Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư công qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong các tỉnh, thành phố đi đầu cả nước trong lĩnh vực quản lý, thu hút dự án đầu tư công.Qua tìm hiểu, một số kinh nghiệm trong đầu tư công ở Đà Nẵng như sau:

- Kịp thời ban hành các chính sách, quy định về quy trình cụ thể trong quản lý vốn đầu tư để các địa phương, các ngành thực hiện.

- Coi trọng tính minh bạch trong quyết định đầu tư: Tất cả các dự án đầu tư công ở Đà Nẵng luôn được công khai hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người cùng tìm hiểu và góp ý trước khi quyết định đầu tư, trong quá trình thực hiện và vận hành dự án.

- Trong điều kiện nguồn thu NSNN có hạn, Đà Nẵng có nhiều chính sách, tạo môi trường đầu tư lành mạnh để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư: vốn ODA, vốn FDI... Trong quyết định đầu tư, Đà Nẵng có chọn lọc và hết sức quan tâm đến vấn đề thân thiện môi trường. Đà Nẵng cũng là một trong các địa phương áp dụng mô hình dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Riêng năm 2015 Đà Nẵng đã kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) 19 dự án (Dự án xử lý nước thải trong Khu Công nghiệp Hòa Khánh; dự án xây dựng nhà máy nước Hòa Liên; dự án xây dựng tuyến đường Trục 1 Tây Bắc) ...

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo, người đứng đầu: Đà Nẵng là địa phương hết sức coi trọng đến nguồn nhân lực, năng lực của bộ, nhất là lãnh đạo quản lý. Bộ máy quản lý nhà nước ở Đà Nẵng những năm qua ngoài trình độ chuyên môn, năng lực đã phát huy vai trò, trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ. Luôn sát dân, gần dân, quan tâm đến lợi

ích của nhân dân và doanh nghiệp, vì vậy tất cả các dự án đều được đồng thuận cao cả về phía nhân dân và nhà đầu tư. Đây là một trong những yếu tố quan trọng Đà Nẵng làm tốt vai trò quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và đầu tư công nói riêng. [14]

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc

- Tạo môi trường lành mạnh, thu hút các nguồn vốn đầu tư: Cũng như Đà Nẵng, tỉnh Vĩnh phúc luôn chú trọng đến công tác xúc tiến đầu tư, tạo môi trường lành mạnh, quan tâm đến các lợi ích các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong tham gia đầu tư. Muốn làm được điều đó, tỉnh rất quan tâm đến công tác cải cách hành chính, giảm các thủ tục cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.

- Làm tốt công tác quản lý các dự án đầu tư từ nhà nước:

Vĩnh Phúc đã làm rất tốt công tác lập quy hoạch xây dựng và được các cấp, các ngành tích cực triển khai; tỉnh luôn xác định quy hoạch đi trước một bước, tiếp đến là công tác chuẩn bị đầu tư, GPMB. Công tác phân bổ vốn đầu tư theo hướng tập trung và ưu tiên thanh toán nợ khối lượng hoàn thành, hạn chế tối đa dự án khởi công mới. Việc phân khai các nguồn vốn được triển khai ngay khi có chỉ tiêu giao vốn của trung ương để chủ đầu tư chủ động triển khai thực hiện dự án. Trong thực hiện khối lượng hoàn thành và giải ngân nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn chủ yếu thanh toán cho khối lượng hoàn thành của năm trước, số dự án đầu tư xây dựng mời hàng năm ít.

Công tác thanh tra, giám sát đầu tư được tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh. Công tác quyết toán đầu tư cũng được tỉnh hết sức chú trọng và chỉ đạo quyết liệt, từ năm 2015 tỉnh đã có các quy định về thực hiện cải cách hành chính đối với lĩnh vực quyết toán vốn đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông ở cả cấp tỉnh và cấp huyện.

- Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Ngay từ khi tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã chú trọng đến công tác xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại tỉnh. Với sự tích cực, chủ động, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, những năm qua Vĩnh Phúc đã trở thành điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là với doanh nghiệp Nhật Bản (toàn tỉnh có 21 dự án đầu tư từ Nhật Bản với tổng vốn đăng ký là 700 triệu USD). Về quyết định đầu tư, bên cạnh các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, về dài hạn tỉnh Vĩnh Phúc đang hướng đến các lĩnh vực ngành nghề, dịch vụ có tính chất dài hạn như tài chính, viễn thông, ngân hàng,… để kêu gọi đầu tư. [15]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư công qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)