Yếu tố ảnhhƣởng đến quản lý vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý vốn tại quỹ đầu tƣ và phát triển địa phƣơng

1.2.4. Yếu tố ảnhhƣởng đến quản lý vốn

Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý vốn tại Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng, tựu chung lại có thể nêu ra một số yếu tố chính sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật và chính sách quản lý vốn Quỹ đầu tư phát triển của quốc gia và địa phương

Các văn bản pháp luật và chính sách này chính là “kim chỉ nam” cho hoạt động quản lý vốn Quỹ đầu tƣ. Do đó, nó có ảnh hƣởng rất lớn đến quản lý vốn

Quỹ đầu tƣ phát triển của địa phƣơng.

Các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc là nhân tố khách quan, có ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động quản lý vốn Quỹ đầu tƣ phát triển. Nó tạo điều kiện cho các chủ thể quản lý cũng nhƣ đối tƣợng quản lý chủ động thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý và thực hiện đầu tƣ vốn vào các dự án. Với hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, đầy đủ, hoàn chỉnh và không chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý vốn đầu tƣ đƣợc thuận lợi và mang lại kết quả tốt. Ngoài ra nó còn có tác dụng hạn chế, kiểm soát, phòng, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ tại các dự án đầu tƣ phát triển, xây dựng nhằm đảm bảo sử dụng vốn đầu tƣ ngày càng phù hợp với cơ chế thị trƣờng và thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành các quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định, quyết định và chính sách có liên quan đến quản lý vốn của Quỹ đầu tƣ phát triển do địa phƣơng ban hành mang yếu tố chủ quan, tác động trực tiếp đến hoạt động và chu trình quản lý. Chính sách quản lý vốn đầu tƣ phát triển tác động vào hoạt động đầu tƣ vốn nhằm huy động, phân bổ vốn một cách hiệu quả để thực hiện các dự án nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển hệ thống của mình. Các chính sách này sẽ tác động đến quản lý vốn tại Quỹ đầu tƣ phát triển của địa phƣơng. Từ đó góp phần tích cực vào việc thu hút, huy động và sử dụng các nguồn vốn giúp cho công tác quản lý vốn đầu tƣ đƣợc tiến hành thuận lợi hơn, đạt hiệu quả mong muốn.

Thứ hai, bộ máy quản lý của Nhà nước và khả năng phối hợp giữa các chủ thể trong hê ̣ thống quản lý

Phân công , phân cấp quản lý trong hê ̣ thống bô ̣ máy nhà nƣớc là tính tất yếu của mọi loại hình Nhà nƣớc . Tƣ̀ sƣ̣ ph ân công , phân cấp đã hình thành nhiều tổ chƣ́c, nhiều chủ thể trong hê ̣ thống quản lý , đồng thời ta ̣o ra tính đô ̣c lâ ̣p tƣơng đối giƣ̃a hoa ̣ch đi ̣nh , soạn thảo , ban hành và tổ chƣ́c thƣ̣c hiê ̣n cơ chế quản lý vốn. Trong thƣ̣c tế k hông phải mo ̣i bất câ ̣p của cơ chế trong thƣ̣c tiễn đều đƣợc chủ thể tổ chức thực hiện phản hồi kịp thời với chủ thể hoạch định và ban hành cơ chế.

Mă ̣t khác , do tính chất , đă ̣c điểm của các dự án đầu tƣ phát triển chi phối , nên ngoài các chủ thể trong hê ̣ thống quản lý Quỹ thì còn cả các chủ thể với tƣ cách là doanh nghiệp (tƣ vấn khảo sát – thiết kế – dƣ̣ toán xây dƣ̣ng , tƣ vấn giám sát và nhà thầu thi công ) cũng tham gia vận hành vốn . Về mă ̣t lợi ích , giƣ̃a bộ phận quản lý và doanh nghiệp nhiề u khi rất khác nhau , khuynh hƣớng mu ̣c đích chung của ngƣời bán là tối đa hóa lợi nhuâ ̣n còn ngƣời mua thì tối đa hóa lợi ích .

Tƣ̀ tính đô ̣c lâ ̣p tƣơng đối của các tổ chƣ́c trong bô ̣ máy quản lý nhà nƣớc và mục đích có phần khác nhau giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp đã thƣờng trực (đô ̣ vênh ) trong quá trình phối hợp quản lý của các chủ thể là yếu tố ảnh hƣởng đến cơ chế quản lý vốn .

Thứ ba, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vốn Quỹ đầu tư phát triển tại từng địa phương

Tổ chức bộ máy quản lý chính là nhân tố quyết định của công tác quản lý. Muốn hoạt động quản lý có hiệu quả thì trƣớc hết cần có một bộ máy quản lý tốt, đủ năng lực hoạt động. Dƣới góc độ quản lý cấp Thành phố, bộ máy quản lý vốn Quỹ đầu tƣ phát triển chính là các chủ thể của quản lý vốn đầu tƣ phát triển địa phƣơng, hoạt động theo chức năng, quyền hạn của mình

Một bộ máy quản lý tốt là bộ máy đồng bộ, có đủ các cơ quan chức năng để thực hiện quản lý tất cả các khâu trong hoạt động liên quan tới vốn đầu tƣ phát triển hệ thống các công trình, dự án. Các cơ quan này có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong các hoạt động quản lý nhằm giải quyết những vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện. Ngƣợc lại, nếu tổ chức bộ máy quản lý thiếu hụt, không bao quát hết các khâu của quá trình quản lý hoặc bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chức năng và nhiệm vụ thì hoạt động quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng bỏ ngỏ hoặc trùng lặp trong quản lý của các cơ quan này sẽ không điều chỉnh hết các sai phạm phát sinh hay gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện.

Với bộ máy quản lý, vấn đề cốt lõi là công tác cán bộ. Một bộ máy quản lý tốt là bộ máy có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn cũng nhƣ phẩm chất đạo đức. Với bộ máy quản lý vốn đầu tƣ, các tiêu chuẩn này lại càng quan trọng. Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ sẽ ảnh hƣởng tới chất lƣợng công tác quản lý ở tất cả các nội dung nhƣ: ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, lập kế hoạch vốn, tổ chức thực hiện cũng nhƣ kiểm tra, giám sát vốn đầu tƣ... Ở cƣơng vị quản lý, nhất là quản lý vốn thì phẩm chất đạo đức tốt, trong sạch sẽ giúp cho các cán bộ quản lý tránh xa đƣợc các vi phạm, tiêu cực của bản thân cũng nhƣ phát hiện và xử lý tiêu cực đƣợc nhanh chóng, chính xác hơn. Công tác quản lý sẽ tránh đƣợc hiện tƣợng tham nhũng, gây thất thoát vốn, làm giảm chất lƣợng và hiệu quả của công trình. Nếu tổ chức bộ máy với đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng đƣợc yêu cầu nhƣ trên, công tác quản lý sẽ đạt đƣợc kết quả cao.

Thứ tư, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương

Chiến lƣợc, quy hoạch của thành phố(địa phƣơng), kế hoạch phát triển các công trình, dự án chính là căn cứ để kế hoạch vốn đầu tƣ phát triển nhƣ nhu cầu về vốn, nguồn vốn và các giải pháp huy động vốn... đƣợc xây dựng và phê duyệt. Do đó, chất lƣợng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phƣơng có ảnh hƣởng rất lớn tới kế hoạch vốn của Qũy đầu tƣ phát triển.

Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phƣơng đƣợc nghiên cứu cẩn thận, có tầm nhìn xa, đƣợc xây dựng chi tiết, cụ thể sẽ giúp cho công tác lập kế hoạch vốn đƣợc thuận lợi, việc sử dụng vốn đầu tƣ phát triển cho các dự án đem lại kết quả cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố. Ngƣợc lại, nếu công tác quy hoạch mới chỉ manh mún, thiếu tầm nhìn xa sẽ dẫn đến tình trạng các công trình ít giá trị hoặc phải điều chỉnh lại công năng sử dụng, thậm chí ảnh hƣởng đến các dự án khác. Điều này sẽ gây thất thoát, lãng phí khi sử dụng vốn đầu tƣ vào các công trình, dự án làm giảm hiệu quả của vốn Quỹ đầu tƣ phát triển.

Thứ năm, đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và tính chất của các dự án, công trình triển khai

Đây là nhân tố khách quan, có ảnh hƣởng trực tiếp đến nhu cầu và nguồn vốn đầu tƣ cho sự phát triển. Mỗi một địa phƣơng khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mà có nhu cầu và nguồn lực vốn đầu tƣ khác nhau.

Một thành phố, đia phƣơng có vị trí chính trị quan trọng với quốc gia sẽ đƣợc quan tâm đầu tƣ hơn địa phƣơng khác. Đặc biệt với thành phố là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nƣớc thì càng nhận đƣợc ƣu đãi hơn. Thành phố sẽ đƣợc ƣu tiên trong việc phân bổ các nguồn lực để phát triển.

Điều kiện kinh tế khác nhau cũng làm cho nguồn lực vốn đầu tƣ của thành phố, địa phƣơng khác nhau. Với những địa phƣơng có điều kiện kinh tế phát triển, nguồn vốn ngân sách dồi dào thì việc đầu tƣ vốn vào phát triển thuận lợi hơn. Mặt

khác, các địa phƣơng phát triển, các doanh nghiệp và ngƣời dân có thu nhập cao nên việc huy động vốn đầu tƣ cũng dễ dàng hơn so với các địa phƣơng gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)