Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư công qua Kho
4.2.4. Tổ chức kiểm soát,thanh toán vốn đầu tư đảm bảo hiệu quả
Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư tại Văn phòng và KBNN các huyện, thị xã bao gồm: tiếp nhận kế hoạch vố; phân công giao nhiệm vụ; tổ chức kiểm soát, thanh toán; kiểm tra, hướng dẫn. Để đảm bảo quản lý, kiểm soát chặt chẽ, đúng quy trình nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị chủ đầu tư (BQL) trong giao dịch, từng đơn vị và cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi cần xem các đơn vị chủ đầu tư (BQL) dự án là đối tượng phục vụ để phối hợp, hướng dẫn thực hiện; trang bị tốt các kỹ năng cần thiết để nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ. Trong đó cần tập trung một số vấn đề sau:
- Xác định đúng đối tượng giao dịch: chủ đầu tư (BQL) dự án (KBNN chỉ tiếp nhận hồ sơ từ chủ đầu tư (BQL) dự án);
- Xác định mục tiêu quản lý, kiểm soát: góp phần quản lý sử dụng vốn đầu tư công đúng đối tượng, mục đích; đúng các điều kiện quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng; đúng chế độ quản lý tài chính; đảm bảo chặt chẽ; tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch;
- Xác định đầy đủ trách nhiệm và thẩm quyền KBNN trong quản lý, kiểm soát ( để tránh bỏ sót hay lạm quyền): kiểm soát tính đầy đủ của hồ sơ (bao gồm hồ sơ mở tài khoản, hồ sơ pháp lý và từng lần tạm ứng, thanh toán); tính pháp lý của hồ sơ (bao gồm thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế dự toán; thẩm quyền ký hợp đồng; tến dự án có phù hợp với quyết định đầu tư; tính logic của các hồ sơ); tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ chứng từ (thể thức hồ sơ, chứng từ; mẫu dấu, chữ ký; số tiền bằng số, bằng chữ…); đối tượng tạm ứng, mức tạm ứng; việc chấp hành các chế độ quản lý tài chính về đầu tư công (tiến độ giải ngân; tình hình sử dụng tạm ứng; quản lý tài chính về chi phí quản dự dự án…)…;
- Xác định tiêu chí để làm mục tiêu phấn đấu: giải ngân nhanh, kịp thời; rút ngắn thời gian kiểm soát; đảm bảo không tồn đọng hồ sơ; giảm số dư tạm ứng trên tổng vốn giải ngân; an toàn trong thanh toán, chuyển tiền;
- Phương pháp quản lý, kiểm soát: Trước hết cán bộ làm công tác kiểm soát chi đầu tư phải chấp hành nghiêm túc các chế độ, chính sách về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư công theo quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính; bám sát quy trình kiểm soát, thanh toán vốn của Kho bạc Nhà nước trong quản lý, thanh toán. Thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm soát theo quy định (giảm hồ sơ, thủ tục, rút ngắn thời gian giải ngân); thực hiện công khai quy trình, công khai thủ tục hành chính để chủ đầu tư (BQL) dự án biết để thực hiện; thực hiện tốt quy chế giao dịch 1 cửa trong quản lý, thanh toán, đảm bảo một chủ đầu tư trực tiếp với 1-2 cán bộ kiểm soát chi của KBNN.
Đối với kiểm soát, thanh toán: Cán bộ kiểm soát khi tiếp nhận hồ sơ từ chủ đầu tư phải nhận diện được nội dung công việc cần kiểm soát bao gồm: nhận diện theo tính chất nguồn vốn (thuộc nguồn vốn NSNN, TPCP, vốn ODA; vốn chương trình MTQG; nguồn vốn có tính chất đầu tư XDCB hay chi thường xuyên…); nhận diện theo tính chất công việc (xây lắp, tư vấn, GPMB, chi quản lý…); nhận diện theo nội dung (tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành); thực hiện thông qua hợp đồng hay tự thực hiện… từ đó để bám các chế độ quy định từng nguồn vốn và tính chất từng công việc để đề nghị chủ đầu tư (BQL) cung cấp các hồ sơ và thực hiện các bước theo quy định để quản lý. Đối với các khoản thực hiện theo hợp đồng, cán bộ kiểm soát chi cần đọc kỹ các điều khoản và thỏa thuận của hợp đồng, bám các quy định mà A-B đã thỏa thuận tại hợp đồng (hình thức hợp đồng; giá hợp đồng; tài khoản chuyển tiền; mức vốn tạm ứng; số lần tạm ứng, thu hồi tạm ứng…) để thanh toán; đối với các dự án ODA ngoài các chế độ quản lý trong nước, cán
bộ kiểm soát chi phải nghiên cứu kỹ các quy định tại Hiệp định, thỏa thuận của nàh tài trợ và các quy định khác của nhà tài trợ (thư không phản đối).
Đối với quản lý vốn tạm ứng: Phải thường xuyên rà soát, thống kê, phân loại theo tính chất, nội dung để có biện pháp thu hồi: thống kê theo nội dung tạm ứng (tạm ứng xây lắp, thiết bị, GPMB, tái định cư); thống kê, phân loại theo thời gian (tạm ứng trong năm kế hoạch; dự án tạm ứng trên 06 tháng, 01 năm; tạm ứng trong thời gian thực hiện hợp đồng hay hợp đồng đã chậm tiến độ…); thống kê, phân loại vốn tạm ứng theo chủ đầu tư… để có các biện pháp thu hồi cho phù hợp: đôn đốc phối hợp với chủ đầu tư (bằng văn bản, trực tiếp làm việc để tháo gỡ các vướng mắc); báo cáo cấp thẩm quyền và đề xuất biện pháp xử lý (đối với GPMB yêu cầu nộp lại tài khoản tiền gửi, sau 01 năm trích nộp NSNN; đối với xây lắp, tư vấn đề nghị thu hồi vào NSNN…); yêu cầu ngân hàng thương mại (nơi đào tạo lãnh tạm ứng) thực hiện nghĩa vụ hoàn vốn tạm ứng cho NSNN…
Ngoài ra Kho bạc các cấp cần tăng cường công tác hậu kiểm. Hiện nay KBNN không chịu trách nhiệm về khối lượng, định mức đơn giá, dự toán (chủ đầu tư chịu trách nhiệm các vấn đề này); thời gian kiểm soát ngắn (03 ngày làm việc). Tuy nhiên để nâng cao vai trò trách nhiệm cũng như hiệu quả sử dụng vốn, KBNN cần chú trọng công tác kiểm tra chủ đầu tư, nhất là những thời điểm có tính nhạy cảm (31/12 hằng năm và các thời điểm theo quy định phải có khối lượng hoàn thành); những khoản tạm ứng quá thời hạn quy định nhưng chưa có khối lượng gửi KBNN thu hồi tạm ứng. Việc kiểm tra phải theo chương trình, kế hoạch, đúng thẩm quyền, cán bộ kiểm soát chi phải nắm thông tin để báo cáo lãnh đạo nội dung chương trình kiểm tra; kết thúc phải có biên bản làm với chủ đầu tư; tránh việc lợi dụng kiểm tra để gây khó khăn cho chủ đầu tư trong triển khai thực hiện.
4.2.5. Thực hiện tốt giao dịch một cửa và thời gian kiểm soát
Thực hiện chế độ giao dịch 01 cửa trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư: 01 cán bộ trực tiếp tiếp nhận, xử lý và trả kết quả. Để nâng cao hiệu quả trước hết phải bố trí và đào tạo cán bộ làm công tác kiểm soát chi vững vàng chuyên môn (cả về nghiệp vụ và tin học), thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức, tận tình với công việc, tâm huyết với nghề; trang thiết bị làm việc phải đầy đủ (máy tính, máy in); phòng giao dịch phải rộng rãi, thuận tiện cho giao dịch; cán bộ phải mở sổ theo dõi từng nhận chứng từ và trả kết quả; lãnh đạo phòng (tổ) phải theo dõi, kiểm tra và nắm bắt được tình hình giao nhận và xử lý hồ sơ của cán bộ… Ngoài ra cần thực hiện tốt văn minh, văn hóa nghề Kho bạc trong giao dịch, giao tiếp với khách hàng: trang phục nghiêm túc, đeo thẻ công chức trong thực hiện nhiệm vụ; giao tiếp lịch sự, nhã nhặn; hướng dẫn cho khách hàng tận tình, chu đáo. Như vậy vừa đảm bảo nghiêm tức và tạo niềm vui cho các đơn vị khi giao dịch với KBNN.
Bên cạnh đó, trong điều kiện đảm bảo rút ngắn thời gian kiểm soát (03 ngày làm việc, trong đó kiểm soát chi 02 ngày làm việc) trong điều kiện số lượng biên chế có hạn; tính khách quan mang tính thời vụ trong thanh toán đầu tư (tập trung tại các thời điểm, thời điểm cuối năm…), nhưng vẫn đảm bảo chế độ 01 cán bộ kiểm soát 01 dự án, một chủ đầu tư cần làm tốt các biện pháp sau:
- Bố trí cán bộ kiểm soát chi theo hình thức co giãn (nơi nhiều việc bố trí nhiều cán bộ và ngược lại);
- Đảm bảo 01 cán bộ quản lý 01 chủ đầu tư (BQL) dự án. Trường hợp quản lý dự án, lớn nhiều công trình bố trí tối 02 cán bộ quản lý (ban quản lý dự án ODA, Ban quản lý khu kinh tế);
- Ưu tiên cán bộ trẻ, có trình độ tin học, cán bộ từng làm công tác kế toán; - Làm tốt công tác phối hợp, thực hiện phân công hỗ trợ giữa từng cán bộ từng thời điểm.
4.2.6. Tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư công tại KBNN
- Phát huy vai trò tham mưu các chế độ, chính sách về quản lý tài chính công, nhất là khi Luật NSNN 2015 đi vào thực hiện (từ ngân sách 2017), trong đó có nhiều điểm mới có tác động đến quản lý đầu tư công nói chung và kiểm soát của KBNN như: kế hoạch ngân sách trung hạn; kiểm soát theo kết quả kế hoạch thực hiện nhiệm vụ; tăng cường phân cấp trong quản lý ngân sách… Đặc biệt tham mưu để địa phương nâng cao vai trò quản lý kế hoạch đầu tư (bố trí vốn trọng tâm, trọng điểm); có cách nhận đúng về hạn chế vay vốn để đầu tư (ODA) nhằm đảm bảo an toàn về nợ công, hạn chế bội chi NSNN; hạn chế ứng trước kế hoạch năm sau, chỉ ứng trước đối với các dự án, công trình thực sự cần thiết (công trình cấp bách, công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển KT-XH của địa phương) và không được ứng quá 20% kế hoạch năm đã bố trí cho dự án đó.
- Làm tốt công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN như vi phạm về cam kết chi (chậm cam kết chi, không làm thủ tục cam kết chi), vi phạm về chế độ quản lý tài chính (đề nghị thanh toán khi chưa có kế hoạch, hết kế hoạch; thanh toán vượt dự toán, vượt hợp đồng; chậm thanh toán thu hồi tạm ứng)…nhằm tăng cường chấp hành kỷ luật tài chính của chủ đầu tư trong tổ chức quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công của nhà nước.
- Làm tốt công tác quản lý cam kết chi trong quản lý thanh toán vốn đầu tư qua KBNN nhằm ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán, nâng cao trách nhiệm và tính kỷ luật về tài chính của các chủ đầu tư. Mặt khác, KBNN quản lý tốt việc thực hiện cam kết chi đối với các hợp đồng nhiều năm sẽ góp phần hỗ trợ cơ quan tài chính các cấp, các ngành và chủ đầu tư trong lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm để bố trí cho dự án theo tiến độ.
- Tăng cường công tác báo cáo và thông tin: Làm tốt công tác báo cáo thống kế và công khai kết quả giải ngân; cung cấp số liệu báo cáo kịp thời,
trung thực, chính xác cho các cơ sở, ngành ở địa phương (sở Kế hoạch và đầu tư, sở Tài chính, Ban kinh tế ngân sách HĐND tỉnh…) và KBNN, Bộ Tài chính để đáp ứng yêu cầu điều hành ngân sách nói chung và quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch đầu tư công nói riêng. Ngoài ra, trong quá trình quản lý thanh toán, KBNN các cấp cần nắm bắt thông tin, báo cáo kịp thời các tồn tại vướng mắc: dự án chậm tiến độ, chậm giải ngân; dự án có số dư tạm ứng lớn, thời gian quá quy định nhưng chưa thu hồi; các tồn tại, vướng mắc do cơ chế (công trình phê duyệt sau 31/10 năm trước năm kế hoạch)…để tham mưu cho cấp số có thẩm quyền có biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giải ngân vốn của KBNN.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền (về các chế độ mới trong điều hành ngân sách của Chính phủ, Bộ Tài chính và KBNN; tuyên truyền về công tác xử phạt vi phạm hành chính; công tác thanh tra chuyên ngành…) để các chủ đầu tư (BQL) dự án biết, có nhận thức đúng đắn để cùng phối hợp thực hiện.
- Làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính và thực hiện tốt văn minh, văn hóa nghề Kho bạc. Trước hết phải công khai quy trình, công khai thủ tục hành chính; phấn đấu giảm thời gian kiểm soát; nâng cao chất lượng phục vụ, xem khách hàng (chủ đầu tư) là đối tượng phục vụ để hướng dẫn tận tình, chu đáo; giải thích, trả lời cho các đơn vị phải thuyết phục, hợp tình hợp lý.
4.2.7. Tăng cường quản lý vốn đầu tư công
- Công khai, minh bạch tình hình thực hiện đầu tư công: Thực hiện công khai tình hình và kết quả thực hiện đầu tư công theo đúng quy định bao gồm: công khai công tác quy hoạch, danh mục và kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm các dự án; kết quả thực hiện, các sai phạm qua thanh tra, kiểm toán; công khai hồ sơ và quy trình thủ tục đầu tư công; quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán; công khai các dự án vượt tiến độ, chậm tiến độ, chậm giải ngân; các dự án chậm thu hồi tạm ứng, dự án chậm quyết toán…Việc
công khai có thể qua nhiều hình thức: công bố tại các kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc, nơi giao dịch 01 cửa; thông báo bằng văn bản hoặc qua trang thông tin điện tử…
- Thực hiện cơ chế một cửa trong quản lý, thực hiện đầu tư công:
Thành lập trung tâm cung cấp dịch vụ công, trung tâm giao dịch 01 cửa (trực thuộc tỉnh) để tiếp nhận và xử lý hồ sơ bao gồm: các thủ tục thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư; thẩm định phê duyệt dự án, thiết kế - dự án; quyết toán vốn đầu tư… Mọi hồ sơ thủ tục (cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh; thành lập doanh nghiệp; phê duyệt dự án…) phải tiếp nhận và trả kết quả qua trung tâm giao dịch 01 cửa. Cán bộ của trung tâm là biên chế của các sở Tài chính, sở Kế hoạch và đầu tư, sở Xây dựng và sở quản lý công trình chuyên ngành; phải cử cán bộ có năng lực, phẩm chất và nắm chắc chế độ quản lý dự án đầu tư công để hướng dẫn cho chủ đầu tư và doanh nghiệp. Làm được như vậy sẽ tạo ra nên tính công khai, minh bạch trong các hoạt động đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, doanh nghiệp trong giải quyết các thủ tục về đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
- Tăng cường công tác giám sát của cộng đồng
Cần tăng cường công tác giám sát đầu tư của cộng đồng để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công bao gồm từ giám sát chủ trương đầu tư, giám sát các khâu trong quá trình thực hiện đầu tư và giám sát hiệu quả của công trình khi đã đi vào khai thác, sử dụng. Để nâng cao hiệu quả công tác giám sát, Ủy ban MTTQ các cấp phải thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; lựa chọn cán bộ đúng thành phần, năng lực và phẩm chất tham gia giám sát; phải xây dựng quy chế và có phối hợp tốt giữa các chủ đầu tư với Ủy ban mặt trận tổ quốc các cấp. Về nội dung, nên tập trung giám sát các vấn đề sau: giám sát về tuân thủ các quy định của pháp luật về chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư; giám sát kế hoạch đầu tư; tiến độ thực hiện các chương trình dự
án; những tác động của dự án đến lợi ích cộng đồng và hiệu quả kinh tế xã hội… Việc giám sát phải công khai, minh bạch và tuân thủ trình tự, quy trình, thủ tục, tránh việc lợi dụng giám sát để gây khó khăn cho chủ đầu tư trong tổ chức thực hiện. Đối với các cơ quan giám sát phải tạo các điều kiện thuận lợi cho bên giám sát bố trí thời gian, cung cấp là hồ sơ tài liệu) và tiếp thu ý kiến từ giám sát cộng đồng để góp phần quản lý hiệu quả dự án, chống thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công. Ngoài ra, cần bố trí kinh phí đầy đủ để chi trả công tác giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Tập trung các giải pháp để xử lý dứt điểm nợ đọng theo đúng Chỉ thì 07/2015/CT-Ttg của Thủ tướng Chính phủ
Rà soát, phân loại nợ đọng theo từng nguồn vốn và từng cấp quyết