc tạo động lực làm việc, tạo tinh thần đoàn kết, sự gắn bó dài lâu trong toàn hệ thống SCB.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB) (Trang 59 -61 )

×