Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi đầu tư công qua KBNN
3.3.1. Yếu tố khách quan
a. Điều kiện tự nhiên-văn hóa-xã hội địa phương
Về vị trí địa lý: Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các Tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các Tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Với địa thế thuận lợi này nên tỉnh Thái Nguyên rất quan tâm đến các hoat động đầu tư về phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội, nhất là các hoạt động đầu tư công trên địa bàn nhằm cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân trong tỉnh.
- Về văn hóa-xã hội: Thái Nguyên là mảnh đất được biết đến với khu du lịch khá nổi tiếng như Hồ Núi Cốc, ATK Định Hóa, di tích lịch sử 27/7,…nên tỉnh có nhiều chính sách phát triển cơ sở hạ tầng bằng ngân sách nhà nước (bao gồm NS trung ương và NS địa phương) chi cho các hoạt động đâu tư đường xá giao thông, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng các khu dịch nhằm thu hút khách du lịch, tạo đà phát triển ngành dịch vụ. Toàn tỉnh có 150/180 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020, bằng
83,3% và số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%, đạt 38,5 số giường bệnh/10.000 dân và 12,3 bác sĩ/10.000 dân. Mặc dù y tế có nhiều tiến bộ nhưmg tại địa bàn các huyện thuocj vùng sâu, vùng xa, vùng đồi núi cao, xa trung tâm huyện, thị xã thì cơ sở vật chất khám chữa bệnh còn thiếu thốn, trang thiết bị y tế còn hạn chế, chất lượng đội ngũ y-bác sĩ chưa cao,…đòi hỏi tỉnh và Chính phủ có lộ trình đầu tư công cho lĩnh vực y tế.
- Về đặc điểm chính trị-xã hội: Tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn Tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực...
Như vậy cùng với sự phát triển tự nhiên, văn hóa, xã hội có nhu cầu về vốn đầu tư công lớn vì Thái Nguyên là cửa ngõ giao thương các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, cơ sở vật chất được đầu tư mạnh mẽ khiến cho cục diện về cơ sở hạ tầng thay đổi.
b. Cơ chế chính sách của nhà nước
Chính sách của nhà nước cho đầu tư công trong một số lĩnh vực chủ yếu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau:
Bảng 3.11: Thống kê số lượng chính sách đầu tư công đang áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Lĩnh vực chủ yếu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nông nghiệp 4 5 6
Công nghiệp 3 4 4
Khoa học công nghệ, đào
tạo và phát triển thị trường 4 5 4
Lâm nghiệp 4 5 5
(Nguồn: KBNN Thái Nguyên)
Lĩnh vực nông nghiệp: Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định thay thế Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp; Nghị định về chính sách phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiêu tiết kiệm nước. Năm 2016, trên địa bàn sử dụng 6 chính sách. Các ưu tiên đầu tư công theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ là cơ sở để Bộ và các địa phương triển khai thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư công, thu hút các nguồn lực đầu tư của tư nhân và nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Lĩnh vực công nghiệp: đầu tư XDCB, xây lắp, trang thiết bị, mua sắm tài sản cố định, đầu tư sửa chữa TSCĐ. Năm 2016, trên địa bàn sử dụng 4 chính sách.
Lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo và phát triển thị trường: Ưu tiên đầu tư cho các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo nhân lực, hình thành các cụm nghiên cứu - đào tạo - sản xuất công nghệ cao theo vùng sinh thái, đầu tư cho công tác giống và cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho hệ thống thông tin thị trường trong nước và thế giới, hỗ trợ tiếp thị, quảng bá, phát triển thị trường và chuyển giao công nghệ. Năm 2016, trên địa bàn sử dụng 4 chính sách.
Lĩnh vực lâm nghiệp: Ưu tiên đầu tư phát triển các giống cây lâm nghiệp phục vụ tái trồng rừng kinh tế, hợp tác chặt chẽ với các công ty giống tư nhân nhằm nhân rộng và phát triển hệ thống cung cấp giống, đầu tư nâng cao năng lực lực lượng kiểm lâm, phòng cháy, chữa cháy rừng, đầu tư phát triển mô hình quản lý lâm nghiệp cộng đồng và phát triển dịch vụ môi trường rừng. Năm 2016, trên địa bàn sử dụng 5 chính sách.
c. Yếu tố về kinh tế, khả năng ngân sách tỉnh Thái Nguyên
Tăng trưởng GDP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh năm 2010 phân theo loại hình kinh tế đều đạt trên 100%. Năm 2016, cho thấy chỉ số của khu vực có vốn FDI năm 2016 đạt 129,1%, thuế sản phẩm từ trợ cấp sản phẩm đạt 112,7%, kinh tế tư nhân đạt 117,2%. Với tốc độ như vậy cho kết quả thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt 15.862,6 tỷ đồng, chi 10.853,4 tỷ đông. Như vậy, kinh tế địa phương phát triển mạnh mẽ sẽ đầu tư công trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp,….trên địa bàn.
ĐVT: %
Biểu đồ 3.1: Chỉ số phát triển GDP trên địa bàn phân theo loại hình kinh tế (theo giá so sánh năm 2010)
Đối với nguồn chi ngân sách, ngân sách địa phương tập trung chủ yếu dành cho chi trong cân đối ngân sách tăng hàng năm, năm 2014 chiếm 79,4%, năm 2015 chiếm 74,9% và năm 2016 chiếm đến 84,1%. Trong đó, chi đầu tư phát triển tăng mạnh nhất, năm 2014 chiếm 17,8%, năm 2015 chiếm 21,2%, năm 2016 chiếm 23,6%, trong đó ưu tiên chi cho kết cầu hạ tầng chung XDCB tập trung, kết cấu hạ tầng tại nông thôn.
Bảng 3.12: Khả năng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng chi NSĐP 9.543,2 11.768,7 10.853,4
A. Chi trong cân đối ngân sách 7.580,1 8.816,5 9.129,8
I. Chi đầu tư phát tiển 1.697,4 2.500,1 2.558,1
II. Chi thường xuyên 5.881,7 6.315,3 5.570,6
III. Chi bổ suy quỹ dữ trữ tài chính 1,0 1,0 1,0
B. Chi chương trình mục tiêu quốc gia và
mục tiêu khác 714,2 1124,2 802,1
C. Chi từ nguồn để lại quản lý qua NSNN 161,9 164,9 176,5
D. Chi chuyển nguồn và THCC tiền lương 1.087 1.663,2 745
Cơ cấu chi NSĐP 100 100 100
A. Chi trong cân đối ngân sách 79,4 74,9 84,1
I. Chi đầu tư phát tiển 17,8 21,2 23,6
II. Chi thường xuyên 61,6 53,7 60,5
III. Chi bổ suy quỹ dữ trữ tài chính 0,01 0,01 0,01
B. Chi chương trình mục tiêu quốc gia và
mục tiêu khác 7,5 9,6 7,4
C. Chi từ nguồn để lại quản lý qua NSNN 1,7 1,4 1,6
D. Chi chuyển nguồn và THCC tiền lương 11,4 14,1 6,9
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên)
Qua kết quả bảng 3.12 cho thấy: Chi cho chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu khác thay đổi từng năm, năm 2014 đạt 7,5%, năm 2015 đạt 9,6% và năm 2016 đạt 7,4%, năm 2015 trên địa bàn tỉnh đặt mục tiêu xây
dựng chương trình nông thôn mới được triển khai trên toàn tỉnh, cho nên quỹ chi ngân sách dành cho công tác này là chủ yếu.
Nhìn chung với tốc độ tăng trưởng của GDP và khả năng chi ngân sách của địa phương cho thấy đầu tư công được đầu tư có trọng điểm, có ưu tiên theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng địa bàn từ cấp xã, huyện và có mục tiêu cho lộ trình phát triển chung của toàn tỉnh. Nguồn thu NSĐP tăng thì nguồn chi cũng tăng, đó là cơ hội cho đầu tư công trên địa bàn tỉnh.
d. Môi trường đầu tư
Tỉnh Thái Nguyên cải thiện chỉ số PCI qua các năm, Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 19 về Chỉ đạo nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Theo đó, tỉnh Thái Nguyên đã tích cực chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung nghiên cứu, rà soát, đánh giá, chỉ ra những yếu kém, đề ra giải pháp để cải thiện các chỉ số thành phần thấp điểm. Vận dụng linh hoạt, bám sát, đánh giá cụ thể tình hình thực tế để thực hiện các nhiệm vụ trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tại địa phương.
Bảng 3.13: Xếp hạng PCI tỉnh Thái Nguyên qua một số năm
Năm PCI (%) Xếp hạng 2011 53,57 57 2012 60,07 17 2013 58,96 25 2014 61,25 8 2015 61,21 7 2016 61,82 7 (Nguồn: http://www.pcivietnam.org/thai-nguyen)
Nhờ sự nỗ lực cao, chỉ số PCI của Thái Nguyên có những bước tiến vượt bậc: Từ thứ hạng gần như cuối bảng 57/63 năm 2011, 17/63 năm 2012, năm 2013 chỉ số PCI của Thái Nguyên xếp thứ 25/63, năm 2014 xếp thứ 8/63, năm 2015 xếp thứ 7/63 và năm 2016 vừa qua “trụ hạng” thứ bảy trên bảng
xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (đứng đầu tốp tốt). So với Khu vực miền núi phía bắc thì Thái Nguyên xếp hạng sau tỉnh Lào Cai (Lào Cai đạt 62,32). Như vậy, với môi trường đầu tư tốt, chắc chắn đầu tư công cho tỉnh Thái Nguyên đạt hiệu quả lớn do khả năng thu hồi vốn cho Nhà nước nhanh, được người dân ủng hộ.