Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác kiểm soát chi đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư công qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác kiểm soát chi đầu tư

công qua KBNN Thái Nguyên

Một là, làm tốt công tác quy hoạch, quản lý các dự án đầu tư từ nhà nước:

Công tác quy hoạch phải luôn đi trước một bước và tất cả các dự án đầu tư công trước khi phê duyệt để tránh chồng chéo hay không đồng bộ trong các lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh đó, phải hết sức coi trọng khâu chủ trương đầu tư, mọi quyết định đầu tư kể cả các dự án đã nằm trong quy hoạch được phê duyệt đều phải thông qua chủ trương đầu tư. Hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế dự toán làm tăng tổng mức đầu tư, trừ một số trường hợp bất khả kháng hay xét thấy điều chỉnh để phát huy hiệu quả đầu tư.

Hai là, phân bổ kế hoạch công tác kiểm soát vốn đầu tư công: Việc lập, phân bổ kế hoạch đầu tư phải thống nhất theo kế hoạch trung hạn, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Trong phân bổ nên theo thứ tự ưu tiên đặc biệt là các công trình hoàn thành, các công trình đã phê duyệt quyết toán và các công trình mang tính cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của các ngành, địa phương. Hạn chế việc phân bổ dàn trải, manh mún để đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn đầu tư.

Ba là, tăng cường kiểm tra giám sát, đánh giá vốn đầu tư công: Việc kiểm tra giám sát đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý đầu tư công của nhà nước. Việc kiểm tra, giám sát phải tiến hành một cách đồng bộ nhưng tránh sự chồng chéo, đặc biệt nên tăng cường phân cấp để nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát. Tất cả các dự án phải có đánh giá đầu tư, nhất là các dự án có điều chỉnh tổng mức, trước khi quyết định điều chỉnh nhất thiết phải có đánh giá đầu tư, từ đó mới nâng cao được hiệu quả của các quyết định và quá trình thực hiện đầu tư.

Bốn là, tạo môi trường và thu hút nguồn vốn đầu tư toàn xã hội: Môi trường đầu tư có tính chất quyết định đối với quyết định của các nhà đầu tư. Trong hoàn cảnh nguồn thu NSNN có hạn, vốn đầu tư công so với nhu cầu còn nhiều hạn chế, việc cải thiện môi trường đầu tư: hoàn thành và sớm bàn giao mặt bằng; chia sẻ lợi ích và phân bổ rủi ro một cách hài hòa giữa nhà nước và nhà đầu tư; tăng cường cải cách hành chính,...từ đó giữ chân các nhà đầu tư và thu hút thêm nhiều nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia.

Năm là, nâng cao vai trò của cán bộ quản lý, lãnh đạo: Trong quản lý,

yếu tố con người và nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng. Muốn vậy phải đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có trình độ tổ chức quản lý và vận hành dự án, có đạo đức nghề nghiệp. Tăng cường vai trò trách nhiệm, vì lợi ích chung, tránh lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân,...trong các vấn đề liên quan đến quyết định đầu tư.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư công qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)