Khả năng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư công qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 74 - 75)

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng chi NSĐP 9.543,2 11.768,7 10.853,4

A. Chi trong cân đối ngân sách 7.580,1 8.816,5 9.129,8

I. Chi đầu tư phát tiển 1.697,4 2.500,1 2.558,1

II. Chi thường xuyên 5.881,7 6.315,3 5.570,6

III. Chi bổ suy quỹ dữ trữ tài chính 1,0 1,0 1,0

B. Chi chương trình mục tiêu quốc gia và

mục tiêu khác 714,2 1124,2 802,1

C. Chi từ nguồn để lại quản lý qua NSNN 161,9 164,9 176,5

D. Chi chuyển nguồn và THCC tiền lương 1.087 1.663,2 745

Cơ cấu chi NSĐP 100 100 100

A. Chi trong cân đối ngân sách 79,4 74,9 84,1

I. Chi đầu tư phát tiển 17,8 21,2 23,6

II. Chi thường xuyên 61,6 53,7 60,5

III. Chi bổ suy quỹ dữ trữ tài chính 0,01 0,01 0,01

B. Chi chương trình mục tiêu quốc gia và

mục tiêu khác 7,5 9,6 7,4

C. Chi từ nguồn để lại quản lý qua NSNN 1,7 1,4 1,6

D. Chi chuyển nguồn và THCC tiền lương 11,4 14,1 6,9

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Qua kết quả bảng 3.12 cho thấy: Chi cho chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu khác thay đổi từng năm, năm 2014 đạt 7,5%, năm 2015 đạt 9,6% và năm 2016 đạt 7,4%, năm 2015 trên địa bàn tỉnh đặt mục tiêu xây

dựng chương trình nông thôn mới được triển khai trên toàn tỉnh, cho nên quỹ chi ngân sách dành cho công tác này là chủ yếu.

Nhìn chung với tốc độ tăng trưởng của GDP và khả năng chi ngân sách của địa phương cho thấy đầu tư công được đầu tư có trọng điểm, có ưu tiên theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng địa bàn từ cấp xã, huyện và có mục tiêu cho lộ trình phát triển chung của toàn tỉnh. Nguồn thu NSĐP tăng thì nguồn chi cũng tăng, đó là cơ hội cho đầu tư công trên địa bàn tỉnh.

d. Môi trường đầu tư

Tỉnh Thái Nguyên cải thiện chỉ số PCI qua các năm, Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 19 về Chỉ đạo nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Theo đó, tỉnh Thái Nguyên đã tích cực chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung nghiên cứu, rà soát, đánh giá, chỉ ra những yếu kém, đề ra giải pháp để cải thiện các chỉ số thành phần thấp điểm. Vận dụng linh hoạt, bám sát, đánh giá cụ thể tình hình thực tế để thực hiện các nhiệm vụ trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư công qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)