Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Trình độ chuyên môn 190 100 Trên Đại học 18 9,47 Đại học 130 68,42 Cao đẳng 42 22,11 2.Trình độ lý luận chính trị 32 16,84 3. Ngạch chuyên viên 190 100
Chuyên viên cao cấp 01 0,53
Chuyên viên chính 08 4,21
Chuyên viên 181 95,26
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ KBNN Thái Nguyên)
KBNN Thái Nguyên rất quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ không chỉ về số lượng mà hơn hết tăng cường chất lượng cán bộ. KBNN Thái Nguyên chú trọng thực hiện công tác quy hoạch cán bộ và quan tâm
thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ quy hoạch, cán bộ quản lý, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh theo quy định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. KBNN Thái Nguyên đã cử công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn do Bộ Tài chính và KBNN ở các lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
c. Công nghệ thông tin
Trong năm 2016 KBNN Thái Nguyên đã triển khai nâng cấp chương trình ứng dụng TCS, KTNB, KTKB ANQP, TTĐT, QLTS; THBC_ĐTKB- LAN; triển khai nâng cấp hệ thống TCS tập trung bổ sung các yêu cầu nghiệp vụ; nâng cấp hệ thống thanh toán song phương với các Ngân hàng thương mại; đẩy mạnh việc thực hiện trao đổi văn bản điện tử, thư điện tử trong hoạt động của hệ thống KBNN; phối hợp triển khai hệ thống điện tử đa phương tiện hỗ trợ chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính.
Hiện nay đội ngũ công chức chuyên môn về cơ bản đều đã nắm bắt, khai thác và sử dụng các phần mềm ứng dụng trong thực hiện nhiệm vụ. Đối với công chức tin học có kiến thức và kỹ thuật khá vững. Tuy nhiên trình độ tin học của công chức kho bạc địa phương đều đạt trình độ tin học cơ bản ở mức nhất định (chứng chỉ Tin học Văn phòng A, B…) nên khá hạn chế trong khi tác nghiệp với các phần mềm quản lý đầu tư công: phân loại dự án, số vốn, thời gian, tiến độ, chứng từ,…thi thực hiện kiểm soát chi tại KBNN Thái Nguyên.
Với thực trạng về trình độ khoa học kỹ thuật như trên ảnh hưởng đến công tác quản lý chi cho đầu tư công, muốn tăng tốc mục tiêu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi cán bộ tại KBNN Thái Nguyên không ngừng nâng cao trình độ tin học, ứng dụng trong nội bộ ngành, nếu không cải thiện tình hình này thì khó có thể đạt được lợi ích tối đa khi thực hiện quản lý đầu tư công tại các KBNN.
3.4. Đánh giácông tác kiểm soát chi đầu tư công qua KBNN Thái Nguyên
3.4.1. Kết quả đạt được
- Làm tốt công tác tổ chức nhiệm vụ: Đến nay, KBNN Thái Nguyên đã xây dựng được một bộ máy kiểm soát, thanh toán từ tỉnh đến huyện, thị xã đủ mạnh cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong quản lý. Hàng năm trên cơ sở các nhiệm vụ được giao (thông báo kế hoạch vốn của KBNN; quyết định phân bổ giao kế hoạch vốn của các cấp chính quyền địa phương), KBNN Thái Nguyên đã có phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, kịp thời cho các phòng và KBNN huyện, thị xã để tiến hành triển khai thực hiện; có văn bản gửi các chủ đầu tư (BQL) dự án để phối hợp và đôn đốc giải ngân nên công tác giải ngân thường được triển khai ngay từ đầu năm kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, KBNN Thái Nguyên đã bám sát các chế độ quy định của nhà nước hiện hành trong quản lý đầu tư và xây dựng như: Luật đầu tư công, luật xây dựng, luật đấu thầu, luật NSNN; các nghị quyết của Chính phủ trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư và xây dựng; các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính và quy trình kiểm soát thanh toán vốn của KBNN. Ngoài ra trên cơ sở văn bản của cấp trên, KBNN Thái Nguyên đã có nhiều công văn, cụ thể hóa một số nội dung để KBNN huyện, thị xã và các chủ đầu tư (BQL) dự án để dễ nắm bắt, thực hiện.
- Thực hiện nghiêm túc việc công khai quy trình, thủ tục hành chính và áp dụng cơ chế 1 cửa trong kiểm soát,thanh toán vốn theo quy định của KBNN. Hiện nay, KBNN Thái Nguyên đã xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008 vào các quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư; thường xuyên cập nhật, công khai, thông tin rộng rãi về quy trình kiểm soát thanh toán.
- Quy định cụ thể, rõ ràng các tài liệu chủ đầu tư gửi đến KBNN, trình tự và thủ tục giải quyết công việc, quy trình luân chuyển chứng từ, thời gian giải quyết công việc và trách nhiệm của các bộ phận nghiệp vụ; hướng dẫn và thực hiện chế độ hạch toán, thanh toán vốn đầu tư công,...từ đó một mặt đảm
bảo kiểm soát, thanh toán chặt chẽ, minh bạch, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án trong giao dịch.
- Làm tốt công tác phối hợp: Để thực hiện nhiệm vụ thông suốt, hiệu quả, những năm qua KBNN Thái Nguyên đã tăng cường phối hợp nhất là với các sở ban ngành ở địa phương và các chủ đầu tư trên địa bàn: Sở Kế hoạch và đầu tư và Sở tài chính trong rà soát, điều chỉnh kế hoạch, quyết toán vốn đầu tư, xử lý nợ đọng trong đầu tư công; Với ngành thuế phối hợp thu thuế qua thanh toán vốn; Với Sở xây dựng và Sở tài chính đã tổ chức tập huấn, cập nhật các văn bản về quản lý đầu tư công cho các chủ đầu tư; có các văn bản hướng dẫn cụ thể và đôn đốc các đơn vị thực hiện. Chủ động làm việc với các chủ đầu tư trên địa bàn, nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để cùng tháo gỡ hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn.
- Làm tốt công tác tham mưu, báo cáo: Ngoài nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán hàng năm KBNN Thái Nguyên đã cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu báo cáo cho Bộ Tài chính, UBND tỉnh, Kho bạc nhà nước Trung ương và các ngành ở địa phương để phục vụ công tác quản lý và điều hành ngân sách. Bên cạnh các báo cáo định kỳ theo quy định, thông qua kiểm soát thanh toán đã chủ động nắm bắt tình hình: dự án chậm tiến độ, chậm thanh toán; dự án có số dư ứng lớn, thời gian tạm ứng quá quy định; các vướng mắc liên quan đến chế độ,...để có các văn bản báo cáo, tham mưu cho UBND tỉnh,..đảm bảo triển khai dự án đúng tiến độ, hạn chế các phát sinh do kéo dài nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn: chú trọng công tác kiểm tra, tự kiểm tra, hướng dẫn theo quy định. Thường xuyên có văn bản hướng dẫn và chỉ đạo từng cán bộ rà soát, tự kiểm tra; định kỳ phòng Thanh tra đã tổ chức kiểm tra KBNN huyện, thị xã và các phòng kiểm soát chi, giao dịch về nghiệp vụ kiểm soát chi; phòng kiểm soát chi theo định kỳ kiểm tra chuyên đề đối với
KBNN huyện, thị xã,..Thông qua công tác kiểm tra đã phát hiện kịp thời các sai sót: dự án thiếu hồ sơ, thủ tục; hồ sơ không hợp pháp, hợp lệ; vi phạm quy trình kiểm soát để chấn chỉnh, bổ sung khắc phục kịp thời vướng mắc từng đơn vị, cá nhân để có hướng dẫn hoặc báo cáo KBNN xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn.
3.4.2. Hạn chế
- Công tác giải ngân vốn đầu tư tại một số thời điểm trong năm còn chậm và chưa đạt yêu cầu kế hoạch; công tác thanh toán thu hồi tạm ứng còn chậm, nhất là vốn đền bù giải phóng mặt bằng.
- Vẫn còn sai sót về hồ sơ và quy trình kiểm soát, thanh toán: thiếu hồ sơ, thủ tục theo quy định, hồ sơ không đảm bảo hợp pháp, hợp lệ; thiếu dự án, phương án đền bù; hợp đồng không có tài khoản bên A; quyết định chỉ định thầu sau thời gian thực hiện hợp đồng; không làm thủ tục cam kết chi; vi phạm thời gian kiểm soát; thiếu văn bản đôn đóc chủ đầu tư thu hồi tạm ứng; lưu thừa hồ sơ theo quy định (biên bản nghiệm thu, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, văn bản thẩm định TK-DT...). Công tác báo cáo, thông tin các vướng mắc chưa kịp thời nên khi thanh tra, kiểm toán phát hiện đã gây khó khăn trong xử lý, khắc phục.
- Chưa làm tốt công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc. Một số dự án, công trình, hợp đồng vi phạm về cam kết chi: chậm cam kết chi, không làm thủ tục cam kết chi; lập hồ sơ thanh toán khi chưa có dự toán, kế hoạch được giao,..trường hợp này chưa xử lý hoặc xử lý chưa kịp thời.
- Công tác báo cáo, thông tin có lúc còn chậm, tính chính xác chưa cao: Về cơ bản, trong những năm qua KBNN Thái Nguyên đã làm tốt công tác báo cáo, thống kê theo đúng quy định. Tuy nhiên số lượng báo cáo cò nhiều, cùng một lúc phải hoàn thiện nhiều báo cáo (báo cáo theo quy định của Bộ tài chính, KNNN, báo cáo yêu cầu của các ngành địa phương, báo cáo phục vụ công tác thường kỳ của HĐND tỉnh, báo cáo công tác thanh tra, kiểm soát,...), trong khi các chỉ tiêu báo cáo chưa phù hợp, không có tính kế thừa, thiếu sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin,...nên có những thời điểm còn chậm và tính chính xác chưa cao, có những báo cáo phải bổ sung, chỉnh sửa nhiều lần đã ảnh hưởng đến công tác quản lý và điều hành ngân sách các cấp.
- Số lượng hồ sơ mở tài khoản, hồ sơ pháp lý còn sai sót trong quá trình các chủ đầu tư các dự án công khai báo cho KBNN Thái Nguyên
- Hồ sơ thanh toán tạm ứng các công trình đầu tư công còn phổ biến, tạm ứng nhiều lần trong năm tài chính, gây ra áp lực cho cán bộ KSC tại KBNN Thái Nguyên;
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan
- Chế độ chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư nhiều, rải rác, tản mạn tại nhiều văn bản (Luật, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, Công văn,...) khiến việc kiểm soát chi đầu tư của KBNN thật sự khó khăn khi phải xử lý nhiều văn bản.
- Công tác hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ chức năng còn chậm, chưa phù hợp và sát với thực tế; một số cơ chế ban hành lâu, không còn phù hợp; một số chi phí như: lập, thẩm định chủ trương đầu tư; chi phí giám sát chưa có định mức; văn bản hướng dẫn thanh toán địa phương trái với quy định trung ương,...đã gây khó khăn trong quản lý, kiểm soát thanh toán vốn của KBNN.
- Công tác lập, phân bổ, giao kế hoạch đầu tư hàng năm còn chậm và chưa đảm bảo chất lượng: nhiều nguồn vốn đến thời điểm tháng 4, 5 mới được phân bổ; chậm làm thủ tục kéo dài, chuyển nguồn vốn năm sau; bố trí vốn còn dàn trải, thiếu trọng điểm, không theo thứ tự ưu tiên (nhất là bố trí vốn để xử lý nợ đọng); bố trí vốn không sát với nhu cầu thực tiễn nên có nhiều dự án thiếu vốn nhưng cũng có không ít các dự án, công trình mặc dù được phân bổ vốn kế hoạch nhưng không thể giải ngân vì chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định.
- Việc phân công nhiệm vụ và nhập dự toán vào hệ thống Tabmis của cơ quan tài chính còn chậm, nguồn vốn dự án được lập thành nhiều lần gây khó khăn cho KBNN trong quá trình cam kết chi, kiểm soát, thanh toán và thu hồi vốn ứng trước theo quy định.
- Trình độ năng lực của một số chủ đầu tư (BQL) còn hạn chế, đặc biệt là BQL cấp huyện/xã còn hạn chế về năng lực, thiếu chuyên môn trong quản lý dự án đầu tư. Các chủ đầu tư ở cấp phường, xã, thị trấn vừa là cấp quyết định đầu tư, vừa là chủ đầu tư với nhiều nguồn vốn, trong khi năng lực hạn chế dẫn đến có nhiều lúng túng trong triển khai thực hiện. Các chủ đầu tư được nhà nước giao quản lý, thực hiện các dự án nhưng một số chủ dự án còn chưa hoàn thành nhiệm vụ. Qua kiểm soát thanh toán KBNN Thái Nguyên còn phát hiện có sai sót như thiết kế dự toán phải bổ sung, chỉnh sửa nhiều lần; không tổ chức đấu thầu đối với dự án phải tổ chức đấu thầu; nhiều quyết định không đúng thẩm quyền; công tác quản lý hợp đồng còn lỏng lẻo.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Tổ chức bộ máy kiểm soát chi đầu tư của KBNN còn một số hạn chế. Một số KBNN huyện thị xã còn phân bổ số lượng cán bộ KSC chưa hợp lý, còn kiêm nhiệm các vị trí công việc lẫn nhau như kế toán làm cả kiểm soát chi, nên bộ máy KSC không được chuyên môn hóa hoàn toàn, gây khó khăn cho công tác quản lý.
- Trình độ, cán bộ năng lực của cán bộ thực hiện KSC ở một số đơn vị nhất là KBNN tại các huyện, thị xã còn hạn chế; biên chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện số lượng dự án, công trình ngày càng nhiều như kiểm soát đầu tư (Luật đầu tư công, Luật NSNN năm 2015, ứng dụng Tabmis trong quản lý). Một số cán bộ còn giải quyết công việc theo kinh nghiệm; cán bộ trẻ, cán bộ mới tiếp nhận còn hạn chế về chuyên môn, kinh nghiệm; yếu về công nghệ thông tin; công tác cập nhật, học tập chế độ mới về quản lý vốn đầu tư tại một số đơn vị chưa thường xuyên,...còn lúng túng khi xử lý các nghiệp vụ khó cũng như các tình huống phát sinh.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ CÔNG QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÁI NGUYÊN 4.1. Định hướng và mục tiêu kiểm soát chi đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên đến năm 2020
4.1.1. Quan điểm chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước nói chung
KBNN có chức năng cơ bản là quản lý quỹ NSNN, điều hành và giám sát tài chính, ngân sách của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính. Từ khi ra đời cho đến nay, KBNN đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý vốn, giúp cho vốn đầu tư từ NSNN được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, tạo nên sự đồng bộ trong các quy trình quản lý ngân sách. Bởi vậy việc phát triển KBNN ngày càng lớn mạnh là điều vô cùng quan trọng. Theo kế hoạch giai đoạn 2010-2020, định hướng phát triển KBNN như sau:
- Phát triển KBNN ổn định, an toàn, hiện đại trên cơ sở phát triển đồng bộ 3 chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ, Tổng kế toán nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính-ngân sách, đảm bảo tính công khai, minh bạch và khả năng kiểm tra, giám sát ngân sách và các hoạt động tài chính nhà nước.
- Chiến lược phát triển KBNN luôn phải phù hợp với tổng thể chung của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006-2010 và giai đoạn 2010-2020 cũng như định hướng phát triển tài chính, đồng bộ với chiến lược phát triển và chương trình hiện đại hóa của các ngành liên quan: Ngân hàng, Bưu chính viễn thông… Trong đó chiến lược dài hạn của ngành là: “Duy trì ổn định, hoàn thiện chức năng, hiện đại hoá công nghệ, phát triển nguồn nhân lực”.
- KBNN với chức năng quản lý quỹ NSNN phải tiếp tục hoàn thiện bộ máy hoạt động của mình, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, hiện đại hóa công nghệ nhằm tập trung nhanh các nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi theo quy định, đảm bảo vốn từ NSNN được sự dụng tiết kiệm, hiệu quả,