Chi đầu tư công qua KBNN Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư công qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 49 - 55)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư công qua KBNN Thái Nguyên

3.2.1. Chi đầu tư công qua KBNN Thái Nguyên

3.2.1.1. Đặc điểm tình hình vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Trong giai đoạn 2014-2016, tổng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn đạt 14.540,6 tỷ đồng. Qua các năm, vốn đầu tư công có sự thay đổi, chi tiết tại bảng số liệu 3.1 sau đây:

Bảng 3.1: Vốn đầu tư huy động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

ĐVT: Tỷ đồng

Nội dung Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ phát triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Tổng vốn ĐT xã hội 52.917,7 88.907,6 45.037,3 35.989,9 68,01 -43.870,3 -49,34 0,92 Vốn ngoài nhà nước 8.790,1 16.535,4 18.154,1 7745,3 88,11 1.618,7 9,79 1,44 Vốn đầu tư từ ngân sách

nhà nước 4.928,4 4.286,8 5.325,4 -641,6 -13,02 1.038,6 24,23 1,04

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 39.199,3 68.085,4 21.557,8 28.886,1 73,69 -46.527,6 -68,34 0,74 Tỷ trọng vốn NSNN/ Tổng

vốn đầu tư toàn xã hội 9,3 4,8 11,8 -4,5 -48,23 7,0 145,23 1,13

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước năm 2014 đạt 4.928,4 tỷ đồng, năm 2015 đạt 4.286,8 tỷ đồng, giảm 641,6 tỷ đồng, giảm tương ứng là 13,02%; năm 2016 tăng lên đạt 5.325,4 tỷ đồng, tăng thêm 1.038,6 tỷ đồng, tương ứng tăng 24,23%. Tốc độ phát triển bình quân của vốn đầu tư NSNN cả giai đoạn đạt 1,04%.

Về tỷ trọng vốn đầu tư NSNN so với tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội thay đổi hàng năm. Năm 2014 chiếm 9,3%; năm 2015 chiếm 4,8%, giảm 4,5% tương ứng giảm 48,23% so với năm 2014; năm 2016 chiếm 11,8%, tăng thêm 7% tương ứng tăng 145,23% so với năm 2015. Tốc độ phát triển bình quân của tỷ trọng vốn đầu tư NSNN so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của cả giai đoạn đạt 1,13%.

Như vậy, cả quy mô và tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước đều tăng, đó chính là động lực để tỉnh Thái Nguyên có thể hoàn thiện kết cấu hạ tầng, góp phần phát triển các ngành, lĩnh vực một cách đồng bộ, từng bước hoàn thiện môi trường đầu tư, đảm bảo an ninh quốc phòng,…từ đó phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Qua các năm, số vốn khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh làm cho tổng vốn huy động nguồn xã hội tăng mạnh. Quy mô vốn đầu tư nước ngoài tăng cao và mạnh thể hiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên cải thiện đáng kể (PCI tỉnh Thái Nguyên năm 2016 xếp hạng 7/63 và đứng thứ 2 trong khu vực miền núi phía Bắc), đó là cơ sở rất tốt cho các nhà đầu tư hiện tại và tiếp tục thực hiện, thu hút các nhà đầu tư tương lai.

Bảng 3.2: Hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) tỉnh Thái Nguyên

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

GRDP Tỷ đồng 35.759,9 45.219,7 52.070,5 Vốn đầu tư Tỷ đồng 45.638,4 58.543,9 66.760,6 Tốc độ tăng GRDP (IG) % 24,2 26,5 15,2 Tỷ trọng vốn đầu tư/GRDPtt (IV) % 127,63 129,46 128,21 Hiệu suất sử dụng vốn ICOR (IV/IG) Lần 5,27 4,89 8,43

Tại bảng số liệu 3.2 phản ánh một số chỉ tiêu chủ yếu khi đánh giá hiệu quả ICOR. Tốc độ tăng trưởng hàng năm có xu hướng giảm, nhưng vốn đầu tư tăng lên, cho nên tỷ trọng vốn đầu tư so với GRDP rất cao, năm 2014 IV đạt 127,63%, năm 2015 IV đạt 129,46% và năm 2016 IV đạt 128,21%. Do đó hiệu suất sử dụng vốn ICOR tăng rất mạnh và năm 2016 đạt 8,43 lần, cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Hiệu suất sử dụng vốn ICOR phụ thuộc rất lớn vào vốn đầu tư, nếu vốn đầu tư thu hút càng nhiều thì hệ số ICOR này càng cao. Đó là sự tiến triển của môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên có nhiều khởi sắc và đầu tư công sẽ dễ dàng thuận lợi khi thu hồi vốn cho nhà nước.

3.2.1.2. Tình hình chi đầu tư công qua KBNN Thái Nguyên a. Phân theo đơn vị sử dụng

Chi đầu tư công cho các đơn vị chủ yếu sử dụng cho các chương trình mục tiêu quốc gia do mỗi đơn vị sử dụng sẽ lập dự toán đối với hạng mục đầu tư cần thiết nhất tại địa bàn. Chẳng hạn đối với Sở NN & PTNT sử dụng vốn đầu tư công cho chương trình như nước sạch nông thôn, kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm,..), thủy lợi, nông thôn mới,...Chi tiết các đơn vị trên địa bàn sử dụng vốn đầu tư như sau:

Bảng 3.3: Vốn đầu tư công phân theo đơn vị sử dụng cho chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện kiểm soát qua KBNN Thái Nguyên

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ phát

triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Tổng 148.322,3 156.370,2 126.363,8 8.047,9 5,43 -30.006,6 -19,19 0,92 Sở NN và PTNT 18.062 15.545,8 7.523,1 -2.516,8 -13,93 -8.022,7 -51,61 0,65 Sở GD&ĐT 4.938 12.900 672 7.962 161,24 -12.228 -94,79 0,37 Sở VHTT&DL 1.018,7 8.000 168,7 6.981,3 685,31 -7.831,3 -97,89 0,41 Sở Y tế 6.275,1 9.537,1 1.202,9 3.262 51,98 -8.334,2 -87,39 0,44

Sở thông tin truyền thông 2.400 1.500 1.500 -900 -37,5 0 0 0,79

Cty TNHH Nhà nước MTV 11.300 4.440,5 0 -6.859,5 -60,7 -4.440,5 -100 0

Đơn vị khác 104.328,5 104.446,8 115.297,1 118,3 0,11 10.850,3 10,39 1,05

Qua mỗi năm, quy mô vốn các đơn vị sử dụng thay đổi, đơn vị có quy mô sử dụng vốn giảm mạnh như Sở NN&PTNT, Sở GD&ĐT, Sở VHTT&DL, Công ty Nhà nước,...(chi tiết bảng 3.3). Đối với các đơn vị khác số quy mô vốn lớn nhất và đơn vị này chính là cơ quan công quyền thực hiện chương trình 30a, chương trình 135 hỗ trợ vùng nghèo, cận nghèo để người dân sớm bình ổn cuộc sống và thoát nghèo bền vững, quy mô năm 2014 đạt 104.328,5 triệu đồng, năm 2015 đạt 104.446,8 triệu đồng và năm 2016 đạt 115.297,1 triệu đồng. Tốc độ phát triển quy mô vốn bình quân của đơn vị khác trong cả giai đoạn là 1,05%. Như vậy quy mô vốn cho hoạt động đầu tư công phục vụ cho các chương trình mục tiêu quốc gia là chủ yếu, với mục tiêu là phát triển KT-XH cho người dân theo lộ trình phát triển kinh tế của chính phủ và nhà nước.

b. Phân theo lĩnh vực kinh tế

Tại mỗi địa phương, nhu cầu vốn cho phát triển các lĩnh vực kinh tế rất lớn và nhu cầu đó đều hiện hữu trong 3 lĩnh vực công nghiệp-dịch vụ và nông nghiệp. Kết quả thực hiện vốn đầu tư công theo lĩnh vự kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua một số năm như sau:

Bảng 3.4:Vốn đầu tư công phân theo lĩnh vực kinh tế thực hiện kiểm soát qua KBNN Thái Nguyên

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ phát triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Tổng 148.322,3 156.370,2 126.363,8 8.047,9 5,43 -30.006,4 -19,19 0,92 Công nghiệp 47.226,9 42.351,5 37.357,6 -4.875,4 -10,32 -4.993,9 -11,79 0,89 Dịch vụ 33.547,9 35.471,9 32.514,7 1.924 5,74 -2.957,2 -8,34 0,98 Nông nghiệp 67.547,5 78.546,8 56.491,5 10.999,3 16,28 -22.055,3 -28,08 0,91

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, quy mô vốn đầu tư công chủ yếu dành cho phát triển nông nghiệp, năm 2014 vốn cho nông nghiệp là 67.547,5 triệu đồng, năm 2015 là 78.546,8 triệu đồng, tăng thêm 10.999,3 triệu đồng, tương ứng tăng 16,28% so với năm 2014; năm 2016 vốn là 56.491,5 triệu đồng, giảm 22.055,3 triệu đồng, tương ứng giảm 28,08% so với năm 2015. Tốc độ phát triển của quy mô vốn đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp đạt 0,91%.

Đối với lĩnh vực dịch vụ, năm 2014 vốn cho dịch vụ là 33.547,9 triệu đồng, năm 2015 là 35.471,9 triệu đồng, tăng thêm 1.924 triệu đồng, tương ứng tăng 5,74% so với năm 2014; năm 2016 vốn là 32.514,7 triệu đồng, giảm 2.957,2 triệu đồng, tương ứng giảm 8,34% so với năm 2015. Tốc độ phát triển của quy mô vốn đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp đạt 0,98%.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, năm 2014 vốn cho công nghiệp là 47.226,9

triệu đồng, năm 2015 là 42.351,5 triệu đồng, giảm 4.875,4 triệu đồng, tương ứng giảm 10,32% so với năm 2014; năm 2016 vốn là 37.357,6 triệu đồng, giảm 4.993,9

triệu đồng, tương ứng giảm 11,79% so với năm 2015. Tốc độ phát triển của quy mô vốn đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp đạt 0,89%.

Như vậy, quy mô đầu tư công có sự thay đổi theo tốc độ tăng trưởng từng lĩnh vực, vốn cho dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất và vốn cho lĩnh vực công nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 3 lĩnh vực. Điều này cho thấy tỉnh Thái Nguyên ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp bởi đa số dân số lao động vẫn hoạt động trong ngành nông nghiệp là phổ biến (chiếm trên 65%), đầu tư cho điện đường, trường trạm và nhanh chóng giúp nông dân tỉnh Thái Nguyên hoàn thành xây dựng chương trình nông thôn mới, cải thiện đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư công qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)