Chƣơng 4 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
4.3. Kiến nghị
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- NHNN cần triển khai hỗ trợ cho các ngân hàng thƣơng mại trong việc đào tạo kiến thức, xây dựng bộ quy chuẩn, hƣớng dẫn các ngân hàng thực hiện triển khai dịch vụ bán lẻ theo đúng định hƣớng của ngân hàng nhà nƣớc. Sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán và kế toán để đáp ứng nhu cầu của việc ứng dụng công nghệ mới để thay thế các văn bản cũ mà trƣớc đây đƣợc xây dựng chủ yếu phục vụ cho các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp.
- NHNN với vai trò là cơ quan chủ quản trực tiếp cùng những thay đổi trong chính sách, cơ chế sẽ gây ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của các NHTM. Để có sự ổn định tƣơng đối về cơ cấu dịch vụ, tác giả khuyến nghị NHNN nhanh chóng xây dựng danh mục các dịch vụ mà ngân hàng cũng nhƣ các tổ chức khác đƣợc phép cung cấp và bổ sung hàng năm phù hợp với thông lệ quốc tế và trình độ phát triển của ngành ngân hàng cũng nhƣ phù hợp với việc đảm bảo an toàn hệ thống.
- Sự can thiệp quá sâu của NHNN vào hoạt động kinh doanh của NHTM làm cho NHTM mất đi thế chủ động trong kinh doanh từ đó hạn chế khả năng sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mang tính đặc thù riêng của ngân hàng. Trong điều kiện hội nhập, để các NHTM nói chung và BIDV nói riêng phát triển dịch
vụ NHBL đòi hỏi NHNN chỉ đóng vai trò giám sát hoạt động của NHTM, không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của NHTM.
- NHNN chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và thƣơng mại điện tử. Thƣờng xuyên xem xét, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chƣơng trình áp dụng công nghệ trong thanh toán cũng nhƣ trong toàn hệ thống NHTM. Phối hợp với các tổ chức tài chính trên thế giới, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật cũng nhƣ nghiệp vụ nhằm nâng cấp và cải thiện công nghệ, chất lƣợng dịch vụ ngân hàng bắt kịp xu hƣớng chung của thế giới.