Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn (SCB) (Trang 76 - 77)

Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SCB

3.2.3Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SCB

3.2.3Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

SCB cần tạo ra cho mình những sản phẩm dịch vụ thật sự khác biệt hoặc đón đầu trong xu thế phát triển các sản phẩm dịch vụ trong ngân hàng. Sau đây là các việc làm góp phần tạo ra sự khác biệt hóa về sản phẩm dịch vụ của SCB so với các đối thủ cạnh tranh.

- Đối với việc phát triển sản phẩm:

 Thứ nhất: thành lập đồng thời không ngừng nâng cao chức năng của phòng nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm bên cạnh phòng Marketing nhằm nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng trên cơ sở những lợi thế vốn có của SCB để đưa ra những dòng sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

 Thứ hai: đa dạng hóa các dòng sản phẩm mới trên nền tảng của sản phẩm truyền thống để thích ứng với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau; phân khúc thị trường để cung ứng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và lợi thế của SCB.

 Thứ ba: Hoàn thiện tốt nhất cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tín đảm bảo sự phát triển được các dòng sản phẩm mang tính công nghệ cao. Đảm bảo sự

đồng bộ về mặt công nghệ giữa các chi nhánh và phòng giao dịch, tránh tình trạng tắt nghẻn trong đường truyền, gây tâm lý không tốt cho người tiêu dùng, cũng như làm nền tảng cho sự phát triển những dòng sản phẩm mới…

- Đối với chất lượng dịch vụ:

 Trong công tác giao dịch phải phân loại những khách hàng khác nhau để có những chính sách chăm sóc phù hợp nhất. Phải đào tạo cho nhân viên am tường về các ngành nghề trong xã hội để chăm sóc khách hàng được tốt hơn.

 Phải có quầy sách báo với nhiều loại sách báo khác nhau và cập nhập thường xuyên, được trang bị các thiết bị phục vụ giải trí trong thời gian chờ đợi thực hiện giao dịch. Việc này tạo cho khách hàng thoải mái trong thời chờ đợi.

 Xây dựng quy trình giao dịch cho các sản phẩm dịch vụ, quy trình này phải được cập nhật thường xuyên, sao cho phù hợp nhất.

 Dựa trên danh sách khách hàng mà SCB đang có, thực hiện kế hoạch chăm sóc đặc biệt với từng khách hàng hoặc nhóm khách hàng, việc làm này không những làm nâng cao uy tín của SCB mà còn làm giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

 Rút ngắn thời gian giao dịch, giải đáp thắc mắc của khách hàng phải nhanh chóng, chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn (SCB) (Trang 76 - 77)