Kiến nghị với Ngân hàng MHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh phú thọ (Trang 94 - 100)

Chƣơng 4 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

4.3. Kiến nghị

4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng MHB

- Phát triển dịch vụ NHBL là sự phát triển tất yếu của BIDV nói riêng và của các NHTM Việt Nam nói chung. Tuy MHB là một thƣơng hiệu mạnh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhƣng hình ảnh M H B trên thị trƣờng NHBL còn mờ nhạt. M H B cần rà soát danh mục sản phẩn dịch vụ hiện có, xác định sản phẩm còn thiếu để tiếp tục phát triển.

- Ngân hàng cần tăng cƣờng hỗ trợ các chi nhánh trong hoạt động quản lý, thông qua việc đào tạo nhân sự cấp cao, triển khai hƣớng dẫn nghiệp vụ cho toàn bộ hệ thống. Để các chi nhánh đều có sự thống nhất trong hoạt động, trong việc triển khai các dịch vụ, thủ tục giao dịch.

- Phát triển công tác quản lý hiện đại theo hƣớng áp dụng ngày càng nhiều công nghệ thông tin vào việc quản lý và lƣu trữ. Thực hiện triệt để hệ thống liên kết nội bộ giữa tất cả các phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng.

- Tiếp tục triển khai trình tự quản lý đã ban hành trong hoạt động quản lý DVBL tại các chi nhánh. Trong đó phát triển tại các chi nhánh lớn của ngân hàng một hệ thống đội ngũ khảo sát, đánh giá thị trƣờng có kinh nghiệm và trình độ, để kịp thời theo dõi các phản hồi của thị trƣờng về hiệu quả từ các chính sách, các dịch vụ bán lẻ mới đƣợc đƣa ra của ngân hàng.

hơn trong việc phát triển hạ tầng phục vụ khách hàng, phát triển phòng giao dịch, tăng cƣờng các hoạt động khuyến mại phù hợp với điều kiện tại từng Chi nhánh.

- Tăng cƣờng công tác đào tạo nhân lực cho Chi nhánh để theo kịp với sự phát triển và các định hƣớng nghiệp vụ mà ngân hàng sắp triển khai. Nên tổ chức đào tạo tập trung cho các nhân sự có năng lực, có nỗ lực và sự cống hiến cho ngân hàng để làm hạt nhân trong hoạt động của từng Chi nhánh, vì nhƣ vậy có thể tạo động lực cho nhân viên và tìm ra đƣợc những nhân tài thực sự tại các Chi nhánh và thực hiện việc đào tạo hiệu quả.

KẾT LUẬN

Hiện nay, DVBL của các ngân hàng thƣơng mại đang có những bƣớc phát triển vƣợt bậc đặc biệt tại các ngân hàng lớn, khi mà trƣớc đây với việc phát triển kinh tế mạnh mẽ, hoạt động bán buôn mới là chủ đạo của các ngân hàng này, nhƣng khi kinh tế suy thoái, việc phát triển DVBL là điều tất yếu mà các ngân hàng cần phải thực hiện để phát huy các lợi thế của mình về nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, việc phát triển DVBL cần phải có sự quản lý chặt chẽ không chỉ từ Hội sở mà còn là phải từ các Chi nhánh của ngân hàng, để đảm bảo các công tác xây dựng, lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện DVBL và phát triển dịch vụ mới của ngân hàng luôn đảm bảo đƣợc sự hiệu quả của mình. Chính vì thế, tác giả đã nghiên cứu về công tác quản lý DVBL tại Chi nhánh MHB Phú Thọ, là nơi tác giả đang công tác để làm luận văn tốt nghiệp của mình.

Trong luận văn này, tác giả đã thực hiện công việc hệ thống hóa các lý thuyết về quản lý, về DVBL của ngân hàng. Qua đó đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá cho hoạt động quản lý, hiệu quả thực hiện DVBL tại ngân hàng. Không những thế, để có đƣợc đánh giá khách quan nhất, tác giả đã tiến hành phỏng vấn, khảo sát khách hàng đang sử dụng các DVBL của ngân hàng để có đƣợc ý kiến khách hàng về hiệu quả hoạt động quản lý trong từng khía cạnh ảnh hƣởng tới DVBL của ngân hàng. Đó là các vấn đề quản lý về Cơ sở hạ tầng, Nhân lực, Chính sách khách hàng, Sản phẩm dịch vụ, Quảng cáo tiếp thị.

Bằng việc phân tích, đánh giá những số liệu thu thập đƣợc theo các chỉ tiêu đƣa ra, tác giả đã đƣa ra đƣợc những thực trạng trong hoạt động quản lý của ngân hàng, thực trạng về hiệu quả hoạt động của DVBL, thực trạng về mức độ đồng ý của khách hàng về các yếu tố nêu trên. Từ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân, tác giả đã đƣa ra từng giải pháp và kiến nghị cụ thể cho ngân hàng, cho cơ quan quản lý, để có thể nâng cao hiệu quả công tác quản lý DVBL của Ngân hàng MHB chi nhánh Phú Thọ. Đây chính là nội dung quan trọng nhất của luận văn này.

Mặc dù trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo chi nhánh, cán bộ công nhân viên và các khách hàng thân thiết của Chi nhánh, và sự hƣớng dẫn tận tình của TS Đào Minh Phúc nhƣng với những hạn chế của bản thân và những nguyên nhân khách quan khác, luận văn chắc chắn rằng còn rất nhiều điều thiếu sót. Rất mong rằng, Quý thầy cô và bạn đọc sau khi đọc xong luận văn này sẽ có những đóng góp để tác giả có thể hoàn thiện luận văn hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thị Hồng Anh, 2011. Đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP Công thương Việt Nam – bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Luận án thạc sỹ kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.

Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Hà Nội.

2. Đinh Văn Ân, 2004. Việt Nam tích cực chuẩn bị gia nhập WTO trong một số lĩnh vực dịch vụ. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

3. Chính phủ, 2001. Nghị định số 64/201/NĐ-CP ngày 29/09/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

4. David Cox , 1997. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 5. David Begg, 1995. Kinh tế học. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục hà Nội.

6. Vũ Ngọc Dung, 2009. Phát triển hoạt động bán lẻ tại các ngân hàng thương mại

Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Đại học Kinh tế quốc dân.

7. Nguyễn Văn Dũng, 2009. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ. Thực trạng - định hướng và những vấn đề cấp thiết cần quan tâm.

Hà Nội.

8. Frederic.S.Mishkin, 1995. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

9. Phạm Thùy Giang, 2012. Nghiên cứu so sánh chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ

giữa ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Ngân hàng TMCP Việt Nam. Luận án

tiến sỹ kinh doanh và quản lý. Trƣờng đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

10. Trần Thanh Hải, 2008. Tác động đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Tạp chí Ngân hàng Ngoại

thương Việt Nam, số 4/2008.

11. Phí Trọng Hiển, 2006. Bàn về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trên thị trƣờng dịch vụ ngân hàng. Tạp chí ngân hàng, số 6/2006.

12. Nguyễn Thị Thu Hiền, 2009. Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Luận án thạc sỹ quản trị kinh doanh. Trƣờng

Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

13. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất

bản Thống Kê.

14. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Tiền tệ ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động

xã hội.

15. Nguyễn Danh Lƣơng, 2002. Những giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh

toán thẻ ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Học viện Ngân hàng.

16. Trịnh Thị Hoa Mai, 1999. Giáo trình Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

17. Phạm Văn Năng, 2003. Tự do hoá tài chính và hội nhập kinh tế. Hà Nội.

18. Ngân hàng nhà nƣớc, 2001. Quyết định 1627/201/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001

về quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng.

19. Ngân hàng nhà nƣớc, 2009. Tài liệu chương trình hội thảo Ngân hàng bán lẻ. Hà Nội.

20. Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long, 2012-2014. Báo cáo thường niên các năm 2012-2014. Hà Nội.

21. Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Phú Thọ, 2012-2014. Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2012-2014. Phú Thọ.

22. Đào Lê Kiều Oanh, 2012. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng

bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Trƣờng Đại học Ngân hàng, HCM.

23. Peter S. Rose, 2004. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.

24. Quốc hội. 2005. Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH 11 ngày 29/11/2005.

25. Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2010. Luật các Tổ chức tín dụng.

26. Võ Kim Thanh, 2001. Đa dạng hoá nghiệp vụ ngân hàng nhằm nâng cao hiệu

quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương Việt Nam. Luận án Tiến

sỹ Kinh tế. Học viện Ngân hàng.

27. Thủ tƣớng Chính phủ, Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lƣơng qua tài khoản cho các đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách ngày 14/08/2007 do ban hành.

28. Nguyễn Mạnh Tiến, 2002. Giải pháp huy động và sử dụng vốn ngoại tệ của NH

Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Đại học Kinh tế quốc dân.

29. Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, 2003. Những thách thức của Ngân hàng

thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất

bản Thống kê.

30. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng, 2008. Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế. Hội thảo

nghiên cứu khoa học.

Tiếng Anh:

31. Hughes J.E., and MacDonald S.B., 2002. International Banking, Addison -

Wesley.

32. Madura J., 2003. International Financial Management, South - Western. 33. Markus Koerner, 2003. Strategic Business unit Retail Banking.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh phú thọ (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)