Nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn (SCB) (Trang 78 - 81)

Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SCB

3.2.5Nâng cao năng lực quản trị rủi ro

3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SCB

3.2.5Nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro của NHTM là quá trình theo dõi và kiểm tra việc sử dụng vốn để kịp thời phát hiện ra các rủi ro và ngăn chặn chúng, đồng thời có biện pháp để xử lý rủi ro tối ưu nhất. Trong hoạt động của NHTM có các loại rủi ro sau: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro tác nghiệp…

Rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất về tài sản cho NH, những tổn thất thường gặp là mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản… Không những thế, rủi ro còn làm giảm uy tín của NH, làm giảm sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh mất thương hiệu của NH. Rủi ro ở mức độ nghiêm trọng có thể làm cho NH bị lỗ và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn người gửi tiền, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng vốn… làm cho kinh tế bị suy thóai, giá cả tăng cao, sức mua giảm, thất nghiệp gia tăng, gây rối trật tự xã hội, và hơn thế nữa là sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt NH khác và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế.

Nhằm để phát triển bền vững, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, SCB cần xem hoạt động rủi ro là công việc thường xuyên và xuyên suốt, và luôn tìm biện pháp để nâng cao năng lực quản trị rủi ro như: Nâng cao năng lực quản trị điều hành, kiện toàn bộ máy quản lý phù hợp với quy mô hoạt động của Ngân hàng, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác báo cáo, phân tích nhằm hỗ trợ cho HĐQT, BĐH ra quyết định kinh doanh nhanh chóng, chính xác. Đồng thời xây dựng và phát triển hệ thống quản lý rủi ro, kiểm tra/kiểm soát nội bộ một cách đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp; từng bước áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực của Basel II vào công tác quản lý rủi ro phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại SCB.

- Trong hoạt động tín dụng

 Trước khi cấp tín dụng cho khách hàng, SCB phải kiểm tra hồ sơ của khách hàng thật kỹ, như xem xét các phương án kinh doanh có khả thi hay không? Hồ sơ của khách hàng có đúng và chính xác hay không? Có dấu hiệu lừa đảo SCB hay không? Để từ đó đưa ra những quyết định tín dụng hợp lý.

 Thông qua kỹ năng nghiệp vụ của SCB, SCB xem xét khả năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp (nếu được), theo dõi xem khách hàng cùng một lúc có vay vốn ở nhiều NH khác hay không? Để từ đó có thêm cơ sở trong việc đưa ra quyết định trong việc cấp tín dụng.

 Một khi đã cấp tín dụng cho khách hàng, tùy theo mức cấp tín dụng lớn hay nhỏ mà SCB có những chính sách chăm sóc đặc biệt với từng loại khách hàng. SCB thường xuyên kiểm tra khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích hay không? Phương án kinh doanh có hiệu quả hay không? Để từ đó tư vấn, hỗ trợ khách hàng và có thông tin để đưa ra những quyết định tín dụng tiếp theo đúng đắn với khách hàng này.

 Luôn rà soát lại chính sách tín dụng, khác phục những vấn đề chưa hợp lý để điều chỉnh sửa chữa.

 Nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng.

 Chính sách lãi suất và ưu đãi trong lãi suất phải xây dựng một cách linh hoạt.

 Trong hoạt động tín dụng phải nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cán bộ tín dụng.

 Lượng hóa được rủi ro tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro hợp lý nhất.

- Với quản trị rủi ro thanh khoản

Để nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản SCB cần làm các việc sau:

 Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận liên quan về huy động vốn và sử dụng vốn để phối hợp hoạt động.

 Chiến lược thanh khoản cần hướng tới việc đảm bảo duy trì cân đối giữa cung và cầu thanh khoản, đồng thời phải nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn trong SCB.

 Luôn luôn phân tích và dự báo nhu cầu thanh khoản để có biện pháp cụ thể trong tương lai. Bộ phận chuyên gia phân tích dự báo thanh khoản cần phải nắm bắt các thông tin trên thị trường tài chính tiền tệ và nắm bắt các diễn tiến về giá cả thực trên thị trường, để chuẩn bị cho những trường hợp có thể và sẽ xảy ra trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn (SCB) (Trang 78 - 81)